TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ THỊT
Từ quá trình điều tra thực tế, tổng hợp và phân tích số liệu, tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của người nuôi cá đưa ra trong bảng 5.1
51
Bảng 5.1 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của người nuôi cá trong sản xuất và tiêu thụ
Tác nhân Thuận lợi Khó khăn Giải pháp
Người nuôi cá - Về kỹ thuật:
+ Cá mau lớn, ăn tạp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên;
+ Chi phí nuôi cá thấp, lợi nhuận cao
+ Đảm bảo dinh dưỡng cho đất, cắt dòng sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường.
- Về tiêu thụ:
+ Nhu cầu tiêu thụ cá thịt lớn, được thương lái tìm đến từng nhà chủ động thu mua hoặc bán lẻ;
- Về chính sách:
+ Sở NN & PTNT địa phương có chính sách khuyến khích duy trì và phát triển mô hình, có kế hoạch tổ chức tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình mẫu, phát tờ rơi kỹ thuật…
- Về kỹ thuật:
+ Thiếu kỹ thuật nuôi (70%) khiến cá hao hụt nhiều, cá bệnh, cá chậm lớn;
+ Chất lượng cá giống không tốt, không đồng đều;
+ Trộm phá xảy ra nhiều;
+ Lưới bao, bờ bao dễ bị hư hại bởi các ngoại tác.
+ Nông dược tồn đọng từ vụ lúa trước.
- Về tiêu thụ:
+ Thương lái ép giá (52%) do cá chết nhiều, không đồng đều về cỡ cá, cá không đạt cỡ thương phẩm;
+ Không phân loại cỡ cá dẫn đến giá bán cá thấp;
+ Ít thương lái đến mua;
+ “Dội chợ”, nguồn cung quá lớn cùng một thời điểm;
+ Cá chết nên giá bán thấp;
+ Không có thông tin về giá cả và đầu ra.
- Về kỹ thuật:
+ Tự đút kết kinh nghiệm và học hỏi kỹ thuật từ hàng xóm
+ Chọn cá giống cỡ lớn hoặc tự ương dưỡng cá giống;
+ Thường xuyên kiểm tra;
+ Sử dụng nông dược ít độc, an toàn với môi trường.
- Về tiêu thụ:
+ Khi thương lái ép giá, người nuôi trữ cá lại trong ao để thu hoạch muộn hoặc bán lẻ;
+ Đối với cá chưa đạt cỡ thương phẩm, giải pháp được áp dụng là trữ lại ao để nuôi tiếp hoặc bán giá thấp; + Khi không có hoặc ít thương lái đến mua thì bán lẻ tại nhà hoặc tại chợ;
+ Để tránh tình trạng nguồn cung lớn cùng thời điểm, người nuôi thu cá sớm hoặc muộn hơn thời gian thu hoạch.
52
Qua bảng 5.1 cho thấy những thuận lợi, khó khăn và giải pháp của người nuôi cá đưa ra trong sản xuất và tiêu thụ cá thịt trong mô hình lúa cá ở Hậu Giang. Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi cá kết hợp với giải pháp của người nuôi cá đưa ra, tác giả rút ra những giải pháp để người nuôi cá áp dụng nhằm giải quyết phần nào khó khăn và tăng thu nhập từ cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá.
Những giải pháp cho người nuôi cá
- Tăng mật độ thả các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá chép, rô phi và mè vinh. Do đây là những loài cá có giá bán cao trên thị trường, đồng thời mật độ thả cá của người nuôi ở Hậu Giang hiện nay còn thưa nên tăng mật độ thả cá sẽ góp phần tăng năng suất thu hoạch dẫn đến tăng thu nhập.
- Phương pháp thu hoạch nên là thu tỉa (thu nhiều hơn 2 lần/vụ) sớm hoặc muộn hơn thời điểm thu hoạch đồng loạt để có giá cao hơn, tránh bị thương lái ép giá.
- Thời điểm thu hoạch nên rơi vào tháng 1 đến tháng 4 (âm lịch), đây là khoảng thời gian giá cá cao do nhu cầu lớn, đồng thời cá được nuôi thêm 1 thời gian để đạt cỡ thương phẩm.
- Qua phân tích cũng cho thấy, những người nuôi cá bán cho thương lái ở địa phương khác có thu nhập cao hơn.
- Ngoài ra, người nuôi cá nên liên kết nuôi theo tổ nhóm, bảo vệ chung và chia lợi nhuận theo diện tích; có quy chế và thỏa thuận chung, có vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ an ninh, tạo điều kiện cho thương lái thu mua, giải quyết những mâu thuẫn.