Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 28)

3.1.2.1 Kinh tế

Lĩnh vực nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng 72%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 11%), thƣơng mại và dịch vụ (chiếm 17%). Với vị trí đắc địa ở vùng cửa sông giáp biển nên Vĩnh Châu có lợi thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, nổi bật là tôm sú, Artemia, cá kèo ... kế đến là trồng hoa màu trên vùng đất cát pha, đất giồng ven biển với sản phẩm nổi tiếng là hành tím, củ cải, tỏi ...là nguồn hàng chủ lực tiêu thụ mạnh trong cả nƣớc và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của thị xã Vĩnh Châu mới phát triển, trọng điểm là công nghiệp chế biến nông, thủy sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thị xã đang tiếp tục xúc tiến thực hiện các dự án phát triển công nghiệp ở khu vực vùng ven Phƣờng 1 và khu vực cầu Mỹ Thanh 2 (xã Vĩnh Hải).

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trƣớc hết là nghề dệt chiếu truyền thống của đồng bào Khmer ở Cà Săng, Soài Côn (Phƣờng 2), Tầng Dù ( xã Lạc Hòa), một số địa phƣơng còn giữ đƣợc nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ hết sức phong phú. Chế biến nông thủy sản phải kể đến mặt hàng Xá bấu mặn (củ cải muối), Xá bấu ngọt, các loại tôm, cá khô, khô cá mặn đặc trƣng của miền biển Vĩnh Châu.

3.1.2.2 Dân số - văn hóa – xã hội

Dân số thị xã Vĩnh Châu có 163.800 ngƣời, mật độ dân số 346 ngƣời/km2 gồm các dân tộc: Kinh chiếm 29,38%, Khmer chiếm 52,84%, Hoa chiếm 17,77% và dân tộc khác chiếm 0,01% (số liệu thống kê năm 2011), với đặc trƣng là sống đan xen lẫn nhau, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong sãn xuất và đời sống.

Về Giáo dục và đào tạo: Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, chất lƣợng giáo dục đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Về lĩnh vực y tế: Ý thức nông dân về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các loại dịch bệnh đƣợc nâng lên. Chất lƣợng hoạt động, tinh thần khám chữa bệnh của các cơ sở y tế có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đƣợc tăng cƣờng cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Công tác dân tộc, tôn giáo: Thƣờng xuyên tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc và triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc kịp thời, đúng đối tƣợng.

Đặc biệt, ở thị xã Vĩnh Châu còn có một lễ hội rất giàu tính nhân văn đƣợc tổ chức hàng năm, thu hút khoảng 10.000 lƣợt ngƣời đến tham dự. Đó là lễ hội Chrorumchec, dân gian còn gọi là lễ cúng phƣớc biển. Lễ hội cúng phƣớc biển ở Vĩnh Châu thật sự là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng cộng cƣ trên vùng đất này.

Du lịch sinh thái là một tiềm năng mới mẻ ở thị xã Vĩnh Châu. Khu du lịch sinh cảnh biển đang đƣợc đầu tƣ tại khu vực bãi biển Hồ Bể (xã Vĩnh Hải) nằm trên tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, rừng sinh thái ngập mặn ven biển trải dài trên 40 km có nhiều cảnh quan và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, phong phú, du lịch sinh hoạt cộng đồng với tuyến đƣờng lộ Giồng Nhãn. Ngoài việc tham quan, mọi ngƣời sẽ đƣợc thâm nhập vào đời sống, công việc lao động thƣờng nhật của nông dân trồng

hành tím, nghề nuôi tôm, học cách chế biến thủy sản, cũng nhƣ tự nấu những món ăn ngon rất đặc thù của ngƣời dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 28)