Người nuôi cá

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở tỉnh hậu giang (Trang 36)

Qua điều tra thực tế cho thấy sự tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể hoặc các câu lạc bộ của người nuôi cá thông qua bảng 4.2

26 Bảng 4.2 Sự tham gia tổ chức xã hội, đoàn thể

Tham gia tổ chức xã hội Tần số Phần trăm (%)

Có tham gia 31 39

Không tham gia 48 61

Tổng 79 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Qua bảng 4.2 cho thấy 61% người nuôi cá không tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể như Hội nông dân, Hội Khuyến nông, khuyến ngư, Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Chính vì vậy, đa số người nuôi cá thiếu kỹ thuật nuôi cá ruộng cũng như thiếu thông tin thị trường, giá cả đầu ra. Từ số liệu điều tra thực tế cho kết quả qua bảng 4.3 về kinh nghiệm sản xuất của người nuôi cá.

Bảng 4.3 Kinh nghiệm sản xuất luân canh lúa – cá

Kinh nghiệm nuôi lúa - cá Tần số Phần trăm (%)

Dưới 5 năm 22 28

Từ 5 đến 10 năm 29 37

Trên 10 năm 28 35

Tổng 79 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Qua bảng 4.3 cho thấy 37% người được hỏi có kinh nghiệm nuôi cá ruộng từ 5 đến 10 năm, những người nuôi cá có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 35% trong số 79 người nuôi cá, những người nuôi cá có kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 28%.

Diện tích ruộng lúa – cá

Về diện tích ruộng nuôi lúa – cá thu được từ điều tra thực tế và phân tích phân tần được kết quả qua bảng 4.4

27 Bảng 4.4 Diện tích ruộng lúa – cá

Diện tích Tần số Phần trăm (%) Dưới 1 ha 18 23 Từ 1 đến 2,5 ha 45 57 Từ 2,5 đến 4 ha 9 11 Trên 4 ha 7 9 Tổng 79 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Số liệu về diện tích ruộng lúa – cá qua bảng 4.4 bao gồm ruộng nhà và ruộng thuê. Diện tích ruộng từ 1 ha đến 2,5 ha chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 57% trong tổng 79 quan sát. Diện tích ruộng trên 4 ha chỉ chiếm 9%, điều này cho thấy rất ít hộ nuôi cá ruộng với quy mô lớn. Lý do nhiều hộ chỉ nuôi cá ruộng với quy mô nhỏ là để dễ dàng quản lý, chăn sóc cá. Ngoài ra, vì bị giới hạn về vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích nuôi cá ruộng.

Giống cá và chi phí nuôi cá

Kết quả điều tra và phân tích tần số cho thấy tỷ lệ nuôi các loài cá và chi phí giống cụ thể trong bảng 4.5

Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi các loài cá và chi phí giống trong mô hình lúa – cá

Loài cá Phần trăm (%) Cỡ thả (con/kg) Giá mua (đồng/kg)

Cá chép 86 150 - 200 55.000 – 80.000 Mè hoa 80 100 - 300 55.000 – 90.000 Mè trắng 18 150 - 300 55.000 – 70.000 Mè vinh 29 150 - 300 50.000 – 75.000 Rô phi 36 150 - 300 55.000 – 80.000 Sặc rằn 10 200 - 400 80.000 – 100.000

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Các loài cá được nuôi trong mô hình luân canh lúa – cá ở Hậu Giang thường là cá chép, mè hoa, mè vinh, mè trắng, rô phi, sặc rằn,… Cá chép được nuôi phổ biến vì đặc tính dễ nuôi, ăn tạp của cá, dễ bán và giá bán cao; cá mè hoa, mè trắng có đặc tính mau lớn, trọng lượng lớn (800 gram – 1500 gram) khi thu hoạch nhưng cá rất dễ chết, hao nhiều, giá bán thấp.

Mô hình luân canh lúa – cá được nhiều hộ ở vùng ngập lũ áp dụng thay cho canh tác lúa vụ 3 là do lợi nhuận cao từ nuôi cá và chi phí nuôi ít. Những khoản chi phí nuôi cá ruộng là: chi phí cá giống, thức ăn bổ sung để ương

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dưỡng cá giống ở giai đoạn đầu trước khi thả ra ruộng lúa, thuốc, vôi, lưới, chi phí bơm nước, chi phí thuê lao động… Tuy nhiên, nhiều hộ không ương dưỡng cá giống lúc đầu mà thả vào ruộng để tận dụng thức ăn tự nhiên. Thực tế cho thấy có 40% người nuôi cá có mua thức ăn bổ sung với lý do dưỡng cá cứng cáp hơn trước khi thả vào ruộng để giảm hao hụt trong quá trình sinh trưởng trong ruộng. Khi được phỏng vấn, những người nuôi cá cho biết họ có mương với diện tích khoảng 0,01 – 0,8 ha, mục đích để ương dưỡng cá giống khi mua về và chứa cá khi thu hoạch cá để bán. Số hộ không dùng thức ăn bổ sung là do họ không có mương chứa cá lúc đầu nên thả trực tiếp vào ruộng để tận dụng thức ăn tự nhiên trong ruộng. Tuy nhiên, những hộ thả cá giống trực tiếp vào ruộng có tỷ lệ hao cá cao hơn (khoảng 40 - 70%) những hộ dưỡng cá giai đoạn đầu (khoảng 30%).

So sánh hiệu quả tài chính nuôi cá ruộng trong mô hình luân canh lúa – cá giữa 3 huyện Châu Thành A, Long Mỹ và Phụng Hiệp

Từ kết quả điều tra thực tế, tác giả tổng hợp số liệu để so sánh các chỉ tiêu chi phí về mô hình nuôi lúa - cá luân canh ở 3 huyện Châu Thành A, Long Mỹ và Phụng Hiệp trong bảng 4.6

29

Bảng 4.6 Bảng so sánh chi phí giữa 3 huyện bằng ANOVA – Phi tham số (*) Đơn vị: Triệu đồng/ha

Chi phí Châu Thành A Long Mỹ Phụng Hiệp Giá trị

P Biến phí 2,439 1,910a 5,688 11,222a 2,309 1,324a 0,190 Cá giống 1,258  0,671a 1,852  2,194a 1,098  0,616a 0,435 Thức ăn bổ sung 0,305  1, 007a 2,613 7,320c 0,425 0,567bc 0,040 Thuốc 0,028  0,162a 0,350  1,201a 0,068  0,024a 0,089 Vôi bột 0,085  0,268a 0,098  0,237a 0,111  0,240 a 0,464 Bơm nước 0,340  0,364a 0,411  0,637 a 0,236  0,300 a 0,541 Lao động thuê 0,397  0,659a 0,364  0,481 a 0,423  0,432 a 0,632 Mướn lưới 0,023  0,065a 0,000  0,000 a 0,007  0,023 a 0,156 Định phí 0,336 0,282 a 0,491 0,496 a 0,783 1,113 a 0,235 Cải tạo ruộng nuôi 0,057  0,136a 0,123  0,251a 0,641  1,143b 0,001 Lưới bao &

trụ lưới

0,278  0,279a 0,353  0,465a 0,100  0,185a 0,052

Chi khác 0,002  0,009a 0,016  0,043a 0,040  0,103a 0,139

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: a, b, c là những ký tự để so sánh khi kết quả không theo thứ tự xếp hạng. Dùng a cho giá trị nhỏ nhất, b cho giá trị trung bình, c cho giá trị lớn nhất.

(*)

Giá trị thể hiện trong bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn, trong cùng một hàng các giá trị trung bình theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, nếu khác nhau về kí tự thì giá trị nào lớn hơn thì lớn hơn.

Qua bảng 4.6 cho thấy sự so sánh về các chỉ tiêu chi phí của mô hình luân canh lúa – cá giữa 3 huyện Châu Thành A, Long Mỹ và Phụng Hiệp. Nhìn chung về biến phí và định phí không có sự khác biệt trong thống kê giữa 3 huyện. Tuy nhiên, xét ở chỉ tiêu chi phí thức ăn bổ sung, có sự khác biệt cụ thể là: chi phí ở huyện Phụng Hiệp cao hơn huyện Châu Thành A với giá trị xấp xỉ 120.000 đồng/ha, chi phí ở huyện Long Mỹ cao hơn Châu Thành A xấp xỉ 2.308.000 đồng/ha, sự khác biệt về chi phí giữa 2 huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Tương tự, ở chi phí cải tạo ruộng nuôi, giữa 2 huyện Châu Thành A và Long Mỹ không có sự khác biệt trong thống kê, nhưng chi phí cải tạo ruộng nuôi ở huyện Phụng Hiệp cao hơn huyện

30

Châu Thành A và huyện Long Mỹ với giá trị lần lượt là 584.000 đồng/ha và 518.000 đồng/ha.

Từ những kết quả đã tổng hợp và phân tích, tác giả tổng hợp mô tả và so sánh hiệu quả tài chính từ tiêu thụ cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá của 3 huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp trong bảng 4.7 Bảng 4.7 So sánh hiệu quả tài chính giữa 3 huyện

Đơn vị: Triệu đồng/ha

Châu Thành A Long Mỹ Phụng Hiệp p

Tổng chi phí 2,774  1,933a 6,179  11,210a 3,093  1,778a ns Tổng Thu 10,557  6,845a 28,093  33,790b 17,972  12,790b *** Thu nhập 7,782  6,382a 21,915  25,710b 14,878  12,440b *** Lợi nhuận 5,153  6,309a 16,645  20,440b 12,133  11,770b *** Thu nhập/Chi phí 3,33  2.95a 5,93  4,18b 6,26  6,40b * Lợi nhuận/Chi phí 2,13  2,79a 4,48  3,48b 4,91  5,31b ** Lợi nhuận/Thu nhập 0,53  0,27a 0,70  0,20b 0,72  0,23b **

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: a, b, c là những ký tự để so sánh khi kết quả không theo thứ tự xếp hạng. Dùng a cho giá trị nhỏ nhất, b cho giá trị trung bình, c cho giá trị lớn nhất.

(*)

Giá trị thể hiện trong bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn, trong cùng một hàng các giá trị trung bình theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, nếu khác nhau về kí tự thì giá trị nào lớn hơn thì lớn hơn.

(**)

Mức ý nghĩa thống kê: ns: p>0,05; *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001

Qua bảng 4.7 so sánh hiệu quả tài chính giữa 3 huyện, nhận thấy: tổng Thu, Thu nhập và Lợi nhuận của huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp không có sự khác biệt trong thống kê, nhưng giá trị trung bình lớn hơn so với huyện Châu Thành A. Do sự khác biệt của Tổng chi giữa 3 huyện không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% dẫn đến các chỉ số tài chính của 2 huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp không có sự khác biệt, đồng thời lớn hơn so với huyện Châu Thành A.

31

Phân tích thị trường cá thịt trong mô hình lúa – cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8 Thị trường cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá

Đối tượng Tần số Phần trăm (%)

1.Thương lái địa phương 48 60

2. Thương lái ngoài địa phương 20 25

3.Bán lẻ tại nhà 32 40

4. Bán lẻ ở chợ 9 11

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Qua bảng 4.8 cho thấy 4 thị trường cho cá ruộng là thương lái địa phương, thương lái ngoài địa phương, bán lẻ tại chợ và bán lẻ tại nhà. Có 60% người nuôi cá cho biết họ bán cá cho thương lái địa phương. Thực tế điều tra tại Hậu Giang cho thấy nhiều người nuôi cá có thể có nhiều nguồn đầu ra: họ có thể bán cá cho cả thương lái và bán lẻ. Tuy nhiên, khi không thể bán được cá, người nuôi cá có thể làm khô, làm mắm để ăn trong nhà (cá làm mắm thường là cá mè hoa do cá dễ chết sau thu hoạch).

Để có đầu ra cho cá ruộng, hình 4.1 thể hiện cách tiếp cận thương lái của người nuôi cá thông qua phân tích tần số.

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Hình 4.1 Cách tiếp cận thương lái của người nuôi cá

Qua hình 4.1 cho thấy các cách tiếp cận thương lái của người nuôi cá: quen biết, cò, Nhà nước giới thiệu,… Chiếm 70% là quen biết với thương lái. Thực tế điều tra cho thấy, nhiều thương lái tự tìm đến người nuôi cá để thu mua cá ruộng vào thời điểm gần thu hoạch cá, người nuôi cá sẽ so sánh giá thu mua giữa các thương lái để bán cá cho người đưa giá cao nhất. Một số thương lái luôn đề nghị giá cao hợp lý để tạo mối quan hệ mua – bán cố định kéo dài từ năm nay qua năm khác.

70% 12% 18% Quen biết Cò Khác

32

Từ những kết quả trên cho thấy kết quả tổng hợp về thị trường đầu vào và đầu ra của người nuôi cá theo hình 4.2

Nơi bán cá giống

Người nuôi cá

Thương lái nơi khác Thương lái địa phương Bán tại chợ Bán tại nhà

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 4.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của người nuôi cá

Qua điều tra thực tế cho thấy, để có cá giống thả vào ruộng nuôi thì người nuôi cá tìm mua những nơi bán cá giống gần nhà. Đầu ra cho cá thịt là thương lái nơi khác, thương lái địa phương, bán lẻ tại chợ hoặc tự bán tại nhà.

Hợp đồng mua bán và hình thức thanh toán

Hợp đồng mua bán bao gồm 2 hình thức là hợp đồng thỏa thuận qua giấy tờ và hợp đồng thỏa thuận không qua giấy tờ (hợp đồng miệng). Về hợp đồng thông qua giấy tờ thì 100% người nuôi cá không đồng ý kí kết, nguyên nhân là do họ lo sợ rủi ro không thể đáp ứng các điều khoản của hợp đồng. Ngoài ra, người nuôi cá hi vọng ở mức giá cao khi thu hoạch nên không đồng ý chấp nhận một mức giá trung bình cố định. Chính vì vậy, hợp đồng miệng là hợp đồng thường được thỏa thuận giữa người nuôi cá và thương lái. Hợp đồng miệng có 2 hình thức: có tiền cọc và không có tiền cọc. Về hình thức đặt tiền cọc, thương lái có thể giao tiền sớm từ 1 – 3 tháng hoặc 3 – 7 ngày trước thời điểm thu hoạch. Số tiền cọc dao động từ 20 – 50% để người nuôi cá sử dụng vào mục đích bơm nước thu hoạch cá. Đối với hợp đồng miệng không tiền cọc, đây là hợp đồng dựa trên uy tín của hai bên thông qua mối quan hệ làm ăn lâu năm.

Về việc tham gia hợp đồng mua bán, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phân tích tần số cho kết quả trong bảng 4.9

33

Bảng 4.9 Tham gia hợp đồng mua bán giữa thương lái và người nuôi cá

Loại hợp đồng Tần số Phần trăm (%)

Không tham gia 62 78

Hợp đồng miệng không cọc 4 5

Hợp đồng miệng có cọc 13 16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hợp đồng giấy 0 0

Tổng 79 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế, 2014

Trong bảng 4.9 trình bày về việc có hay không tham gia hợp đồng mua bán giữa thương lái và người nuôi cá. Theo điều tra cho thấy có 78% trường hợp quan hệ mua – bán giữa thương lái và người nuôi cá được thực hiện không dựa trên bất cứ một hình thức hợp đồng nào và không trường hợp nào người nuôi cá có kí kết hợp đồng giấy với thương lái.

Về hình thức thanh toán tiền, 100% người nuôi cá được hỏi đều trả lời là tiền mặt, do họ lo sợ rủi ro và cần vốn để chuẩn bị xạ lúa vụ Đông – Xuân nên những người nuôi cá khi được hỏi không muốn bán chịu cá, dù cho đó là mối quan hệ mua – bán lâu năm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi cá

Các biến độc lập đưa vào phương trình được trình bày ở Bảng 4.10 được mô tả như sau:

- Mật độ thả cá chép, mè hoa, mè trắng, rô phi, mè vinh và sặc rằn là số lượng con/ha diện tích mặt nước ruộng nuôi của mỗi loài cá tính tại thời điểm thả;

- Diện tích mặt nước ruộng nuôi (ha) là diện tích mặt ruộng cộng diện tích ao mương (nếu có);

- Chi phí thức ăn bổ sung (đồng/ha) là lượng thức ăn bổ sung từ bên ngoài trong suốt thời gian nuôi (kg) nhân với giá thức ăn (đồng/kg);

- Biến lưỡng phân phương pháp thu hoạch cá: (0) là thu tỉa, thu hoạch trên 02 lần trên 01 vụ nuôi, thu cá lớn bán trước trong khi đó cá chưa đạt cỡ thương phẩm tiếp tục nuôi đến cuối vụ, và (1) là thu 1-2 lần lúc cuối vụ nuôi;

- Biến lưỡng phân bán cá cho thương lái tại địa phương: (0) là không có, và (1) là có;

- Biến lưỡng phân bán cá cho thương lái ở địa phương khác (xã và huyện khác): (0) là không có, và (1) là có;

34

- Biến lưỡng phân cá bán lẻ tại nhà hay tại chợ địa phương: (0) là không có, và (1) là có;

- Biến lưỡng phân thời điểm thu hoạch cá: (0) là từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, và (1) là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch.

35

Bảng 4.10 Giá trị trung bình (TB), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (min) và giá trị lớn nhất (max) của các biến độc lập trong phương trình hồi qui tuyến

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm cá thịt trong mô hình luân canh lúa – cá ở tỉnh hậu giang (Trang 36)