0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Biện pháp quản lý hoạt độngdạy học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 -25 )

- Khái niệm biện pháp: Theo từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Ngọc Bích và nhóm tác giả), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Hà Nội – 2005, biện pháp là các hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích. Biện pháp tích cực là phòng bệnh, bất đắc dĩ mới chữa bệnh; Hành động có cơ sở pháp lý hay dựa trên một quyền lực. Biện pháp thi hành kỷ luật.

- Khái niệm biện pháp quản lý: Biện pháp quản lý là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để đạt mục tiêu quản lý.

- Khái niệm biện pháp quản lý HĐDH:

+ Biện pháp quản lý HĐDH là những cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý hơn nữa còn giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý HĐDH, làm cho việc quản lý HĐDH được vận hành đạt mục tiêu dạy học và giáo dục của cấp học đề ra.

+ Biện pháp quản lý HĐDH của CBQL trường THPT là các cách thức tiến hành của CBQL để tác động đến các lĩnh vực trong quản lý HĐDH nhằm nâng cao hiệu quả HĐDH, thực hiện mục tiêu cấp học.

1.2.6. Phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học

1.2.6.1. Phương pháp dạy học

PPDH là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của người thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [13, tr.187]

17

động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học [23, tr.25] Từ các định nghĩa trên chúng ta nhận thấy đặc trưng nổi bật của PPDH là cách thức hoạt động phối hợp giữa GV và HS trong những điều kiê ̣n da ̣y ho ̣c xác đi ̣nh nhằm đa ̣t mu ̣c đích da ̣y ho ̣c , trong đó phương pháp dạy qui định và chi phối phương pháp học, còn phương pháp học ảnh hưởng đến phương pháp dạy.

1.2.6.2. Các phương pháp dạy học cơ bản trong nhà trường phổ thông

Dựa vào mục đích dạy học cơ bản và phương tiện dạy học, có thể chia PPDH thành 4 nhóm, đó là:

- Nhóm phương pháp dùng lời gồm phương pháp thuyết trình, đàm thoại và sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

-Nhóm phương pháp trực quan gồm phương pháp quan sát, phương pháp biểu diễn thí nghiệm.

-Nhóm phương pháp thực tiễn gồm phương pháp ôn, luyện tập và phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

-Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở HS, gồm kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

Khi nghiên cứu và phân tích ưu, nhược điểm của các PPDH nêu trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

-Các PPDH nêu trên khi áp dụng trong thực tiễn dạy học không quá phức tạp và không đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức của cả thầy và trò.

-Phải thừa nhận các PPDH truyền thống đã phát huy cả vai trò chủ đạo của thầy và vai trò chủ động của trò, nhưng chỉ ở mức trung bình, kết quả mà các PPDH này mang lại cho người học nặng về tri thức hơn là phát triển phương pháp học tập - nhận thức ở người học.

-Những PPDH truyền thống nêu trên vẫn được áp dụng trong dạy học ở nhà trường Việt Nam và cả trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, điều kiện dạy học thay đổi nhờ sự hỗ trợ của các thế hệ máy tính,... thì các PPDH truyền thống cần được cải tiến theo hướng pháp huy tính tích cực, độc lập của HS, đồng thời áp dụng các PPDH hiện đại có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của dạy học hiện đại.

18

1.2.6.3. Đổi mới phương pháp dạy học

Do đặc điểm của HĐDH trong giai đoạn hiện nay đó là thông tin bùng nổ, phương tiện thông tin đại chúng được cài đặt đến từng hộ gia đình người dân, sức khỏe và độ bền trí tuệ của học sinh được cải thiện đáng kể, thông tin mang tính toàn cầu, dạy học được hỗ trợ của máy tính,...nên tri thức mà học sinh tiếp thu ở nhà trường trở nên kém phong phú và đa dạng hơn rất nhiều thông tin mà HS tiếp thu từ gia đình và xã hội. Do đó, nhà trường cần dạy học sinh phương pháp lựa chọn và xử lí thông tin hơn là cung cấp thông tin có sẵn cho HS. Cần phải đổi mới PPDH, nhưng theo hướng nào?

Xu hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là: - Tích cực hóa HĐDH.

- Cá biệt hóa HĐDH. - Công nghệ hóa HĐDH.

Tích cực hóa HĐDH là phát huy cao độ tính tích cực, độc lập của HS trong học tập dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.

Cá biệt hóa HĐDH là tổ chức HĐDH theo kiểu chương trình hóa để tạo mọi điều kiện cho HS phát triển ở mức cao nhất theo khả năng của mình. Việc dạy học có thể được tổ chức theo hình thức dạy học không giáp mặt với hệ thống tài liệu in và tài liệu điện tử.

Công nghệ hóa hoạt độngdạy học được hiểu theo nghĩa hẹp là sử dụng các thiết bị kĩ thuật vào dạy học mà ở đây là công nghệ thông tin.

Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hướng đổi mới thứ nhất là tích cực hóa HĐDH và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

*Tích cực hóa HĐDH trong các PPDH truyền thống

Như đã trình bày ở trên, đổi mới PPDH không có nghĩa là phủ nhận các PPDH truyền thống mà kế thừa có sáng tạo, phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của PPDH truyền thống cũng là một cách đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của HS trong học tập.

- Đối với phương pháp thuyết trình

GV nên chuyển sang thuyết trình nêu vấn đề. Thuyết trình nêu vấn đề là một dạng của thuyết trình, nó vẫn giữ nguyên bản chất của thuyết trình là GV sử dụng ngôn

19

ngữ trình bày tài liệu từ đầu đến cuối mà không dừng lại phát vấn HS. Cốt lõi của thuyết trình nêu vấn đề là GV nêu vấn đề và tự mình giải quyết vấn đề.

Thuyết trình nêu vấn đề ngoài những ưu điểm của thuyết trình nó còn có tác dụng kích thích sự tập trung chú ý của HS, hứng thú học tập và HS còn học được cách đặt và giải quyết vấn đề của GV - đây là một kĩ năng rất quan trọng cần hình thành, rèn luyện ở HS.

- Đối với phương pháp đàm thoại

GV sử dụng đàm thoại gợi mở thay vì đàm thoại thông báo tái hiện. Đàm thoại gợi mở mang đầy đủ các đặc điểm của đàm thoại, điểm khác biệt ở chỗ các câu hỏi GV đưa ra mang tính gợi mở đòi hỏi HS phải lựa chọn tri thức, tổ chức lại tri thức hoặc tìm ra tri thức mới so với bản thân. Câu hỏi gợi mở có nhiều hơn một câu trả lời đòi hỏi HS phải lựa chọn câu trả lời hợp lí nhất và nói rõ vì sao lại trả lời như vậy. Đây chính là khả năng tìm các phương án khác nhau để giải quyết một vấn đề và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu.

- Đối với phương pháp trực quan

Trực quan không chỉ có tác dụng minh họa cho bài dạy mà GV sử dụng trực quan như là một tình huống dạy học nảy sinh vấn đề. Như vậy bản thân phương tiện trực quan đã chứa đựng tình huống có vấn đề và hấp dẫn, thôi thúc HS giải quyết. - Đối với phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng kĩ xảo ở HS

Câu hỏi kiểm tra không đơn thuần là kiểm tra mức độ tái hiện tri thức mà kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng tri thức, kĩ năng.

Đề kiểm tra giữa, cuối môn học không chỉ bó hẹp tri thức trong một bài, chương mà bao hàm tri thức ở nhiều bài, nhiều chương đòi hỏi HS phải lựa chọn, sắp xếp tri thức đáp ứng yêu cầu của bài kiểm tra và diễn đạt tri thức theo ngôn ngữ của bản thân.

Việc áp dụng các PPDH truyền thống trình bày ở trên có tác dụng hình thành khái niệm, phương pháp học tập, phương pháp tư duy ở HS để HS có khả năng chuyển sang tình huống học tập mang tính độc lập cao hơn,đó là tình huống dạy học gợi mở và áp dụng các PPDH tương ứng.

* Áp dụng các PPDH hiện đại

20

PPDH phù hợp với trình độ phát triển của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của dạy học trong giai đoạn hiện nay đồng thời phát huy cao độ tính tự giác, tích cực độc lập và sáng tạo của HS trong học tập.

Các PPDH hiện đại thuộc kiểu dạy học giải quyết vấn đề, trong đó có nhiều PPDH cụ thể.

Dạy học giải quyết vấn đề là một hệ dạy học chứ không hiểu nó như là một PPDH cụ thể. Trước hết cần làm sáng tỏ một vài nội hàm mang tính tiền đề liên quan:

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng,...) để giải quyết.

Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lí thuyết nhận thức. Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề (Rubinstein).

Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ở người học. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp người học lĩnh hội tri thức kĩ năng và cả phương pháp nhận thức.

Dạy học giải quyết vấn đề là một hệ dạy học nên trong nó bao gồm nhiều PPDH bộ phận. Dựa vào tính tích cực của tư duy ở HS, ta có thể chia dạy học giải quyết vấn đề theo các mức độ sau:

+ Thuyết trình mang tính nêu vấn đề (chúng tôi đã trình bày ở trên) + Giải quyết từng phần (dạy học theo nhóm nhỏ)

+ Giải quyết trọn vẹn vấn đề (phương pháp nghiên cứu, dạy học theo dự án)

- PPDH theo nhóm

Khái niệm dạy học theo nhóm nhỏ: A.T. Francisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, và hợp tác với nhau trong học tập”.

Thực hiện dạy học theo nhóm nhỏ, GV lưu ý:

+ Tổ chức nhóm học tập. Việc phân chia nhóm thường dựa trên số lượng học viên, chủ đề bài học và đặc điểm của học viên. Qui mô nhóm có thể là 4, 5, 9 HS. Nhóm học tập có thể giữ nguyên trong suốt môn học nhưng cũng có thể thay

21

đổi tùy tình huống lớp học. Trong thực tiễn dạy học ở nhà trường Việt Nam, do lớp chật, số lượng HS đông, bàn ghế không tiện di chuyển, GV nên chia nhóm học tập theo bàn (hai bàn quay mặt lại với nhau), theo dãy.

+ GV nêu câu hỏi, bài tập thật rõ ràng để HS nhận thức được nhiệm vụ học tập của nhóm. Có thể cả lớp cùng làm một bài tập, có thể mỗi nhóm, mỗi dãy bàn thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt.

+ GV quan sát và can thiệp sư phạm khi cần thiết (như cố vấn, trọng tài, điều động) để nhóm học tập đạt được kết quả và kích thích từng thành viên của nhóm tham gia tích cực.

+ GV nhận xét, bổ sung và chốt lại các ý chính, nội dung quan trọng từ các ý kiến thảo luận của các nhóm để HS lĩnh hội được nội dung bài học.

- PPDH theo dự án

Dạy học theo dự án có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ 16, ở Ý và Pháp).

Đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho dạy học dự án (Richard, J.Dewey,.v.v.), và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm. Ban đầu PPDH dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác, cả các môn khoa học xã hội. Hiện nay PPDH dự án được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển.

Dạy học dự án được hiểu như một phương pháp hay hình thức dạy học, trong đó người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành.

Hay có thể hiểu: Dạy học dự án là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án.

Một số đặc điểm của dạy học dự án:

+ Định hướng vào người học: Trong dạy học dự án, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục

22

đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ.

+ Định hướng hoạt động thực tiễn: Trong quá trình thực hiện dự án, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành. Chủ đề dự án gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, với những tình huống của thực tiễn xã hội, nghề nghiệp, đời sống

+ Định hướng sản phẩm: Các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu rộng rãi.

PPDH dự án có nhiều ưu điểm như hình thành và rèn luyện kĩ năng tự học, nghiên cứu khoa học ở HS, và nhiều kĩ năng sống khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự lãnh đạo bản thân,.. Tuy nhiên dạy học dự án có những hạn chế như rất tốn thời gian và tổ chức không tốt sẽ không đảm bảo được rằng HS lĩnh hội được kiến thức của bài học, môn học.

1.3. Dạy học tiếng Anh ở trƣờng THPT

1.3.1. Chương trình tiếng Anh THPT; mục tiêu, nội dung chương trình tiếng Anh THPT THPT

1.3.1.1. Vị trí, vai trò của môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục THPT

Tiếng Anh, với tư cách là môn ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục THPT, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Môn tiếng Anh ở trường THPT cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Do đặc trưng riêng, môn tiếng Anh ở trường THPT góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ) và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt, góp phần đổi mới PPDH, lồng ghép và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường THPT. Cùng vớicác môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường THPT.

23

1.3.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình môn tiếng Anh

Chương trình môn tiếng Anh ở trường THPT được biên soạn theo quan điểm giao tiếp coi hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm,

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 -25 )

×