Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64)

Đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT hiện nay không chỉ là phong trào, mà còn là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi GVTA. Thông thường, ở các giờ thao giảng hay dự thi GV giỏi, tất cả GVTA đều nỗ lực trong hoạt động đổi mới PPDH. Trên thực tế, qua khảo sát và điều tra cho thấy tỉ lệ GVTA thực hiện được yêu cầu này trong giờ lên lớp bình thường ở các trường chưa phải là nhiều. Vậy thực chất, họ đang gặp những khó khăn gì?

Bảng 2.6 : Thống kê đánh giá của CBQL và GVTA về những khó khăn trong việc đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THPT huyện Bình Xuyên

56 S T T Mức độ Khó khăn SL Nhiều TBình Ít Không % CB QL GV TA CB QL GV TA CB QL GV TA CB QL GV TA

1 Nội dung bài dạy quá nặng SL 11 20 5 4 1 3 1 1

% 61,1 76,9 27,7 15,3 5,5 11,5 5,6 3,8

2 Điều kiện dạy học, thiêt bị dạy học thiếu và lạc hậu

SL 6 19 9 6 2 1 1 0

% 33,3 73,1 50 23 11,2 3,8 5,6 0

3 Thời gian dành cho HS tự học ít SL 8 13 6 9 3 2 1 2 % 44,4 50 33,3 34,6 16,6 7,6 5,6 7,6 4 HS thụ động và chưa quen PP học tâp tích cực SL 9 10 6 11 2 3 1 2 % 50 38,4 33,3 42,3 11,2 11,5 5,6 7,6

5 GVTA còn hiểu biết ít về PPDH hiện đại

SL 3 5 9 13 3 6 3 2

% 16,6 19,2 50 50 16,6 23 16,6 7,6

6

Tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy của GVTA còn nhiều bất cập, vẫn theo PPDH dạy học truyền thống

SL 6 9 8 11 2 4 2 2

% 33,3 34,6 44,4 42,3 11,2 15,3 11,2 7,6

7

Nhà trường chưa khuyến khích, chưa tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới PPDH vì sợ HS thi trượt.

SL 4 6 4 6 4 10 6 4

% 22,2 23 22,2 23 22,2 38,4 33,3 15,3

8 Nhà trường không kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH của GVTA

SL 3 5 4 9 2 2 9 10

% 16,6 19,2 22,2 34,6 11,2 7,6 50 38,4

9. Nhà trường chưa phát động phong trào đổi mới PPDH sâu rộng trong toàn trường.

SL 4 7 4 6 3 3 7 10

% 22,2 26,9 22,2 23 16,6 11,5 38,9 38,4

1 0

Trường chưa có các biện pháp chế tài cho hoạt động đổi mới PPDH của GVTA

SL 5 6 5 7 3 10 5 3

% 27,7 23 27,7 26,9 16,6 38,4 27,7 11,5

Nội dung (1) TB 61,1 76,9 27,7 15,3 5,5 11,5 5,6 3,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện dạy học (2) TB 33,3 73,1 50 23 11,2 3,8 5,6 0

Học sinh (từ 3,4) TB 47,2 44,2 33,3 38,4 13,8 9,6 5,6 7,6

Giáo viên (5) TB 16,6 19,2 50 50 16,6 23 16,6 7,6 Quản lý (từ 6-10) TB 24,4 25,3 27,7 30 15,5 22,3 32,2 22,3

57

Để tiện cho việc đánh giá chung về các khó khăn trong thực hiện hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT, chúng tôi nhóm các khó khăn thành 4 nhóm chung và có nhận định như sau:

Mức độ đánh giá những khó khăn trong hoạt động đổi mới PPDH từ phía GVTA và CBQL gần bằng nhau, sự chênh lệch không đáng kể, và đều công nhận

Nội dung bài dạy quá nặng là khó khăn lớn nhất nhận được sự đồng ý từ 76,9% GVTA và 61,1% CBQL. Đây cũng là nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng đến việc thực hiện đổi mới PPDH, vì kiến thức nhiều, giáo viên khó tổ chức các hoạt động giúp HS tư duy, mà phải dạy phương pháp truyền thống mới tải hết lượng kiến thức cần đạt.

Tiếp theo là Thời gian dành cho HS tự học ít nên dẫn đến HS thụ động chưa quen phương pháp học tập tích cực với 47,2% CBQL và 44,2% GVTA xác nhận. Chính vì vậy mà GVTA cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện đổi mới PPDH hiện nay. Điều này chứng tỏ GVTA chưa chú trọng đến phương pháp tự học của HS. Đây cũng chính là hệ quả của việc GVTA còn ít hiểu biết về dạy học hiện đại. Nguyên nhân này được 50% CBQL và GVTA đánh giá ở mức trung bình. Qua đó ta thấy chỉ vì GVTA tiếp cận PPDH mới ở mức độ chưa cao nên chưa có những biện pháp hữu hiệu để khuyến khích khả năng tự học cũng như kích thích tính sáng tạo của HS.

Điều kiện dạy học, thiết bị dạy học thiếu và lạc hậu được 73,1% GVTA đánh giá là khó khăn rất lớn cho việc thực hiện hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có 33,3% CBQL đồng tình. Từ số liệu này ta thấy việc sử dụng dụng cụ trực quan, tăng tính thực hành để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn còn hạn chế.

Những nguyên nhân trên cũng là do các nhà trường chưa có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả đối với hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh. Cụ thể, các khó khăn Nhà trường chưa có khuyến khích, chưa tạo điều kiện cho hoạt động đổi mới PPDH vì sợ HS thi trượt, Nhà trường không thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH của GVTA, Nhà trường chưa phát động phong trào đổi mới PPDH sâu rộng trong nhà trường Trường chưa có các biện pháp chế tài cho hoạt động đổi mới PPDH của GVTA đều được đánh giá gây khó khăn ở mức

58

trung bình hoặc nhiều từ 24,4% đến 30%. Với tỉ lệ này ta thấy CBQL nhà trường vẫn chưa thật sự chú trọng để đưa phong trào đổi mới PPDH đến GVTA, đồng thời trường chưa có biện pháp, chế tài phù hợp cho hoạt động này.

Sự cần thiết phải đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong toàn ngành thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ. Nó đòi hỏi thay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: Làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lí của học trò.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL và GVTA về mức độ đồng bộ trong việc thưc hiện hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bình Xuyên

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Đồng bộ Tương đối đồng bộ Chưa đồng bộ CBQL GVTA

Biểu đồ 2.2 cho thấy, trong khi 55,6% CBQL được khảo sát cho là công tác đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT được thực hiện chưa đồng bộ thì có đến 81,8% GVTA đồng ý với ý kiến này. Tỉ lệ chung ở cả 2 nhóm đối tượng được khảo sát cho là công tác đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường các THPT được thực hiện tương đối đồng bộ chỉ chiếm 29,5%. Đặc biệt là không có ý kiến nào cho là công tác này được thực hiện đồng bộ trong toàn ngành.

Như vậy, mặc dù hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT là một nhu cầu không thể thiếu; nó góp phần giúp các thầy cô truyền cho HS cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất, nhưng trong thực tế mức độ thực hiện công tác này vẫn còn

59 chưa nhất quán và rộng rãi trong nhà trường.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của CBQL và GVTA về những hoạt động của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc và Hội Đồng Anh nhằm hỗ trợ cho công tác đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT

tại huyê ̣n Bình Xuyên

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nhiều Không nhiều lắm Không

CBQL GVTA

Biểu đồ 2.3 cho thấy phần lớn CBQL cho rằng sự hỗ trợ của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc và Hội đồng Anh cho công tác đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên ở mức Không nhiều lắm (chiếm tỉ lệ 83,3%) và không có ý kiến nào cho rằng Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc và Hội đồng Anh Không hỗ trợ. Trong khi đó 77,4% GVTA cũng đồng ý rằng sự hỗ trợ này là Không nhiều lắm nhưng lại có đến 19,3% GVTA nói rằng họ không hề nhận được sự hỗ trợ nào. Nhìn chung chỉ có 11,3% của cả hai nhóm đối tượng được khảo sát thừa nhận có Nhiều sự hỗ trợ từ phía Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc và Hội đồng Anh. Các hoạt động hỗ trợ này được liệt kê như: Các khóa học ngắn hạn về cách giảng dạy các kỹ năng giao tiếp Listen up-Effective Classroom Listening, Teaching Writing Skills, Teaching Speaking Skills, Teaching Reading Skills, Motivation-Why and How, General Communicative Methodology, các buổi hội thảo về các kỹ thuật dạy học tích cực hóa, và cách sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo, v.v.

2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trƣờng THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64)