Phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Nhìn lại quá trình phát triển của PPDH ngoại ngữ từ trước đến nay, ta nhận thấy xuất hiện nhiều quan điểm, nhiều PPDH khác nhau nhưng tựu trung lại có thể chia làm hai nhóm phương pháp chính:

* Nhóm phương pháp dựa trên hình thức/ ngữ pháp ngôn ngữ (formed-based) - Phương pháp Ngữ pháp-Dịch (Grammar-Translation Method)

- Phương pháp trực tiếp (Direct Method)

- Phương pháp Nghe-Nói (Audio-Lingual Method)

* Nhóm phương pháp dựa trên chức năng ngôn ngữ (function-based) mà tiêu biểu là Phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp (Communicative Approach)

1.3.2.1. Phương pháp Ngữ pháp- Dịch

Phương pháp này có những đặc trưng sau:

- Về giáo trình: chủ yếu chia làm 2 phần. Một phần giới thiệu các qui luật ngữ pháp, cách biến hóa của ngôn ngữ cần thiết để người học học thuộc lòng. Phần kia gồm có một số câu dịch xuôi, dịch ngược.

- Về giảng dạy ngữ pháp: dạy các qui luật và các cách biến hóa bao gồm các trường hợp ngoại lệ. Khi dạy các thầy giáo chú trọng đến việc diễn giải các qui tắc

25

khó, phức tạp của ngữ pháp tiếng nước ngoài (target language). Thầy giáo sử dụng tiếng mẹ đẻ của người học trong quá trình giảng dạy.

- Về dịch: dạy dịch một cách máy móc từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài và ngược lại. Dịch từng từ, từ câu riêng lẻ, phi tình huống. Chú trọng việc dịch các văn bản cổ điển.

- Về từ vựng: dạy từ vựng riêng lẻ. HS chủ yếu học và ghi nhớ theo bảng từ. Không tính mối liên hệ giữa những từ trong câu và mối liên hệ giữa những bài học trước và bài học sau.

- Về kỹ năng: ít chú trọng kỹ năng Nghe-Nói, chỉ chú trọng đến việc đọc và dịch, chủ yếu là những bài văn cổ điển chứ không phải ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.

1.3.2.2. Phương pháp trực tiếp

Trong những năm đầu tiên của hậu bán thế kỷ XX , do nhu cầu giao lưu dần dần người ta đã thấy rõ hơn vai trò của ngoại ngữ, thấy được mặt tồn tại chính yếu của nó. Người ta không còn chỉ dựa vào bài văn viết, hiểu nó thông qua dịch, và người ta thấy rằng ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói. Trong phương pháp này từ “trực tiếp” độc lập với từ “gián tiếp” mà gián tiếp có nghĩa là dịch. Phương tiện có vẻ rất đơn giản. Muốn làm cho người học hiểu, chỉ cần “chỉ trỏ”. Vì vậy người ta cần dùng một sơ đồ vật, hình vẽ, điệu bộ.

So với phương pháp truyền thống, phương pháp trực tiếp đã có tiến bộ hơn. Trong khi chỉ trỏ, người ta phải dùng lời nói kèm theo. Như vậy ngôn ngữ nói chiếm ưu thế, tuy nhiên đây chỉ là một biểu hiện bề mặt, vì thực ra còn một khoảng cách quá thực tế bên ngoài với những khuôn mẫu biểu đạt dạy cho người học và muốn hay không cũng tồn tại “cái dịch” trong đầu người học. Hơn nữa, người ta không thể chỉ trỏ được tất cả mọi thứ, và vô hình chung, người ta đã dạy một thứ ngôn ngữ giả tạo (artificial language), không đúng với thứ ngôn ngữ người học cần có.

1.3.2.3. Phương pháp Nghe- Nói

Phương pháp này có một số đặc trưng sau:

- Về ngữ pháp: Mỗi lần chỉ dạy một cấu trúc và luyên tập cấu trúc ấy qua thực hành mẫu câu. Các quy luật ngữ pháp được học theo lối quy nạp, thầy giáo không giải thích như trong phương pháp dịch.

26

- Về từ vựng: Dạy từ vựng trong văn cảnh chứ không dạy riêng lẻ. Ngữ liệu dùng để giảng dạy chủ yếu là các mẫu đối thoại. Vì vậy từ vựng phản ánh cuộc sống hàng ngày chứ không phải thiên về ngôn ngữ văn học như trong phương pháp dịch.

- Về kỹ năng: Dạy kỹ năng Nghe–Nói–Đọc–Viết theo trật tự nhất định đó. Xem kỹ năng Nghe–Nói là quan trọng. Chú ý đến trọng tâm và ngữ điệu. Trong phương pháp này, thầy giáo phải tích cự sử dụng thiết bị hỗ trợ như các phương tiện nghe nhìn để luyện các kỹ năng–kỹ xảo cho HS.

1.3.2.4. Phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp

Phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp có những đặc trưng sau: - Nắm vững ngôn ngữ tức là phải có năng lực giao tiếp. Vì vậy mục tiêu tối hậu của quan điểm này là dạy năng lực giao tiếp.

- Sử dụng ngoại ngữ một cách hợp lí.

- Sử dụng phương pháp dịch khi HS cần hoặc có lợi cho HS.

- Chấp nhận việc phạm lỗi của HS trong quá trình học (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng). - Việc rèn luyện được thực hiện, nhưng không chiếm vị trí quan trọng.

- Những bài đàm thoại được sử dụng để dạy xoay quanh chức năng giao tiếp và thường không được học thuộc lòng.

- Mọi phương tiện (thủ pháp, giáo cụ trực quan, máy ghi âm) cho HS học tốt đều được chấp nhận (phù hợp với lứa tuổi, hứng thú, động cơ…)

- GV bằng mọi cách phải tạo điều kiện tối đa để động viên, giúp các em hoạt động, sử dụng ngoại ngữ để học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)