Thương lái địa phương

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở tỉnh hậu giang (Trang 47)

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các thương lái địa phương có thu mua cá vào mùa cá ruộng đã thu thập được số liệu của 4 thương lái. Do bị giới

37

hạn về thời gian và tài chính nên phạm vi đề tài chỉ phân tích thương lái địa phương. Thương lái địa phương ở Hậu Giang có thể đóng vai trò vừa là thương lái vừa là bán lẻ, hoặc thương lái là chủ vựa.

Lý do chọn nghề và kinh nghiệm

Với câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn về lý do tham gia nghề, kết quả thu được khi phỏng vấn 50% thương lái đều đưa ra lý do là truyền thống gia đình và lợi nhuận cao. Tất cả thương lái ở huyện Châu Thành A đều mang 2 vai trò vừa là thương lái, vừa là bán lẻ. Từ công việc bán lẻ cá ở chợ, khi có nguồn vốn lớn và có uy tín, họ thu mua cá do người nuôi cá chủ động mang cá ra chợ bán, rồi sau đó bán lại cho các bạn hàng khác theo thỏa thuận. Chính vì vậy, đa số thương lái ở đây không mất chi phí vận chuyển, bảo quản. Đối với huyện Phụng Hiệp, thương lái địa phương hầu như không có vì tại đây có chủ vựa lớn, thu mua hầu hết cá ở địa phương và đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Thương lái tại huyện Long Mỹ rất ít và khó tiếp cận vì tại đây cũng có những chủ vựa cá lớn. Thời gian đi thu mua cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá tùy thuộc vào từng địa phương: ở huyện Châu Thành A thời gian thu mua là từ tháng 10 đến tháng 12 (âm lịch), ở huyện Long Mỹ thời gian là từ tháng 9 đến tháng 11 (âm lịch).

Với câu hỏi về số kinh nghiệm trong nghề, 100% thương lái trả lời là kinh nghiệm trên 30 năm, cho thấy mức độ am hiểu thị trường cao và có nhiều mối quan hệ mua – bán lâu năm.

4.1.3.1 Hoạt động thu mua cá ruộng của thương lái

Các loài cá mua từ nông dân

Vào mùa nước lũ từ tháng 9 đến tháng 12 (âm lịch), thương lái sẽ đến các ruộng lúa – cá để thu mua những loài cá như cá chép, cá mè hoa, cá mè trắng, cá mè vinh, cá rô phi, cá sặc rằn, cá thát lát,… Tuy nhiên, thương lái địa phương ở huyện Châu Thành A và huyện Long Mỹ không chủ động đi thu mua cá, họ ngồi cố định tại chợ và chờ người nuôi cá chở cá đến bán cho họ. Chính vì vậy, thương lái ở đây thu mua tất cả các loài cá mà người nuôi đem đến bán mà không có sự lựa chọn. Qua điều tra thực tế cho thấy, các loài cá được thu mua trong mùa vụ là cá chép, cá mè hoa, cá mè trắng, cá mè vinh và cá rô phi.

Khối lượng thu mua mỗi ngày trong vụ cá

Thường thì khoảng thời gian bắt đầu thu hoạch cá là vào tháng 9 (âm lịch), trong đó thương lái đi thu mua cá hoặc người dân bán cá cho thương lái trong vòng 0,5 – 2 tháng, tính trung bình mỗi ngày đều có giao dịch. Đối với

38

thương lái địa phương hoặc người nuôi cá, do sự hạn chế về vốn và nhu cầu thu mua/bán thấp nên phương tiện chở cá là vỏ hoặc xe gắn máy, trọng tải khoảng 80 – 90 kg đối với vỏ và 150 kg đối với xe gắn máy. Từ kết quả điều tra thực tế và phân tích cho thấy khối lượng thu mua cá trung bình trên một ngày của thương lái là 58,6 kg/ngày.

Do đặc điểm tỉnh Hậu Giang có mạng lưới sông ngòi dày đặc và giao thông đường bộ chưa được quan tâm nhiều, nhất là các tuyến đường nông thôn còn nhiều hạn chế, chỉ có thể đi lại bằng xe máy nên rất khó khăn cho việc vận chuyển của thương lái. Chính vì thế, các phương tiện vận chuyển đường sông được sử dụng phổ biến ở đây và vỏ là một trong những phương tiện được sử dụng nhiều. Nó không những thuận tiện trong việc đi lại mà còn là phương tiện vận chuyển hữu ích vì có nhiều tải trọng lớn nhỏ khác nhau tùy vào mục đích vận chuyển.

Hình thức thanh toán - Hợp đồng

Đối với mối quan hệ làm ăn giữa thương lái và người nuôi cá, khi được phỏng vấn về hình thức thanh toán thì 100% người được hỏi trả lời là trả tiền mặt một lần, do hai bên đều lo sợ rủi ro và ưa chuộng sự nhanh chóng trong thanh toán.

Về hợp đồng giữa thương lái và người nuôi cá, với 50% thương lái được hỏi trả lời là họ có thỏa thuận hợp đồng miệng có tiền cọc do đã có uy tín từ mối quan hệ mua – bán lâu năm đồng thời muốn hỗ trợ một phần chi phí thu hoạch hoặc chi phí vận chuyển cho người nuôi cá; 50% thương lái còn lại cho biết họ không có thỏa thuận bất cứ hình thức hợp đồng nào vì quen biết và đã mua bán lâu năm.

Chi phí – Lợi nhuận

Đối với thương lái mua cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá (cá ruộng), chi phí thường là chi phí mua cá, chi phí nhân công, thuế,… Với những thương lái sử dụng phương tiện thu mua thì phát sinh chi phí khấu hao của phương tiện. Từ điều tra thực tế bằng cách phỏng vấn thương lái về thông tin chi phí và giá bán, tác giả tổng hợp và phân tích chi phí – lợi nhuận trong bảng 4.12

39

Bảng 4.12 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của thương lái thu mua cá ruộng luân canh Chỉ tiêu Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí Đồng/kg 59.930 88.600 73.866 13.078 Thu nhập Đồng/kg 2.070 18.657 10.134 6.886 Lợi nhuận Đồng/kg 1.118 15.086 8.017 5.870 Thu nhập/Chi phí - - 0,14 - Lợi nhuận/Chi phí - - 0,11 -

Nguồn: Từ điều tra thực tế, 2014

Bảng 4.12 trình bày về những chỉ tiêu thống kê của chi phí, thu nhập và lợi nhuận của thương lái thu mua cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang. Thu nhập trung bình của thương lái là 10.134 đồng/kg và lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí ẩn (chi phí lao động gia đình) là 8.017 đồng/kg. Từ kết quả phân tích trên cho thấy: Với 1 đồng chi phí người thương lái thu được 0,14 đồng thu nhập, tương đương với thu nhập đạt 14% so với chi phí; Với 1 đồng chi phí thương lái thu được 0,11 đồng lợi nhuận, tương đương với 11% so với chi phí.

4.1.3.2 Tiêu thụ sản phẩm của thương lái

Đối tượng bán cá

Đối với thương lái địa phương ở Hậu Giang, đối tượng bán cá là những người bán lẻ tại các chợ và người tiêu dùng. Vì cá mè rất dễ chết khi thu hoạch nên việc mua – bán của thương lái phải diễn ra nhanh chóng. Thương lái ở đây thường đóng 2 vai trò: vừa là thương lái vừa là bán lẻ, cho nên sau khi phân phối lại cá cho các bạn hàng thì thương lái cũng giữ lại một số lượng nhỏ cá để bán lẻ.

Từ những kết quả trên cho thấy thị trường đầu vào và đầu ra của thương lái thông qua hình 4.3

40

Người nuôi cá

Thương lái địa phương

Bán lẻ Người tiêu dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 4.3 Thị trường đầu vào và đầu ra của thương lái

Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy, đối với thương lái địa phương, họ mua cá thịt từ những người nuôi cá tại địa phương và tiêu thụ cá qua người bán lẻ hoặc người tiêu dùng.

Hình thức thanh toán – Hợp đồng

Về hình thức thanh toán, đối với đối tượng là người bán lẻ hay người tiêu dùng, 100% thương lái được hỏi đều trả lời là thanh toán tiền mặt một lần. Nguyên nhân là do hai bên đều sợ rủi ro, đồng thời mong muốn có vốn để xoay vòng đầu tư (đối với người bán lẻ). Tuy nhiên, trong một số trường hợp do mối quan hệ mua – bán lâu năm, thương lái chấp nhận người bán lẻ thanh toán với hình thức “gối đầu”.

Về hợp đồng mua – bán giữa thương lái và người bán lẻ là hợp đồng miệng, thỏa thuận dựa trên uy tín và mong muốn duy trì mối quan hệ mua – bán, do đó ít trường hợp hợp đồng có đặt cọc.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở tỉnh hậu giang (Trang 47)