- Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến thủy sản đối với cá ruộng như chả cá, cá tươi đóng hộp,…
- Có chính sách vay vốn lãi suất thấp cho thương lái, tạo điều kiện để thương lái mở rộng thị trường thu mua cá thịt.
- Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm địa phương, cập nhật thông tin giá cả thị trường rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
55
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Hậu Giang dần dần khẳng định thế mạnh của tỉnh trong lĩnh vực cây trồng khi đã hình thành những vùng chuyên canh các cây trồng chủ lực như: lúa, mía, khóm, cây có múi,…thực hiện thâm canh, ứng dụng công nghệ sinh học để tăng năng suất, sản lượng, hạ giá thành sản phẩm. Về thủy sản, ngoài nguồn cung phong phú và dồi dào do thiên nhiên mang lại, Tỉnh cũng có những chính sách khuyến khích người dân áp dụng các mô hình nuôi cá, tôm hiệu quả, các mô hình kết hợp mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân như 2 vụ lúa – 1 vụ tôm, 2 vụ lúa – 1 vụ cá, mô hình lúa – tôm – màu, lúa – cá – màu,… nhằm thay thế lúa vụ 3 không đạt hiệu quả kinh tế cao.
Riêng về mô hình luân canh lúa – cá, đây là mô hình được người dân vùng ngập lũ áp dụng rộng rãi do nhiều lợi ích mà mô hình đem lại: chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao, tận dụng được thức ăn tự nhiên, bảo vệ đất và cắt nguồn sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường,… Tuy nhiên, người nuôi cá cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi cũng như tiêu thụ cá. Tuy mô hình này được áp dụng từ rất lâu nhưng đa số người nuôi cá không được tham gia tập huấn nuôi cá trong mô hình lúa – cá. Điều này dẫn đến việc nuôi cá thiếu hiệu quả vì cá bị hao hụt nhiều và cá bệnh. Mặc dù đa số người nuôi cá đồng ý là cá ruộng dễ tiêu thụ, nhưng giá cá còn thấp và bấp bênh, thương lái ép giá do nguồn cung quá lớn vào thời điểm thu hoạch đồng loạt cũng như cá không đồng đều về kích cỡ, làm giảm lợi nhuận của người nuôi cá. Đối với thương lái địa phương, do xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với phạm vi mua – bán hẹp đã làm giảm lợi nhuận so với những năm trước đây. Để tạo điều kiện mua bán thuận lợi giữa các thành viên trong kênh, việc giữ mối quan hệ và trao đổi thông tin giữa các thành viên rất quan trọng, là cơ sở để người nuôi cá sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Từ những phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá, đề xuất những giải pháp hoàn thiện kênh phân phối như: Giải pháp cho từng thành viên trong kênh phân phối và giải pháp chung cho sản xuất và tiêu thụ cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Hậu Giang
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cả đường thủy và đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm;
56
- Thông tin về giá cả các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng như về thị trường tiêu thụ trên các kênh truyền thông của Hậu Giang như kênh truyền hình, kênh phát thanh, trang điện tử của Hậu Giang,…
- Được vay vốn ưu đãi lãi suất thấp để phát triển mô hình lúa – cá, đặc biệt hỗ trợ về cá giống và thức ăn;
- Đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT cung cấp những khoản vay hỗ trợ nuôi cá ruộng;
- Có những chính sách khuyến khích thành lập tổ nhóm cùng áp dụng mô hình luân canh lúa – cá;
- Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư đến Hậu Giang xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường.
6.2.2 Kiến nghị ngành thủy sản
- Chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật phát triển ngành thủy sản; - Các hợp đồng bao tiêu đối với cá ruộng;
- Quảng bá rộng rãi đến người dân để nhân rộng mô hình luân canh lúa – cá thay thế lúa vụ 3;
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá đối với mô hình luân canh lúa – cá, xây dựng mô hình mẫu.
6.2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước
- Hỗ trợ đầu ra cá thịt bằng hợp đồng bao tiêu hoặc hợp đồng thu mua với người nuôi cá;
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm từ cá ruộng.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan và Trường Đại học Cần
Thơ, 2001. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Canh tác lúa – cá. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
(2) Lưu Thanh Đức Hải, 2006. Cấu trúc thị trường tiêu thụ và hệ thống phân phối heo thịt Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 06, trang 186 – 195.
(3) Nguyễn Nguyên Cự (chủ biên), Hoàng Ngọc Bích, Đặng Văn Tiến, Đỗ
Thành Sương, 2008. Giáo trình marketing nông nghiệp. Hà Nội: Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
(4) Nguyễn Vũ Trâm Anh, 2010. Phân tích kênh phân phối sản phẩm bưởi
Năm Roi Vĩnh Long. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Cần Thơ.
(5) Phạm Văn Khôi, 2007. Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
(6) Phan Thị Ngọc Vân, 2013. Phân tích kênh phân phối sản phẩm heo thịt ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Cần Thơ.
(7) Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld, 1999. Kinh tế học vi mô. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Ngọc Bích và Đoàn Văn Thắng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
(8) Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2014. Văn bản Số: 608 S HĐT-HT TĐN Báo
cáo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam những thông về tin kinh tế - xã hội năm 2013 và thông tin viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2011, 2012, 2013. Hậu Giang, ngày 29 tháng 08 năm 2014.
(9) Trương Đình Chiến, 2010. Quản trị Kênh phân phối. Hà Nội: Nhà Xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN NUÔI CÁ
Đề tài: Phân tích kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang
Xin chào ông/bà, tôi tên Dương Hương Giang là sinh viên khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. Do nhu cầu nghiên cứu của mình, nên tôi đến 03 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang là: huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp để phỏng vấn từng nông hộ thông tin về mô hình nuôi cá trong ruộng lúa.
Mục đích của đề tài là tìm ra các giải pháp phát triển thị trường cá thịt để giúp nông hộ nuôi cá trong ruộng lúa ở tỉnh Hậu Giang có thể nâng cao thu nhập. Cuộc trao đổi lấy ý kiến này là hoàn toàn tự nguyện. Những thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ ông/bà, xin ông/bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây, tôi đảm bảo sẽ giữ bí mật những thông tin ông/bà cung cấp. Tôi rất chân thành biết ơn!
A. PHẦN KIỂM SOÁT
MS phiếu: ... Ngày phỏng vấn: ...
Họ & tên đáp viên Tuổi: ... Giới tính: Nam Nữ Địa chỉ: ... ... Điện thoại: ... B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thông tin chung trong sản xuất kinh doanh của nông hộ:
1. Số năm kinh nghiệm nuôi luân canh lúa – cá:………..(năm)
2. Trình độ văn hóa:………..
3. Ông/bà có tham gia vào tổ chức xã hội/đoàn thể nào ở địa phương không? ……….
4. Lao động tham gia:
Tiêu chí Tổng số Nam Nữ
1. Nhân khẩu/hộ Người
2. Số lao động nhà Người
5.Tổng tiền thu và tiền lời trong năm 2013:
Nguồn thu Tiền thu Tiền lời
Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa vụ 3 Cá ruộng Cá ao Cá khác Chăn nuôi Phi nông nghiệp Khác
II. Hoạt động nuôi cá ruộng năm 2013
4. Tổng diện tích ruộng lúa – cá:………(ha)
5. Diện tích mặt nước: ... ha, trong đó diện tích mương là ... ha hay ...% tổng diện tích mặt nước.
Loài cá Thả cá Thu hoạch cá Thời điểm thả (al) Lượng thả (kg) Giá cá giống (đồng/kg) Cỡ thả (con/kg) Thời điểm (al) Lượng thu (kg) Cỡ trung bình (g/con) Giá bán trung bình (đồng/kg)
Tại sao Ông/Bà chọn các loài cá nuôi trên (đánh chữ X vào ô trả lời)
Loài cá % ghép nuôi Lý do Mau lớn Năng suất cao Giá cao Dễ bán ... ... Tổng thu từ cá (đồng): ...
6. Chi phí nuôi cá ruộng năm 2013
Hoạt động Thuê/mua (lượng x giá) Gia đình/ăn (lượng x giá)
Cải tạo ao mương: ……năm/lần ………ngày ……… đồng/ngày …………ngày ……đồng/ngày Thức ăn1: ……….. ……… kg …………. đồng/kg.. ……… kg ………….. …… đồng/kg Vật tư khác2 - Lưới - Vôi - Thuốc - Khác ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. …………..
Bơm nước cho cá ………….. ………….. ………….. ………….. Công lao động: - Thả cá - Chăn sóc - Thu hoạch - Bán cá - Khác ……ngày ……… ……... ……… ……đồng/n gày ………ngày …đồng/ngày
7. Khó khăn, trở ngại của kỹ thuật nuôi cá ruộng:
Khó khăn Giải pháp -Giống: -Thức ăn: -Kỹ thuật nuôi: -Đất: -Nước: -Bờ bao/lưới bao:
-Mâu thuẫn giữa canh tác lúa và cá: -Lao động:
-Vốn sản xuất: -Trộm cắp:
-Hình thức sản xuất: -Khác:
III. Hoạt động bán cá ruộng năm 2013
a. Cơ sở thu mua sơ chế/chế biến: (1) họ đến mua (…..%); (2) mình chuyển cá đến họ (…..%)
b. Doanh nghiệp/công ty chế biến: (1) họ đến mua (…..%); (2) mình chuyển cá đến họ (…..%)
c. Thương lái địa phương: (1) họ đến mua (…..%); (2) mình chuyển cá đến họ (…..%)
d. Thương lái ở nơi khác: (1) họ đến mua (…..%); (2) mình chuyển cá đến họ (…..%)
e. Bán lẻ cho người dân địa phương: (1) tại nhà (…..%); (2) tại chợ (…..%); (3) khác : ... (…..%)
g. Tiêu thụ gia đình thì: ăn liền ……..kg; cho …….. kg; làm khô …… kg; làm mắm ……kg
9. Ông bà tìm người thu mua bằng cách nào? a. Quen biết
b. Cò (người bán hay người mua trả tiền, số tiền:……….)
c. Nhà nước giới thiệu: Hội nông dân? Khuyến nông? Khác:……...
……… ….
10. Ông/Bà và người thu mua cá có hợp đồng với nhau không? 1. Có; 2. Không
Nếu có, hình thức hợp đồng như thế nào: (1) Bao tiêu sản phẩm; (2) thu mua; (3)
khác………... 11. Hình thức thanh toán tiền 1. Tiền mặt 2. Mua chịu, bao lâu thanh toán……….
12. Xin Ông/bà cho biết những khó khăn và giải pháp cải tiến của hoạt động bán cá ruộng
Khó khăn/trở ngại Giải pháp khắc phục/giải quyết
TT Loại khó khăn/trở ngại
Xếp hạng 1= Kém quan trọng 2 = Quan trọng 3 = Rất quan trọng Giải pháp Xếp hạng 1= Kém quan trọng 2 = Quan trọng 3 = Rất quan trọng 1 Cá chưa đạt cỡ thương phẩm 2 Không ai mua cá dù đã
đạt cỡ thương phẩm
3 Không có thương lái
đến mua
4 Ít thương lái đến mua
5 Thương lái ép giá
6 Dội chợ
7 Không có phương tiện
chở cá đi bán
8 Cá chết nên bán giá thấp
9 Giá cá thấp
10 Không có thông tin về giá bán cá
13. Ông/bà có tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá ruộng? Số lần? Đơn
vị tổ
chức?... 14. Ông/bà có được cơ quan/chính quyền địa phương/tổ chức hỗ trợ trong việc tìm thị trường đầu ra không? Hình thức? Tổ chức?... ……… …..
15. Các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ cá thịt: Theo ông/bà giải pháp nào là phù hợp và khả thi?
15.1 Tổ chức nuôi và bán cá
a. Tiếp tục nuôi như trước đây (nuôi riêng lẻ)
b. Nên nuôi theo nhóm, tổ hợp tác để tạo nguồn nguyên liệu lớn dễ mời thương lái hay siêu thị,… đến mua.
c. Thu tỉa thay vì thua cuối vụ để tránh dội chợ
d. Lịch thời vụ nuôi cá như thế nào thì mới dễ bán cá, đạt lợi nhuận cao? 15.2 Khâu lưu thông
a. Thực hiện hợp đồng giữa nông dân với:
Đối tác ký hợp đồng Hợp đồng thu mua Hợp đồng bao tiêu Khác (ghi cụ thể)
Thương lái địa phương Thương lái ngoài địa phương
Cơ sở sơ chế biến Chủ dựa
Siêu thị Khác
b. Ông/bà tiếp người mua cá như thế nào?...
……… …..
15.3 Nâng cao chất lượng, giá bán a. Nên nuôi loài cá có giá trị
cao:……….. b. Cỡ cá thu
hoạch:……… c. Thời điểm thu hoạch
cá:………
d. Đa dạng sản phẩm: cá tươi, chả cá, khô, mắm:………..
e. Sơ chế biến cá tại chỗ (cá……….) trước khi bán thương lái. 15.4 Cơ sở hạ tầng
a. Đào thêm ao mương trữ cá
b. Bổ sung thức ăn trong giai đoạn mới thả cá xuống ruộng, thức ăn gì? ……… c. Xây dựng bờ bao chống lũ để bảo vệ cá
15.5 Chính sách
a. Hỗ trợ nông dân trong việc vay vốn bằng các chương trình vay vốn lãi suất thấp
b. Nhà nước làm trung gian ký các hợp đồng bao tiêu sản phẩm c. Tập huấn kỹ thuật nuôi, kinh tế hộ,…
Xin chân thành cám ơn những chia sẻ quý báu của quý Ông bà
PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI MUA CÁ RUỘNG
Xin chào Ông/bà, tôi là Dương Hương Giang, sinh viên khoa Kinh tế & QTKD, Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang”. Mục đích của nghiên cứu là phân tích thực trạng kênh phân phối nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường cá thịt ở tỉnh Hậu Giang. Đề tài thực hiện với mục đích là nghiên cứu học tập không còn mục đích nào khác. Tôi xin cam đoan giữ kín câu trả lời của Ông/bà. Mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ông/bà để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
A. PHẦN KIỂM SOÁT
Ms phiếu: ...
Ngày PV: ...
Họ & tên đáp viên: ...
... Tuổi: ... Giới tính: Nam Nữ Địa chỉ: ... ... Điện thoại: ... B. PHẦN NỘI DUNG I. Thông tin chung: 1. Trình độ văn hóa:………
2. Số năm kinh nghiệm (năm):………
3. Lý do chọn nghề: a. Truyền thống gia đình b. Lợi nhuận cao c. Nhu cầu mặt hàng này cao d. Nguồn cung lớn e. Không có đất sản xuất f. Công việc nhẹ nhàng g. Khác………..
4. Phương tiện mua cá: 1. Ghe/tàu 2. Xe 3. Khác:……...
5. Công suất phương tiện (tấn):………
6. Năng suất phương tiện (tấn/vụ):……….
7. Mua phương tiện năm nào:……….. Số tiền mua (triệu):……… Thời gian sử dụng (năm):…………
8. Thời gian trữ cá trên phương tiện (ngày):…………..
9. Tổng số lao động tham gia:……….., trong đó nữ:………
Thuê nhân công:…………, tiền công (đồng/tháng):……… làm bao nhiêu tháng/năm:……….; tiền công/tấn (đồng):………….
10. Hỗ trợ kinh doanh: 1. Ngân hàng 2. Chính quyền ĐP 3. Quản lý TT 4. Thuế
11.Ông/bà mua cá từ những mô hình gì?
Loại cá Mô hình nuôi
Ao (tấn/năm) Bè (tấn/năm) Ruộng lúa- cá kết hợp (tấn/năm) Ruộng lúa-cá Luân canh (tấn/năm) Khác (tấn/năm) Thời gia mua (tháng)
Chỉ mua cá trong tỉnh thì mua nhiều nhất là
huyện……… xã……… 12. Mua cá ruộng từ nông dân:
a. Cá tươi tại ruộng: 1. Cá chép 2. Mè hoa 3. Mè trắng 4. Khác
b. Cá chết tại ruộng: 1. Cá chép 2. Mè hoa 3. Mè trắng 4. Khác
(Thanh toán: 1. TM 1 lần 2. TM 2 lần 3. Khác
Hợp đồng: 1. Có 2. Không Hình thức hợp đồng:………)
13. Ai quyết định giá mua? 1. Người mua 2. Người bán 3. Mặc cả
14. Cơ sở định giá
mua:……….
15. Mối quan hệ giữa người nuôi cá và thương lái trong việc mua – bán cá: a. Quen biết
b. Tự tìm đến với nhau: 1. Người dân chủ động 2. Thương lái chủ động
c. Người khác giới thiệu: 1. Người quen; 2. Cò, % môi giới……; 3. Chính quyền đoàn thể
16. Ông/bà có vay vốn không? 1. Có 2. Không
1. Nếu có, đang vay bao nhiêu ………Triệu đồng (đủ nhu