3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 3.1 : Bản đồ hành chính thị xã Vĩnh Châu
Ngày 25/8/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP thành lập Thị xã Vĩnh Châu và các phƣờng thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng với địa giới hành chính có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 4 phƣờng (Phƣờng 1, Phƣờng 2, Phƣờng Vĩnh Phƣớc và Phƣờng Khánh Hòa.) và 6 xã (Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp, Hòa Đông, Lạc Hòa và Vĩnh Hải).
Thị xã Vĩnh Châu là một trong những huyện của tỉnh Sóc Trăng, nằm ven biển với chiều dài bờ biển trên 43 km, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và huyện Trần Đề. Ranh giới đất đai của huyện nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9o22’ đến 9o24’ vĩ độ Bắc và từ 106o05’ đến 106o42’ kinh độ Đông.
Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ thông suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lƣu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí chiến lƣợt hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đây là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch, là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù phát triển mạnh các nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát
triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng nhƣ : tôm sú, cá kèo, nghêu, Artemia, muối, củ cải trắng, củ hành tím, tỏi ....
Bên cạnh đó, việc cầu Cần Thơ cùng với tuyến đƣờng Nam Sông Hậu dài 151 km đƣợc đầu tƣ hoàn thành và đƣa vào sử dụng đã mở ra tuyến giao thông mới từ Thành Phố Cần Thơ chạy dọc bờ Nam Sông Hậu đến thị xã Vĩnh Châu và nối với quốc lộ 1A tại Thành Phố Bạc Liêu. Lợi thế này có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng nói chung và thị xã Vĩnh Châu nói riêng.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
Thị xã Vĩnh Châu nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đói gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao, nhiệt độ không khí trung bình hằng năm 26,080C. Nhiệt độ cao nhất trung bình là 28oC (vào tháng 4 hàng năm), nhiệt độ thấp nhất trung bình là 25,2oC (vào tháng 12 – 01 hàng năm).
Trong năm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình là 1.846 mm, lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm 92,9% tổng lƣợng mƣa cả năm, tổng số ngày mƣa trung bình hàng năm là 115 ngày.
Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.898 mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Số giờ nắng trung bình là 7 giờ 40 phút/ngày, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
Trên địa bàn Vĩnh Châu có hai hƣớng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình 2,5 – 3 m/s. Mỗi năm bình quân có từ 30 – 60 cơn giông, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống.
Nhìn chung các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên những biến đổi khí hậu đang diễn ra, nhất là vấn đề nƣớc biển đang dâng lên tác động đến vùng ven biển. Do đó vấn đề hệ thống đê biển và đê sông trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu cần đƣợc quan tâm và cải thiện.
b. Sông ngòi
Thị xã Vĩnh Châu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch tƣơng đối phong phú. Sông Mỹ Thanh là tuyến đƣờng thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẻo qua tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu còn có các kênh rạch nhỏ bao gồm: rạch Trà Nho dài 6,8 km, rạch Om Trà Nỏ dài 12,8 km, rạch Sâu dài 11 km, Kênh Trà Niên dài 32,5 km, rạch Trà Giao dài 3 km, rạch Xẻo Tre dài
8,5 km,…. Hệ thống giao thông đƣờng bộ tuyến Quốc Lộ Nam Sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lƣu hàng hóa, dịch vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven Sông Hậu và tuyến đƣờng Tỉnh 935 (đi tỉnh Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực của tỉnh Sóc Trăng.
c. Đất đai
Thị xã Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha chiếm 14,35% so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng (Phòng Kinh Tế, 2013).Gồm 5 loại đất chính:
- Đất cát trung tính: Diện tích 3.548 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên, đất này nằm theo các giồng ven biển chủ yếu dùng để trồng lúa, màu và cây ăn trái.
- Đất mặn nhiều: Diện tích 8.100 ha, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình trung bình của xã Lai Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Hải. Loại đất này trồng một vụ lúa và một vụ màu.
- Đất ngập mặn ven biển: Diện tích 5.915 ha, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng địa hình trũng ven biển thuộc xã Vĩnh Tân, Vĩnh phƣớc, Thị trấn Vĩnh Châu, Vĩnh Hải. Loại đất này phù hợp dùng để trồng rừng đƣớc, mắm, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
- Đất mặn chua ít: Diện tích 12.338 ha, chiếm 26,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Lai Hòa, Hòa Đông, Khánh Hòa, Vĩnh Hiệp. Loại đất này dùng để trồng lúa và nuôi thủy sản.
- Đất mặn chua nhiều: Diện tích 16.465 ha, chiếm 34,8% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết các xã trong huyện nhƣng tập trung nhiều là xã Vĩnh Hiệp, Khánh Hòa, Vĩnh Phƣớc. Loại đất này dùng để trồng lúa và nuôi thủy sản.
Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã đƣợc khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang đƣợc chuyển dịch mạnh theo hƣớng nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
3.1.2.1 Kinh tế
Lĩnh vực nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng 72%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 11%), thƣơng mại và dịch vụ (chiếm 17%). Với vị trí đắc địa ở vùng cửa sông giáp biển nên Vĩnh Châu có lợi thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, nổi bật là tôm sú, Artemia, cá kèo ... kế đến là trồng hoa màu trên vùng đất cát pha, đất giồng ven biển với sản phẩm nổi tiếng là hành tím, củ cải, tỏi ...là nguồn hàng chủ lực tiêu thụ mạnh trong cả nƣớc và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của thị xã Vĩnh Châu mới phát triển, trọng điểm là công nghiệp chế biến nông, thủy sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thị xã đang tiếp tục xúc tiến thực hiện các dự án phát triển công nghiệp ở khu vực vùng ven Phƣờng 1 và khu vực cầu Mỹ Thanh 2 (xã Vĩnh Hải).
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trƣớc hết là nghề dệt chiếu truyền thống của đồng bào Khmer ở Cà Săng, Soài Côn (Phƣờng 2), Tầng Dù ( xã Lạc Hòa), một số địa phƣơng còn giữ đƣợc nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ hết sức phong phú. Chế biến nông thủy sản phải kể đến mặt hàng Xá bấu mặn (củ cải muối), Xá bấu ngọt, các loại tôm, cá khô, khô cá mặn đặc trƣng của miền biển Vĩnh Châu.
3.1.2.2 Dân số - văn hóa – xã hội
Dân số thị xã Vĩnh Châu có 163.800 ngƣời, mật độ dân số 346 ngƣời/km2 gồm các dân tộc: Kinh chiếm 29,38%, Khmer chiếm 52,84%, Hoa chiếm 17,77% và dân tộc khác chiếm 0,01% (số liệu thống kê năm 2011), với đặc trƣng là sống đan xen lẫn nhau, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong sãn xuất và đời sống.
Về Giáo dục và đào tạo: Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, chất lƣợng giáo dục đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Về lĩnh vực y tế: Ý thức nông dân về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các loại dịch bệnh đƣợc nâng lên. Chất lƣợng hoạt động, tinh thần khám chữa bệnh của các cơ sở y tế có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đƣợc tăng cƣờng cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Công tác dân tộc, tôn giáo: Thƣờng xuyên tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc và triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc kịp thời, đúng đối tƣợng.
Đặc biệt, ở thị xã Vĩnh Châu còn có một lễ hội rất giàu tính nhân văn đƣợc tổ chức hàng năm, thu hút khoảng 10.000 lƣợt ngƣời đến tham dự. Đó là lễ hội Chrorumchec, dân gian còn gọi là lễ cúng phƣớc biển. Lễ hội cúng phƣớc biển ở Vĩnh Châu thật sự là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng cộng cƣ trên vùng đất này.
Du lịch sinh thái là một tiềm năng mới mẻ ở thị xã Vĩnh Châu. Khu du lịch sinh cảnh biển đang đƣợc đầu tƣ tại khu vực bãi biển Hồ Bể (xã Vĩnh Hải) nằm trên tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, rừng sinh thái ngập mặn ven biển trải dài trên 40 km có nhiều cảnh quan và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, phong phú, du lịch sinh hoạt cộng đồng với tuyến đƣờng lộ Giồng Nhãn. Ngoài việc tham quan, mọi ngƣời sẽ đƣợc thâm nhập vào đời sống, công việc lao động thƣờng nhật của nông dân trồng
hành tím, nghề nuôi tôm, học cách chế biến thủy sản, cũng nhƣ tự nấu những món ăn ngon rất đặc thù của ngƣời dân địa phƣơng.
3.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Châu
3.1.3.1 Tình hình trồng trọt
Nông nghiệp thị xã Vĩnh Châu chủ yếu là trồng trọt bên cạnh đó còn có chuyên canh một số cây màu với tổng diện tích đất nông nghiệp là 39.858,56 ha chiếm 84,20% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.634,13 ha chiếm 16,64% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1 Diện tích canh tác và sản lƣợng một số loại cây trồng tại thị xã Vĩnh Châu năm 2011 – 2013 Năm 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Lúa 3.351 3.505 3.378 Màu 10.034 11.622 10.660 Sản lƣợng (tấn) Lúa 16.775 14.600 15.201 Màu 188.804 218.124 202.419
Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013
Về sản xuất lúa: Năm 2012 diện tích lúa 3.505 ha tăng 154 ha so với năm 2011,nhƣng sản lƣợng lại giảm từ 16.755 tấn xuống còn 14.600 tấn do tập quán, kinh nghiệm sản xuất của nông dân còn mang tính truyền thống, tỷ lệ sử dụng giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận chƣa cao và do năm 2012 mùa mƣa kết thúc sớm, một số diện tích lúa bị thiếu nƣớc đang trong giai đoạn trổ bông nên sản lƣợng giảm. Đến năm 2013 thì diện tích gieo trồng chỉ còn 3.378 ha giảm 127 ha so với năm 2012, sản lƣợng đạt 15.201 tấn tăng 4,12 % so với năm 2012. Nhìn chung sản xuất lúa giảm về diện tích, tuy nhiên năng suất và sản lƣợng tăng so với các năm, nguyên nhân sản xuất lúa còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết.
Về sản xuất màu: Năm 2013 toàn thị xã xuống giống đƣợc 10.660 ha giảm 0.962 ha, sản lƣợng là 202.419 tấn giảm 15,705 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Cây chủ lực vẫn là cây củ hành tím (trong đó sản lƣợng hành thƣơng phẩm là 107.915 tấn), cây củ cải là 26.743 tấn, ớt là 20.622 tấn và vụ hè thu cây chủ lực là rau đậu thực phẩm với sản lƣợng là 8.977 tấn. So với năm 2012 thì diện tích trồng màu giảm 8,28 %.
3.1.3.2 Tình hình sản xuất hành tím
Bảng 3.2 cho thấy diện tích năm 2012 là 6.679 ha, tăng so với năm 2011 là 970 ha (tăng hơn 16,99% so với năm 2011). Lí do là vì mùa vụ hành tím năm 2010
- 2011 trúng giá nên ngƣời trồng hành tím thu lại lợi nhuận khá cao dẫn đến nông dân tự phát tăng diện tích trồng hành tím vào mùa vụ năm 2011 - 2012 làm cho diện tích trồng vào năm 2012 cao nhất đạt 6.679 ha, sản lƣợng hành tím đạt đƣợc cũng tăng từ 114.180 tấn lên 119.487 tấn (tăng hơn 4,65% so với năm 2011), tuy nhiên năng suất lại giảm 2,11 tấn/ha so với năm 2011. Do Sản lƣợng tăng lên đáng kể, thêm vào đó hành tím lại đƣợc thu hoạch vào đúng lúc thu hoạch hành tím của những tỉnh lân cận, lại bị thƣơng lái ép giá nên mùa vụ 2011 - 2012 ngƣời dân thu về lợi nhuận không cao, thậm chí lỗ nặng. Năm 2013 diện tích trồng hành tím có xu hƣớng giảm xuống còn 5.747 ha, cao hơn năm 2011 38 ha (tăng 0.66% so với năm 2011), sản lƣợng cũng giảm mạnh còn 107.915 tấn, giảm 6.265 tấn (giảm 5,49% so với năm 2011). Đầu năm 2014 diện tích trồng hành tím là 6.205 ha sản lƣợng thu đƣợc là 110.126 tấn tăng lên so với năm 2013, mùa vụ năm 2013 – 2014 nông dân trúng mùa nhƣng nguồn đầu ra không ổn định làm cho lƣợng hành tím tồn đọng nhiều, lý do là thị trƣờng Indonesia giảm mạnh sản lƣợng nhập khẩu, khiến giá hành tím liên tục sụt giảm khiến cho nông dân lỗ nặng.
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất hành tím giai đoạn 2011- 2013
Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tấn/ha)
2011 5.709 114.180 20,00
2012 6.679 119.487 17,89
2013 5.747 107.915 18,78
Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu,2013
3.1.3.2 Tình hình chăn nuôi
Bên việc sản xuất nông nghiệp, thĩ xã Vĩnh Châu cũng đƣợc biết đến với ngành chăn nuôi, nhờ tận dụng các phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên ngành chăn nuôi ở địa bàn huyện cũng tƣơng đối phát triển, Tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có xu hƣớng tăng giảm không đều.
Bảng 3.3 Tình hình chăn nuôi tại thị xã Vĩnh Châu năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: con
Năm 2011 2012 2013
Đàn trâu, bò, dê 1.790 2.263 1.526
Đàn heo 9.667 8.200 7.891
Đối với đàn heo đạt 9.667 con vào năm 2011 đến năm 2012 giảm còn 8.200 con và đến năm 2013 giảm còn 7.891 con. Quy mô đàn gia cầm thì năm 2011 đạt 118.887 con nhƣng đến năm 2012 thì lại giảm mạnh còn 39.679 con vào năm 2013 thì đàn gia cầm có xu hƣớng tăng trở lai với 172.570 con. Bên cạnh đó, quy mô đàn trâu, bò, dê cũng tăng từ 1.790 con năm 2011 lên 2.263 con vào năm 2012 và giảm còn 1.526 con vào năm 2013. Đàn trâu, bò, dê ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng quy mô đàn gia súc, nguyên nhân là do nông hộ áp dụng cơ giới hóa trong ngông nghiệp thay bằng sức trâu nên quy mô đàn giảm đáng kể.
3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU CHÂU
3.2.1 Đặc điểm chung của nông hộ trồng hành tím.
3.2.1.1 Nhân lực tham gia sản xuất hành tím
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành tím nói riêng, nếu thiếu yếu tố này thì nông hộ không thể sản xuất đƣợc. Bảng 3.4 cho thấy tổng số nhân khẩu trung bình trên địa bàn huyện Vĩnh Châu khoảng 4,983 ngƣời/hộ, lớn nhất là 10 ngƣời/hộ và nhỏ nhất là 2 ngƣời/hộ. Phần lớn các hộ trồng hành tím đều tận dụng nguồn lao động gia đình để sản xuất, trong 60 hộ thì số nhân khẩu tham gia sản xuất hành tím lớn nhất là 8 ngƣời/hộ, nhỏ nhất là 1 ngƣời/hộ và trung bình số ngƣời tham gia lao động sản xuất hành tím là 2,783 ngƣời/hộ.