4.2.2.1 Phân phối lợi nhuận trong kênh
Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá, đầu ra của tác nhân này là đầu vào của tác nhân khác. Do đó, giá bán của tác nhân này chính là giá mua của tác nhân kia. Trong cấu trúc kênh này chi phí trung gian của các tác nhân là giá mua của thương lái, bán lẻ còn lại là chi phí tăng thêm như lao động, tiền chợ, chi phí điện nước,… Đối với người nuôi cá, chi phí trung gian là những chi phí đầu vào như chi phí cá giống, thức ăn, lưới, vôi,… còn lại là chi phí tăng thêm. Để đánh giá một kênh phân phối là hiệu quả thì xem xét giá trị gia tăng của sản phẩm và phân phối lợi nhuận của các thành viên trong kênh.
Cụ thể trong bảng 4.16 là phân phối lợi nhuận của các thành viên trong kênh phân phối cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá, với cá chép là loài cá đại diện.
47
Bảng 4.16 Phân phối lợi nhuận của các thành viên
Đơn vị: Đồng/kg
Yếu tố Người nuôi cá Thương lái Bán lẻ
Giá bán TB (1) 20.115 25.875 29.333
Tổng chi phí (2) 9.113 21.150 23.666
Chi phí trung gian (3) 3.439 20.875 20.889
Chi phí tăng thêm (4) 5.674 275 2.777
GTGT trong từng tác nhân (5)=(1) – (3)
16.676 5.000 8.444
GTGT giữa 2 tác nhân (11.676) 3.444
GTGT thuần (6) = (1) – (2) 11.002 4.725 5.667
Phân phối lợi nhuận (%) 51,42 22,08 26,50
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014
Qua bảng 4.16 cho thấy người nuôi cá chiếm lợi nhuận cao nhất là 51,42 % trong tổng lợi nhuận của kênh cá thịt (cá chép), thương lái chiếm lợi nhuận thấp nhất là 22,08 %. Lợi nhuận cao là do người nuôi cá không chỉ bán cho thương lái theo một kênh cố định mà bán lẻ tại nhà và bán lẻ tại chợ. Do đó có sự chênh lệch mức giá mua giữa hai đối tượng mua là thương lái và người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi cá. Bên cạnh đó, chi phí nuôi cá thấp cũng là một thuận lợi.
Kết quả hoạt động của các tác nhân theo đơn vị đồng/kg
Bảng 4.17 Kết quả hoạt động của các tác nhân theo đơn vị đồng/kg
Đơn vị: Đồng/kg
Yếu tố Người nuôi
cá
Thương lái Bán lẻ
Giá mua trung bình (1) - 20.875 20.889
Giá bán trung bình (2) 20.115 25.875 29.333
Chi phí trung bình (3) 9.113 275 2.777
Lợi nhuận trung bình (4) = (2) – (1) – (3)
11.002 4.725 5.667
Doanh thu/chi phí (2)/(3) 2,20 94,09 10,56
Lợi nhuận/chi phí (4)/(3) 1,20 17,18 2,04
Lợi nhuận/doanh thu (4)/(2) 0,54 0,18 0,19
48
Qua bảng 4.17 cho thấy kết quả hoạt động của các tác nhân trong kênh phân phối cá thịt (cá chép) trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang. Các chỉ số tài chính mô tả kết quả hoạt động là doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí của thương lái là cao nhất vì chi phí marketing thấp, nhưng với chỉ số lợi nhuận/doanh thu thương lái chỉ thu được 0,18 đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu. Đối với người nuôi cá, lợi nhuận cao do đó chỉ số lợi nhuận/doanh thu khá cao là 0,54, nghĩa là người nuôi cá thu được 0,54 đồng lợi nhuận ứng với 1 đồng doanh thu.
Kết quả hoạt động của các tác nhân theo đơn vị đồng/tháng
Bảng 4.18 Kết quả hoạt động của các tác nhân
Đơn vị: Đồng/tháng
Yếu tố Người nuôi
cá
Thương lái Bán lẻ
Giá mua trung bình (đồng/kg) (1) - 20.875 20.889
Giá bán trung bình (đồng/kg) (2) 20.115 25.875 29.333
Tổng chi phí trung bình (3) 1.150.516 206.250 916.410
Doanh thu trung bình (4) 2.539.518 19.406.250 9.679.890
Lợi nhuận trung bình (5) 1.389.002 3.543.750 1.870.110
Doanh thu/chi phí (4)/(3) 2,20 94,09 10,56
Lợi nhuận/chi phí (5)/(3) 1,20 17,18 2,04
Lợi nhuận/doanh thu (5)/(4) 0,54 0,18 0,19
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014
Bảng 4.18 làm rõ kết quả hoạt động của các tác nhân trên tháng. Do thời gian hoạt động cũng như lượng cá mua – bán của các tác nhân khác nhau, dẫn đến kết quả hoạt động theo đơn vị đồng/tháng thể hiện rõ ràng được lợi nhuận trung bình hơn so với đơn vị đồng/kg. Qua đó cho thấy, lợi nhuận trung bình của người nuôi cá là 1.389.002 đồng/tháng, thấp nhất trong 3 tác nhân; cao nhất là thương lái với 3.543.750 đồng/tháng.
Qua tất cả các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực tế và kết quả phân tích trên, tác giả tổng hợp kết quả hoạt động Marketing của các tác nhân trong kênh phân phối cá thịt (cá chép) trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang thông qua bảng 4.19
49
Bảng 4.19 Tổng hợp kết quả hoạt động Marketing của các tác nhân
Đơn vị: Đồng/kg
Tác nhân Người nuôi
cá
Thương lái Bán lẻ
Giá mua trung bình (1) - 20.875 20.889
Giá bán trung bình (2) 20.115 25.875 29.333
Biên tế Marketing (3) = (2) - (1) - 5.000 8.444
Chi phí Marketing (4) - 275 2.777
Lợi nhuận biên theo kg (5) 11.002 4.725 5.667
Lợi nhuận biên trên tháng 1.389.002 3.543.750 1.870.110
Lợi nhuận/chi phí 1,20 17,18 2,04
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014
Qua bảng 4.19 tổng hợp kết quả hoạt động Marketing của các tác nhân là người nuôi cá, thương lái và người bán lẻ. Chi phí Marketing của người bán lẻ là cao nhất 2.777 đồng/kg, kế đến là thương lái 275 đồng/kg. Lợi nhuận biên theo kg của người nuôi cá là cao nhất 11.002 đồng/kg, kế đến là người bán lẻ 5.667 đồng/kg, cuối cùng là thương lái 4.725 đồng/kg. Lợi nhuận biên trên tháng cao nhất là thương lái, kế đến là bán lẻ và thấp nhất là người nuôi cá. Chỉ số lợi nhuận/chi phí Marketing của thương lái là cao nhất 17,18 nghĩa là với 1 đồng chi phí Marketing thương lái thu được 17,18 đồng lợi nhuận, trong khi đó với người bán lẻ là 2,04 tương ứng với 1 đồng chi phí Marketing thu được 2,04 đồng lợi nhuận.
50
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÁ THỊT TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA – CÁ
Ở TỈNH HẬU GIANG