Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 54)

5.2.1 Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ

Đối với chính quyền địa phương:

Hỗ trợ thành lập hợp tác xã nhằm tăng cƣờng mối liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nông dân và sử dụng hiệu quả nhãn hiệu hàng hóa đƣợc cấp giấy chứng nhận.

Xây dựng kho lƣu trữ, sơ chế hành để tăng thời gian lƣu trữ hành, ổn định giá đầu ra cho doanh nghiệp và nông dân. Bên cạnh đó, nên xây dựng mạng lƣới thu mua để nông dân bán sản phẩm của mình qua ít khâu trung gian từ đó giá bán cũng đƣợc cao hơn.

Hỗ trợ xây dựng website nhằm quảng bá sản phẩm tốt hơn với các đối tác trong và ngoài nƣớc.

Cần phải phối hợp với cục xúc tiến thƣơng mại tổ chức các cuộc xúc tiến thƣơng ngoại ra nƣớc ngoài và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc.

Phối hợp các ngành có liên quan để nâng cao chất lƣợng hành giống và kỹ thuật canh tác cho ngƣời nông dân, hƣớng tới sản xuất theo hƣớng Global GAP, góp phần giữ vững và phát huy thƣơng hiệu hành tím Vĩnh Châu.

Đối với nông dân trồng hành:

Nông dân cần chủ động hợp tác giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời nhân rộng mô hình sản xuất theo quy trình sạch để nâng cao chất lƣợng của hành tím.

Nông hộ cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nguồn thông tin về giá cả đầu ra cho hành thƣơng phẩm để tránh tình trạng bị ép giá, bán với giá thấp hơn giá thị trƣờng làm giảm lợi nhuận của nông hộ.

Đối với thương lái hay vựa:

Thƣơng lái cần phải đẩy mạnh tìm nơi tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng, nhu cầu sử dụng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến để có kế hoạch thu mua. Còn đối với vựa thì cần phải đẩy mạnh hình thức buôn bán cho vựa với hình buôn bán này thì cả ngƣời nông dân và chủ vựa đều có lợi.

5.2.2 Giải pháp về vốn

Qua điều tra thấy đƣợc vốn để đầu tƣ vào nông nghiệp chủ yếu là nông hộ vay từ ngƣời thân và bạn bè, số vay từ ngân hàng chính sách xã hội còn ít vì số tiền vay từ các ngân hàng còn quá ít không đủ để đáp ứng cho việc sản xuất, vì vậy để đảm bảo nguồn vốn cho nông hộ các ngân hàng cần phải hỗ trợ cho nông dân trồng hành vay đủ vốn sản xuất để nông hộ không phải vay bên ngoài với lãi suất cao, giảm lãi suất cho vay, vay tín chấp với đơn giản hóa các thủ tục cho vay và triển khai chính sách tín dụng ƣu đãi đến các hộ nghèo, các đối tƣợng có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất.

Giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua hành tím thƣơng phẩm liên kết với nhau, với hình thức là doanh nghiệp hỗ trợ tín dụng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Chính quyền địa phƣơng nên vận động ngƣời dân tham gia thành lập tổ góp vốn để cho ngƣời dân sản xuất hành tím vay với mức lãi suất thấp hay để giúp đỡ các thành viên trong tổ sản xuất tránh vay vốn từ các tổ chức phi chính thức với mức lãi suất cao.

5.2.3 Giải pháp về kỹ thuật

Qua kết quả hồi quy cho thấy lƣợng P2O5 và K2O không ảnh hƣởng đến lợi nhuận, mà lƣợng N ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Do đó, nông hộ cần sử dụng hợp lý và liều lƣợng thích hợp để làm tăng năng suất cũng nhƣ lợi nhuận cho nông hộ. Ngoài ra nông hộ cần tuân thủ theo nguyên tắc bón phân theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhƣ nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách. Để vừa giảm chi phí tối đa, vừa cho kết quả cao trong sản xuất.

Nông dân cần sử dụng giống phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, phù hợp điều kiện thổ nhƣỡng và phù hợp với khí hậu (theo khuyến cáo của các nhà khoa học) để sản phẩm không bị ngƣời mua ép giá, cho năng suất tốt và đem lại lợi nhuận cao.

Trong phân tích chi phí thuốc BVTV cùng chiều với lợi nhuận, vì vậy nông hộ cần nắm vững những kỹ thuật để áp dụng vào các khâu trồng và chăm sóc hành tím một cách hợp lý sẽ giúp bảo vệ đƣợc hành tím hạn chế sự tấn công của sâu bệnh và tiết kiệm đƣợc chi phí.

Kinh nghiệm sản xuất: phần lớn nông dân nơi đây có kinh nghiệm sản xuất lâu đời do tích lũy trong quá trình sản xuất hay học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nông dân khác, và một số ít học hỏi từ những buổi tập huấn. Do đó để tăng kinh nghiệm sản xuất cho nông hộ cần phải có các buổi tập huấn, trình diễn mô hình trồng mới có hiệu quả sản xuất cao đến các nông hộ.

Do nông dân chƣa đƣợc huấn luyện tốt về kỹ thuật, chƣa biết rõ về liều lƣợng sử dụng phù hợp và tác dụng của các yếu tố đầu vào, cũng nhƣ các thông tin về giá cả nên họ chƣa thể lựa chọn đƣợc mức đầu vào tối ƣu cho hoạt động sản xuất của mình. Do vậy, trong công tác khuyến nông cán bộ cần huấn luyện kỹ thuật sử dụng đầu vào để nâng cao trình độ hiểu biết của nông dân về cách sử dụng, liều lƣợng và tác dụng của các loại thuốc trên thị trƣờng nhằm giúp nông dân lựa chọn đƣợc mức đầu vào tối ƣu, từ đó năng suất, lợi nhuận đƣợc nâng cao. Mặt khác, nội dung tập huấn cũng cần phải đơn giản hóa, dùng các ngôn từ mà nông dân thƣờng dùng để nông dân dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thể nhớ để nông dân có thể dễ dàng áp dụng.

Nông dân cần chủ động tiếp cận thêm thông tin thông qua báo chí, internet và tivi. Bên cạnh đó, ngƣời dân thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trong các vụ sản xuất, có thể luân canh thêm cây lúa và các cây rau màu khác, tích cực học hỏi thêm những mô hình sản xuất hiệu quả do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện khuyến cáo nhằm nâng cao thêm lợi nhuận cho hộ.

5.2.4 Giải pháp về giống

Giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất cũng nhƣ lợi nhuận của nông hộ. Nên phải lựa chọn giống có chất lƣợng, thích hợp với đất đai của địa phƣơng và có khả năng kháng sâu bệnh tốt, sẽ giúp nông hộ sản xuất đƣợc năng suất cao, chất lƣợng tốt. Vì vậy để có nguồn giống tốt cần chú ý:

Nông dân cần trồng với mật độ thích hợp, quá thƣa hay quá dày gây ảnh hƣởng đến năng suất và làm tăng chi phí giống.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giống, hƣớng dẫn cho ngƣời dân thực hiện các qui định trong việc quản lý giống, kiểm tra tình hình sâu bệnh trên hành giống để tránh bị thiệt hại trong việc sản xuất.

Tuyên truyền cho ngƣời dân trong việc bảo quản giống, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình bảo quản làm chất lƣợng hành giống bị ảnh hƣởng cũng nhƣ sức khỏe của nông dân và môi trƣờng xung quanh.

Chính quyền địa phƣơng cần đầu tƣ xây dựng cơ sở nhân giống cung cấp nguồn giống chất lƣợng và ổn định cho nông hộ, tránh tình trạng thiếu giống, tiết kiệm chi phí vận chuyển từ nơi khác đến từ đó giúp nông dân có lợi nhuận cao.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Từ kết quả điều tra thực tế và kết quả phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ sản xuất hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thể rút ra một số kết luận:

Hành tím là mặt hàng chủ lực của tỉnh Sóc trăng, và Vĩnh Châu là nơi có diện tích và sản lƣợng hành tím lớn nhất ĐBSCL, hành tím Vĩnh Châu có lợi thế cạnh tranh cao về điều kiện sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất hành tím tại địa bàn vẫn chƣa cao, do khâu tiêu thụ hành tím còn gặp rất nhiều khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ cũng nhƣ số lƣợng và chất lƣợng theo yêu cầu thị trƣờng.

Nông hộ trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu chọn trồng hành tím vì lý do chủ yếu là có kinh nghiệm trồng nhiều năm, kỹ thuật trồng đơn giản và về công tác giống phần lớn các nông hộ sử dụng giống tự sản xuất là chủ yếu, cũng có các hộ lƣợng giống nhà cung cấp không đủ nên sử dụng thêm giống mua tại các nơi quen biết, giá giống dao động từ 8.000 đến 50.000 đồng/kg, chi phí giống trung bình là 3.307,7 ngàn đồng.

Về KHKT rất ít nông hộ tham gia tập huấn các KHKT trong quá trình sản xuất hành, nếu có thì rất ít hoặc rất hạn chế. Nguồn thông tin KHKT chủ yếu của nông hộ là từ bạn bè và ngƣời thân. Tỷ lệ nông hộ tham gia HTX hay câu lạc bộ hành tím còn rất thấp. Thị trƣờng tiêu thụ mà nông dân bán hành tím chủ yếu là thƣơng lái. Các công ty, doanh nghiệp hay các vựa chƣa thể hiện đƣợc vai trò của mình trong khâu tiêu thụ hành thƣơng phẩm của nông hộ sản xuất.

Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của những nông hộ sản xuất hành tím là bán lại cho các thƣơng lái. Các công ty, doanh nghiệp hay vựa chƣa thể hiện đƣợc vai trò của mình trong khâu tiêu thụ hành thƣơng phẩm của nông hộ sản xuất.

Qua khảo sát mùa vụ hành thƣơng phẩm vụ 2013 – 2014 này, năng suất hành tím trung bình nông hộ đạt đƣợc là 2.342 kg/1000m2. Mức chi phí trung bình nông hộ bỏ ra trên 1000m2

nhuận mang về cho nông hộ trung bình là 3.565.6 ngàn đồng. Cho thấy mô hình sản xuất hành tím đạt hiệu quả về mặt tài chính nhƣng vẫn chƣa cao lắm.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nông hộ

Nông hộ cần thay đổi đi cái nhìn bảo thủ của mình nhƣ việc sử dụng giống, các loại thuốc dƣỡng, và đặc biệt là kỹ thuật trồng trong quá trình sản xuất. Tăng cƣờng áp dụng các tiến bộ KHKT nhƣ kỹ thuật trồng hành giống mới vào trong sản xuất, sử dụng một số giống mới chất lƣợng hơn và cho năng suất cao hơn. Thƣờng xuyên tham gia các buổi tập huấn KHKT hay các buổi chuyển giao KHKT.

Nông hộ nên quan tâm nhiều hơn đến thông tin thị trƣờng và các dự báo về thị trƣờng nông nghiệp nói chung và thị trƣờng hành tím nói riêng, để biết đƣợc giá cả đầu ra của sản phẩm.

Việc sử dụng các loại thuốc BVTV cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia có trình độ cũng nhƣ kinh nghiệm để sử dụng đúng liều lƣợng và đạt đƣợc hiệu quả, bên cạnh đó nông hộ cũng cần quan tâm đến ảnh hƣởng của các loại thuốc đến môi trƣờng xung quanh.

Tận dụng LĐGĐ là hết sức cần thiết, hạn chế hay cắt giảm lao động trong các khâu nhƣ thu mua rơm, làm dòng hoặc xuống để giảm chi phí xuông thấp và có thể đem lai lợi mhuận cao hơn.

6.2.2 Đối với thƣơng lái hay các doanh nghiệp

Thƣơng lái nên tìm đến các nông hộ và liên kết với nông hộ để chủ động hơn vai trò trung gian tiêu thụ sản phẩm của mình. Liên kết ngày càng chặt chẽ hơn để có thể giúp các nông hộ giải quyết các khó khăn trong quá trình sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ hành thƣơng phẩm.

Các doanh nghiệp nên nghiên cứu thông tin về thị trƣờng tiêu thụ, về tiêu chuẩn và chất lƣợng cần cung cấp cho thị trƣờng nhƣ những loại đạt chất lƣợng xuất khẩu. Từ đó, doanh nghiệp nên liên kết với nông dân yêu cầu nông dân sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trƣờng. Doanh nghiệp nên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật giúp nông dân ổn định hơn trong sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải cung cấp chính xác thông tin thị trƣờng cho nông dân và không lợi dụng sự thiếu thông tin của nông dân mà ép giá.

6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng

Tăng cƣờng công tác quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sản xuất và mua bán giống trên địa bàn. Đầu tƣ xây dựng các cơ sở giống có chất lƣợng trên địa bàn và thƣờng xuyên kiểm tra chất lƣợng giống.

Cung cấp các thông tin về thị trƣờng, tình hình giá cả biến động rộng rãi trên các phƣơng tiện truyền thông cho ngƣời dân kịp thời nắm bắt.

Hỗ trợ giúp các doanh nghiệp, các cá nhân thành lập các kênh phân phối, đặc biệt là phải thành lập các tổ chức trung gian để có thể liên kết các kênh nhƣ sản xuất, phân phối, chế biến và tiêu dùng để đảm bảo đầu ra cho nông hộ.

Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ đối với nông dân, doanh nghiệp tạo điều kiện giúp ngƣời nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách lại là vấn đề của các tổ chức nên chính quyền địa phƣơng, các tổ chức hay đoàn thể địa phƣơng cần giám sát việc thực hiện. Đa phần các mâu thuẫn này nằm trong công tác vay vốn vì vậy, trƣớc mắt cần xác định nguyên nhân chủ yếu là do đâu và có những biện pháp giải quyết một cách hợp lý, bên cạnh đó cần tạo lòng tin cho nông hộ thông qua các chính quyền địa phƣơng cần có chính sách vay vốn hợp lý và hạn chế các thủ tục để giúp nông hộ có thể vay vốn nhanh chóng hơn, có nhƣ vậy nông dân mới có thể mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cần tăng cƣờng giám sát hơn mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ để hạn chế tình trạnh nông hộ vay vốn nhƣng không tham gia sản xuất hành tím.

Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dƣỡng và không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ khuyến nông để phục vụ tốt cho công tác hƣớng dẫn sản xuất cho bà con nông dân.

Để khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của vùng cần xây dựng cơ sở hạ tầng thuận tiện, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh hơn đảm bảo cung cấp đủ nƣớc cho tƣới tiêu, ngăn chặn ngập lụt. Khuyến khích nông dân cùng tham gia xây dựng những công trình thủy lợi nội đồng, huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

6.2.4 Đối với các tổ chức khuyến nông

Đối với các tổ chức khuyến nông địa phƣơng cần phát huy hơn nữa công tác hỗ trợ, nâng cao kiến thức không chỉ cho nông dân mà còn cả bản thân họ nữa. Việc đƣa kỹ thuật sản xuất mới đến với ngƣời nông dân, khuyến khích nông hộ áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất nhằm giảm chi phí lao động, xóa bỏ dần sản xuất kiểu cũ không còn hiệu quả để áp dụng phƣơng pháp sản xuất mới hiệu quả hơn, đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao.

Cần nghiên cứu thêm các loại thuốc trị bệnh, sâu mới trên hành tím nhằm để hạn chế tính kháng thuốc của sâu bệnh nhƣng bên cạnh đó, các loại thuốc phải hạn chế thấp nhất sự ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Đƣa ra thông tin về lịch thời vụ sản xuất để nông dân sản xuất đúng thời vụ nhằm tránh đƣợc về tình hình sâu bệnh phức tạp và những thay đổi về thời tiết nhƣ hiện nay.

Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp với viện nghiên cứu, trung tâm giống sản xuất giống nhằm thành lập các cơ sở sản xuất giống để hạn chế tình trạng bị thiếu nguồn giống làm tăng chi phí đầu vào của nông hộ. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cần tiến hành nghiên cứu và phát triển giống hành tím mới nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và kháng sâu bệnh cao để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê.

2. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2012. Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần Thơ.

3. Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nhà xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)