3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ: từ 9030’35” đến 10019’17” Bắc và từ 105014’03” đến 106017’57” kinh Đông. Thị xã Vị Thanh – tỉnh lỵ của tỉnh – cách thành phố Cần Thơ khoảng 60km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía Tây Nam.
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa mạng lưới kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn,… Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ – trung tâm của vùng Tây Nam Bộ, do đó sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang, mà trực tiếp là các địa phương giáp thành phố. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa.
3.1.1.2 Địa hình
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m (mét) so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 – 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng trũng thấp, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 – 0,5 m so với mực nước biển.
Bề mặt địa hình bị chia cắt xẻ mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt.
3.1.1.3 Đất đai
Hậu Giang nằm trong vùng trũng của Đồng bằng sông Cửu Long, do đó vùng đất ở đây còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành 2 tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo
17
với độ sâu vài chục mét. Do đó khả năng chịu lực kém. Xét về hóa tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn.
3.1.1.5 Khí hậu – Thời tiết
Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Tính chất cận xích đạo thể hiện ở những đặc điểm về quang và nhiệt: số giờ nắng trong năm nhiều (trung bình 2.300 – 2.500 giờ), nhiệt độ trung bình cao khoảng 26,7 – 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C. Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với khoảng 28,60C, tháng 1 lạnh nhất với khoảng 25,50C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động lớn, khoảng 70
C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mưa chênh lệch ít hơn. Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm. Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông. Độ ẩm trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
3.1.1.6 Thủy văn
Hậu Giang có một hệ thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Các con kênh lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No, kinh Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái Côn… Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 – 15 km, qua địa bàn huyện Châu Thành. Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh. Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông Nước Đục, sông Nước Trong,…không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực.
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng. Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa; độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch. Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu. Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn. Tùy theo mức độ ngập, có thể chia lãnh thổ Hậu Giang thành các vùng:
18
- Vùng ngập dưới 30 cm gồm phần lớn huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, vùng Đồng Gò huyện Phụng Hiệp, phần lớn huyện Long Mỹ.
- Vùng ngập từ 30 - 60 cm gồm khu vực phía Nam huyện Châu Thành, phần lớn huyện Vị Thủy.
- Vùng ngập từ 60 cm trở lên gồm xã Trường Long Tây của huyện Châu Thành A và phần lớn huyện Phụng Hiệp.
- Vùng không bị ngập hoặc thời gian ngập không đáng kể gồm phần lớn thị xã Vị Thanh, một phần huyện Vị Thủy, do nằm ở lưu vực sông Cái Lớn nên có khả năng thoát nước tốt.
Là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Hậu Giang chịu tác động mạnh của thủy triều. Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m. Vào mùa khô, biên độ thủy triều có thể lên tới vài mét. Người ta có thể lợi dụng điều này để xây dựng hệ thống tưới tiêu tự chảy, nhưng đồng thời phải luôn cảnh giác đề phòng nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng. Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cái Lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan. Nước mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng tại khu vực Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ; khu vực ven các sông Nước Trong, Cái Tư, Ngan Dừa, Cái Côn; thậm chí nước mặn còn lấn vào cả kênh Quản Lộ.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Quy mô dân số của tỉnh Hậu Giang vào loại nhỏ nhất so với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ chiếm 4,3% dân số cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng dân số tỉnh Hậu Giang đến năm 2013 là 777.844 người. Mật độ dân số là 487 người/km2, gấp 1,07 lần mật độ dân số cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dân số trong độ tuổi lao động là 575.000 người, chiếm 73,7% tổng dân số; dân số ngoài tuổi lao động là 205.000 người, chiếm 26,3% tổng dân số. Dân số thành thị là 187.640 người, chiếm 24,12% tổng dân số; dân số nông thôn là 590.204 người, chiếm 75,88% tổng dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình của tỉnh giai đoạn 2004 – 2013 đạt 1%/năm.
Tổng nguồn lao động của tỉnh đến năm 2013 đạt 585.427 người, lao động trong độ tuổi lao động là 511.331 người.
Lao động thực tế làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 431.339 người, lực lượng này luôn tăng chậm, trung bình 0,3%/năm. Lao động làm việc trong khu vực I (nông – lâm – thủy sản) khá lớn chiếm 66% số lao động việc; tỷ trọng lao động phi nông nghiệp đạt 34% tổng số lao động.
19
Lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học là 49.054 người. Lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động làm nội trợ là 46.473 người. Lao động có khả năng lao động không làm việc là 7.943 người, lực lượng này ở Hậu Giang không lớn. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm khoảng 10.799 người, chiếm khoảng 2,17% tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn khác trong đội ngũ công chức, viên chức do tỉnh quản lý trên 10.000 người, trong đó: Trung học chuyên nghiệp khoảng 5.000 người, cao đẳng khoảng 2.500 người, đại học và trên đại học khoảng 2.600 người.
3.1.2.2 Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 13,27%/năm (kế hoạch 05 năm là 13,5%). Trong đó, khu vực I: nông – lâm – thủy sản tăng bình quân 4,06%/năm; khu vực II: công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 15,9%/năm; khu vực III: thương mại – dịch vụ tăng bình quân 17,9%/năm.
Tổng giá trị gia tăng năm 2013, đạt 21.292 tỷ đồng theo giá thực tế và 9.239 tỷ đồng theo giá so sánh với năm 1994. Giá trị gia tăng bình quân đầu người là 27,3 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng khu vực I chiếm 27,78%, khu vực II chiếm 32,73%, khu vực III chiếm 39,5%.
3.1.2.3 Kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông: mạng lưới đường bộ trải rộng khắp địa bàn nhưng chất lượng và cấp kỹ thuật còn thấp, không đảm bảo phục vụ nhu cầu lưu thông an toàn, thuận lợi và liên tục trong tương lai. Tuyến đường Quốc lộ mang tính đối ngoại chiếm khoảng 3% tổng số km đường toàn tỉnh là những tuyến đường có cấp kỹ thuật tốt. Đường tỉnh và đường huyện chỉ chiếm khoảng 17%. Các đường tỉnh đảm bảo thông xe 4 bánh một cách khó khăn, đường huyện hầu hết lưu thông xe tải trọng nhỏ. Cầu trên các tuyến không đồng bộ, phần lớn là cầu tải trọng nhỏ. Trung tâm các huyện, thị, thành đều có bến xe nhưng chưa được đầu tư đúng cấp. Tuyến đường sông quốc gia có 2 luồng chạy qua địa bàn tỉnh Hậu Giang. Luồng thứ nhất từ sông Hậu qua kênh Xà No, sông Cái Nhất, sông Cái Tư đi các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Luồng thứ hai từ sông Hậu qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp đi 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Các tuyến đường này vừa dài vừa hẹp, mật độ lưu thông của tàu bè khá lớn nên dễ gây mất an toàn giao thông. Nhiều sông, kênh, rạch bị
20
hạn chế bởi các khúc cong gắt, chiều sâu mực nước thấp, lòng chảy hẹp... Các cảng sông chính của tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hậu và kênh Xà No tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn nhiều yếu kém. Các thị trấn đều có cầu tàu phục vụ bốc dỡ hàng song cơ sở kỹ thuật bộc lộ nhiều hạn chế.
Chính vì thế, tỉnh Hậu Giang đã có đề án mở rộng và nâng cấp kỹ thuật cho các tuyến đường giao thông và đang kêu gọi vốn đầu tư từ nhiều nguồn để thực hiện từng giai đoạn. Giai đoạn 2014-2016, kinh phí đầu tư (dự kiến) hơn 3.670 tỉ đồng. Theo đó, ở giai đoạn này tuyến QL 1 (đoạn từ ranh TP.Cần Thơ đến Thị Xã Ngã Bảy) dài 21,8 km được nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp 2 đồng bằng. QL 61B (từ ngã ba Vĩnh Tường đến thị trấn Long Mỹ dài khoảng 8 km) nâng cấp mở rộng đạt cấp 3 đồng bằng và đoạn còn lại đến cầu Trà Ban đạt tối thiểu cấp 4 đồng bằng. Các tuyến đường tỉnh 925B, 930 được đầu tư xây dựng mới tại nhiều đoạn. Đường ô tô về trung tâm các xã Phú Tân, Phú Hữu A (H.Châu Thành), Vĩnh Tường (H.Vị Thủy) sẽ được đầu tư xây dựng mới. Về đường thủy, kênh xáng Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh 13, kênh Mười Thước sẽ được nạo vét. Bến xe TX.Ngã Bảy cũng được đầu tư xây dựng trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2016-2020 (kinh phí đầu tư dự kiến trên 14.000 tỉ đồng) sẽ nâng cấp QL 61, QL Nam Sông Hậu, QL Quản Lộ - Phụng Hiệp đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Nhiều đoạn trên các tuyến đường tỉnh 925C, 926B, 927, 927C, 930B, 931 sẽ được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới. Các cầu Tân Phước Hưng, Lái Hiếu, Xẻo Vẹt cũng sẽ khởi công xây dựng. “Giai đoạn này sẽ dành một khoản không nhỏ để cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường huyện, đường đô thị. Song song đó, cảng Vị Thanh, cảng Hậu Giang, cảng Ngã Bảy, cảng chuyên dùng của các nhà máy trên sông Hậu, bến xe Vị Thanh, bến tàu khách Vị Thanh… sẽ được khởi công”
Đến giai đoạn 2021-2030, với kinh phí trên 9.400 tỉ đồng, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy trên địa bàn nhằm góp phần phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn giao thông...
3.1.3 Các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu
3.1.3.1 Huyện Châu Thành A
Huyện Châu Thành A nằm trên quốc lộ 1A, tiếp giáp và cách trung tâm TP Cần Thơ trên 10km về phía Nam, cách thị xã Vị Thanh 25km về hướng đông bắc. Hiện Hậu Giang đang xúc tiến xây dựng tại nơi này Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh với diện tích 220 ha, kéo theo là việc hoạch định xây dựng một khu đô thị mới (khu tái định cư, thương mại). Ngoài ra Châu Thành
21
A còn có thế mạnh về nông nghiệp như chăn nuôi (heo, bò, gà, vịt) và cả trồng trọt (xoài, bưởi Năm Roi, măng cụt, cam, quýt…)
Châu Thành A còn được biết đến như một nơi có mô hình du lịch sinh thái, gắn liền giữa du lịch vườn và du lịch văn hóa truyền thống: Khu du lịch sinh thái Tầm Vu, vườn trái cây, Khu di tích chiến thắng Tầm Vu…
3.1.3.2 Huyện Long Mỹ
Long Mỹ cách thị xã Vị Thanh khoảng 21km về phía Nam, cách TP Cần Thơ 60km. Ngoài những đặc điểm chung như những nơi khác: canh tác lúa, chăn nuôi, trồng cây ăn trái, Long Mỹ còn từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Cần Thơ và khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ở đây còn lưu lại rất nhiều di tích lịch sử như: Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại xã Vĩnh Viễn (được xây dựng trên diện tích rộng gần 2 ha). Ngoài những giá trị về truyền thống, Long Mỹ còn có vườn cò được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục ngàn giống cò các loại cùng 30 loài chim đặc sắc khác. Long Mỹ sẽ là một điểm du lịch sinh thái và văn hóa hấp dẫn của Hậu Giang.
3.1.3.3 Huyện Phụng Hiệp
Phụng Hiệp cách TP Cần Thơ khoảng 30km về phía Nam, cách thị xã Vị Thanh 38km về hướng Nam. Phụng Hiệp có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có truyền thống trồng trọt lâu đời với hệ thống cây ăn trái, mía đường. Nơi này đang được quy hoạch thành một trung tâm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) với quy mô địa phương như chế biến lương thực – thực phẩm, may mặc, cơ khí, đồ gia dụng…
Thế mạnh nhất của Phụng Hiệp là du lịch vườn kết hợp du lịch sinh thái. Phụng Hiệp có Khu vui chơi sinh thái Tây Đô, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng… Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển, Phụng Hiệp đang cải tạo cơ sở hạ tầng như nâng cấp nhà máy nước, xây dựng khu thương mại Phụng Hiệp, các dự án xây dựng làng du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng, dự án sân golf 36 lổ vùng đệm Lung Ngọc Hoàng…
22
3.2 KÊNH PHÂN PHỐI CÁ THỊT TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – CÁ LÚA – CÁ
3.2.1 Tổng quan về mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang
Mô hình luân canh lúa – cá là mô hình đã được nông dân trồng lúa vùng ngập lũ ở Hậu Giang áp dụng từ những năm 1990 đến nay. Mô hình 2 hoặc 3 vụ lúa và 1 vụ cá, do lợi nhuận đem lại từ canh tác lúa vụ 3 ít hơn nhiều so với