Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, lĩnh vực văn hoá -xã hội của huyện cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, từng bước mở rộng quy mô trường lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường nguồn nhân lực. Quán triệt tinh thần nghị quyết Trung Ương 2 Khóa VIII, huyện Bình Xuyên xây dựng định hướng chiến lược phát triển giáo dục, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục dạy học cho giáo dục trên cơ sở bằng nguồn ngân sách của địa phương và thực hiện tốt công tác xã
40
hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Mục tiêu phát triển về giáo dục của huyện Bình Xuyên, xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ, thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của các tầng lớp nhân dân, chuẩn bị hành trang cho thế trẻ của huyện nhà tự tin bước vào giai đoạn mới của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Chính vì vậy, hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện đã phát triển, hoàn chỉnh từ bậc học Mầm non cho đến THPT.
Giáo dục huyện Bình Xuyên đã phát triển toàn diện, tất cả các xã, thị trấn đều có trường Mầm non, có từ 1 - 2 trường Tiểu học, 1 trường THCS, toàn huyện có 4 trường THPT, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Hiện nay, toàn huyện có 62,26% số trường đạt chuẩn quốc gia; 100% các xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Trong 15 năm, toàn huyện có 1.449 học sinh giỏi cấp tỉnh, 2.306 học giỏi cấp huyện, 2 học sinh đạt huy chương Vàng Quốc tế và 10 học sinh đạt huy chương Vàng cấp Quốc gia; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và Cao đẳng- Đại học ngày càng được nâng cao.
Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn các giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề, có đủ năng lực,sức khỏe để dạy, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Khảo sát thực tế
2.2.1. Đối tượng khảo sát của đề tài
Huyê ̣n Bình Xuyên có tất cả 4 trường THPT. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh cũng như thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát ở 3 nhóm đối tượng:
- Nhóm CBQL: gồm 1 chuyên viên môn tiếng Anh của Sở GD -ĐT Vĩnh Phúc, 17 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn của 4 trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên.
- Nhóm GVTA: gồm 26 GVTA của 4 trường THPT tại huyện Bình Xuyên. - Nhóm HS: gồm 100 học sinh được chọn ngẫu nhiên từ 4 trường THPT.
2.2.2. Cách chọn mẫu:
41
trường THPT trong huyện Bình Xuyên không nhiều nên chúng tôi chọn cả 4 trường THPT. Số lượng CBQL và GVTA tiếng Anh trong 4 trường cũng không nhiều nên chúng tôi lấy đối tượng khảo sát là toàn bộ CBQL và GVTA tiếng Anh trong 4 trường. Như vậy với CBQL và GVTA tiếng Anh chúng tôi chọn mẫu theo PP chọn mẫu hệ thống.
- Đối với HS: Vì số lượng học sinh rất đông và không thể tiến hành khảo sát đối với tất cả hơn 3000 HS trong toàn huyện nên chúng tôi tiến hành chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Trong 3195 HS, chúng tôi sẽ chọn ngẫu nhiên 100 HS để tiến hành khảo sát bằng cách tập hợp danh sách và đánh số thứ tự tất cả HS của 4 trường từ 1 đến 3195, sau đó lọc ra tất cả những HS có số thứ tự là bội số của 30 để phát phiếu.
2.2.3. Nội dung điều tra và cách thức xử lý số liệu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Dựa vào phiếu khảo sát, sau khi tổng hợp, xử lí số liệu bằng phần mềm, chúng tôi đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Mục đích:
- Khảo sát trên mẫu nghiên cứu qua phiếu thăm dò ý kiến nhằm xác định thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh và thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định nguyên nhân của thực trạng.
- Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
* Nội dung phiếu thăm dò ý kiến:
Phiếu khảo sát được phát đến 3 đối tượng: CBQL, GVTA và HS, trong đó đối với CBQL và GVTA nội dung các câu hỏi giống nhau nhưng sẽ được trả lời dưới hai góc độ khác nhau.
Cấu trúc phiếu thăm dò ý kiến bao gồm các phần sau : 1) Thông tin cá nhân.
2) Nội dung liên quan đến tầm quan trọng- mức độ thực hiện và hiệu quả của
hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên nhân của thực trạng.
42
3) Nội dung liên quan đến tầm quan trọng- mức độ thực hiện và hiệu quả của
công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: đánh giá mức độ công tác quản lý của CBQL với 4 nhóm nội dung quản lý và nguyên nhân của thực trạng.
4) Nội dung liên quan đến tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối với HS, do đặc điểm của đối tượng, khảo sát chỉ tập trung vào mức độ thực hiện và hiệu quả của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
*Quy ƣớc về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:
- Khảo sát về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, có 4 mức độ + Điểm 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả
+ Điểm 3: Thường xuyên/ Hiệu quả + Điểm 2: Thỉnh thoảng/ Ít hiệu quả
+ Điểm 1: Không thực hiện/ Không hiệu quả
- Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện (với x : Điểm trung bình của CBQL, y : Điểm trung bình của GVTA
+ Từ 3,5 đến 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả + Từ 2,5 đến 3,4: Thường xuyên/ Hiệu quả + Từ 1,5 đến 2,4: Thỉnh thoảng/ Ít hiệu quả
43
2.3. Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trƣờng THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên các trƣờng THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên
2.3.1. Sơ lược về các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (2012-2013) (2012-2013)
Bảng 2.1: Sơ lược về các trường THPT tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (2012-2013)
STT Trƣờng Số lớp Số HS Số CBQL Số GVTA Trình độ Dƣới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 THPT Bình Xuyên 31 1234 5 8 0 10 3 2 THPT Võ Thị Sáu 19 665 4 6 0 7 3
3 THPT Nguyễn Duy Thì 12 422 4 5 0 8 1
4 THPT Quang Hà 23 874 4 7 0 10 1
Tổng 85 3195 17 26 0 35 8
Có thể nhận thấy rằng, không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng đội ngũ CBQL, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói riêng phần lớn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV. Do đó, việc phát triển đội ngũ CBQL và GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng là cơ sở để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình, đồng thời đó cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của một nhà quản lý giáo dục.
Ở các trường THPT tại Huyê ̣n Bình Xuyên , đội ngũ CBQL có thâm niên công tác cao, với 66,7% ( 12) CBQL có tuổi nghề trên 15 năm và 11,1% (2) CBQL có tuổi nghề từ 11 đến 15 năm. Trong khi đó, đội ngũ GVTA lại có tuổi nghề khá trẻ với 73,1% (19) có tuổi nghề từ 1 đến 10 năm, 23% (6) từ 11 đến 15 năm và chỉ có 3,9% (1) có tuổi nghề trên 15 năm. Như vậy, có thể thấy rằng, chính những người trẻ này sẽ là những nhân tố năng động và tích cực trong quá trình không ngừng tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng đứng lớp của bản thân . Đây cũng chính là điểm thuận lợi trong công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên .
Bảng 2.1 cho thấy 100% GVTA và CBQL ở các trường THPT đều đạt chuẩn (theo Điều 77, Luật giáo dục 2005). Có 33,3% (6) CBQL có trình độ trên chuẩn
44
(CBQL có bằng Thạc sĩ). Tuy nhiên tỉ lệ trên chuẩn của GVTA mới chỉ đạt 7,7% (2). Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, cần phấn đấu nâng chuẩn đội ngũ CBQL và GVTA với tỉ lệ 50% CBQL và 20% GVTA trên chuẩn. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy 100% CBQL và GVTA ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên được đào tạo từ trường đại học trong nước. Trong khi đó, do tính chất môn học ngoại ngữ nên việc cần phải có lực lượng CBQL và nhất là lực lượng GVTA được đào tạo hay bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài là vấn đề thật sự cần thiết hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT nói chung và chất lượng giảng dạy ở bộ môn tiếng Anh nói riêng. Trong số các giáo viên tiếng Anh ở các trường đã có một số giáo viên được cử đi tham gia các đợt bồi dưỡng theo chương trình liên kết của UBND tỉnh Vĩnh Phúc với các trường đại học của Philippin. Đây cũng là một điểm thuận lợi rất lớn trong việc triển khai thực hiện đổi mới PPDH bộ môn.
Như vậy , bên cạnh hạn chế về nguồn đào tạo của CBQL và GVTA thì các trường THPT huyê ̣n Bình Xuyên bước đầu có khá nhiều điểm thuận lợi phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại địa phương.
2.3.2. Nhận thức về hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình xuyên tại huyê ̣n Bình xuyên
Hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT vừa mang tính chiến lược để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu và có chất lượng cao, vừa mang tính cấp bách vì nhà trường phải thực hiện những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành như: đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới PPDH, đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo. Vì vậy, phải coi hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, và để nó thực sự trở thành nhu cầu của mỗi CBQL và mỗi GVTA. Vì vậy, không chỉ GVTA mà cả CBQL cũng phải có nhận thức rõ ràng và đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT.
45
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CBQL và GVTA về tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên
0 10 20 30 40 50 60 70 Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng CBQL GVTA
Biểu đồ 2.1 cho thấy nhận thức của CBQL và GVTA về tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên là tương đối đồng đều và không có sự khác biệt quá lớn ở tất cả các mức độ. Cụ thể, trung bình có 36,3% CBQL và GVTA cho rằng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT rất quan trọng, 56,8% cho rằng quan trọng. Trong khi đó, chỉ có 6,8% CBQL và GVTA cho rằng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT ít quan trọng và đặc biệt là không có ý kiến nào cho là công việc này
không quan trọng.
Kết quả trên cho thấy hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên đã được nhận thức tương đối đúng đắn và được coi trọng. Đa số CBQL và GVTA ở các trường THPT tại huyê ̣n Bình Xuyên đều có ý thức về tầm quan trọng của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng vẫn còn có 5,6% CBQL và 7,7% GVTA cho rằng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT ít quan trọng.
46
Bảng 2.2: Thống kê đánh giá của CBQL và GVTA về mục đích của việc đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bình Xuyên
STT Mục đích của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trƣờng THPT
CBQL GVTA Tỉ lệ
chung Thứ
bậc
SL % SL %
1 Nâng cao chất lượng dạy học
18 100 19 73 84,1% 2
2 Kích thích hứng thú học tập, phát huy
tính tích cực học tập của HS 18 100 21 80,7 88,6% 1
3 Thực hiện chủ trương của ngành GD
10 53,3 15 57,7 56,8% 4
4 Đáp ứng yêu cầu của dạy học trong
thời đại hiện nay 13 66,6 20 76,9 75% 3
5 Lấy thành tích cho nhà trường 8 33,3 12 46,1
45,5% 5
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, hầu hết CBQL và GVTA đều thống nhất mục đích lớn nhất của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT là Kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực học tập của học sinh với 18/18 CBQL đồng ý (100%) và 21/26 GVTA đồng ý (85%). Việc trang bị tốt năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề là một trong những hoạt động trọng tâm của hoạt động đổi mới PPDH trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Và kết quả khảo sát đối với mục đích “Nâng cao chất lượng dạy học” cũng nhận được ý kiến thống nhất của 100% CBQL và 73% GVTA. Tương tự, có 13 CBQL (72,2%) và 21 GVTA(80,7%) nhận thức được mục đích của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh là “Đáp ứng yêu cầu của dạy học trong thời đại hiện nay”. Đáng lưu ý là dù đứng cuối về số lượng ý kiến nhưng 2 mục đích “Thực hiện chủ trương của ngành giáo dục” và “Lấy thành tích cho nhà trường” vẫn được tới 56,8% và 45,5% CBQL và GVTA đồng ý tán thành.
Như vậy, mặc dù nhiều GVTA đã chủ động trong việc tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền đạt kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ về các mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT, nên hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bình Xuyên chưa đạt hiệu quả cao. Tương tự đối với nhà quản lý giáo dục, khi không xác định rõ mục
47
tiêu của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT sẽ khó có thể có được những giải pháp đầu tư và sự quan tâm đúng mức, đồng bộ, để giúp cho công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Bình Xuyên đạt được hiệu quả như mong đợi.
2.3.3. Việc sử dụng các PPDH hiện đại trong dạy học tiếng Anh ở cá c trường THPT huyê ̣n Bình Xuyên THPT huyê ̣n Bình Xuyên
Đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THPT là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các PPDH ngoại ngữ truyền thống có những yếu tố tích cực với những PPDH ngoại ngữ hiện đại. Tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các PPDH tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy