Các nhân tố tác động đến lợi nhuận trồng hành thƣơng phẩm trên địa bàn thị

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 49)

THƢƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính trong sản xuất nên việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận là vô cùng cần thiết để có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tài chính. Lợi nhuận trong sản xuất hành tím bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do có những giới hạn nhất định về mặt kiến thức và thời gian nên đề tài tập trung phân tích lƣợng phân N, P2O5, K2O nguyên chất, giá bán, lƣợng giống, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật ảnh hƣởng đến lợi nhuận trong sản xuất hành tím của nông hộ.

Từ số liệu khảo sát của 60 hộ trồng hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, ta có kết quả phân tích trên phần mềm STATA11 thể hiện các yếu tố thể hiện các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng hành tím trong năm 2014 và có bảng kết quả 4.6, cho thấy kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận hành tím.

Kết quả hồi quy cho thấy mô hình có ý nghĩa ở mức 1% và các kiểm định cho thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng có mối tƣơng quan rất chặt chẽ với lợi nhuận, có hệ số xác định R2 = 0,8059 nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣợc xác định trong mô hình ở mức độ 80,59%.

Dựa vào kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi (vì có mức ý nghĩa của p trong kiểm định white bằng 43,92% > 5%) và hiện tƣợng đa cộng tuyến (vì các yếu tố phóng đại phƣơng sai của các biến trong mô hình bằng 1.46 nhỏ hơn nhiều so với 10). Hệ số Durbin Watson (D) bằng 2,168(1 < D < 3) nên mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan.

Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận hành tím

Các nhân tố Hệ số Mức ý nghĩa (P_value) Sai số chuẩn

Hằng số 8110,32* 0,069 44359,87 Lƣợng N -47,32* 0,078 26,32 Lƣợng P2O5 40,32ns 0,208 31,61 Lƣợng K2O 51,87ns 0,446 67,59 Giá bán 1,45*** 0,000 0,18 Lƣợng giống -170,43*** 0,000 34,26

Ngày công lao động -60,08** 0,011 22,59

Chi phí thuốc BVTV 0,00089* 0,057 0,00046 Kinh nghiệm 151,57*** 0,001 42,72 Học vấn 161,99ns 0,356 161,99 Tập huấn 1384,87ns 0,829 1384,87 R2 0,8059 F 20,35 Mức ý nghĩa (Prob>F) 0,000 Số quan sát 60

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Chú thích: ***, **, * và ns : tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa.

Theo số liệu từ bảng trên có phƣơng trình hồi quy nhƣ sau:

Y = 8110,32 – 47,32X1 + 40,32X2 + 51,87X3 + 1,45X4 – 170,43X5 – 60,08X6 + 0,00089X7 + 151,57X8 + 161,99X9 + 1384,87X10.

Kết quả cho thấy 10 biến đƣa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê (P_value < 10%), đó là lƣợng N, giá bán, lƣợng giống, ngày công lao động, chi phí thuốc BVTV và kinh nghiệm . Còn 4 biến không có ý nghĩa thống kê là lƣợng P2O5, lƣợng K2O, học vấn, tập huấn. Sự tác động của các biến đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng N có ý nghĩa ở mức 10% và có giá trị âm, cho thấy lƣợng phân đạm có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong việc sinh trƣởng và phát triển của hành tím, nên nông hộ thƣờng sử dụng với số lƣợng lớn. Nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi lƣợng phân đạm tăng lên 1 kg thì lợi nhuận sẽ giảm đi 47,32 ngàn đồng.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng P2O5 không có ý nghĩa, cho thấy lƣợng P2O5 không có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Lƣợng P2O5 đƣợc nông hộ sử dụng khá nhiều thông qua việc bón nhiều phân DAP. Khi lƣợng P2O5 bón thừa sẽ không làm tăng năng suất.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng K2O không có ý nghĩa, nên lƣợng phân kali nguyên chất cũng không ảnh hƣởng đến lợi nhuận trồng hành của nông hộ. Phân Kali là loại phân giữ cho củ hành chắc khỏe và có màu sắc đẹp, bắt mắt, bán đƣợc giá cao nhƣng nông hộ sử dụng vẫn còn tƣơng đối ít. Nếu sử dụng phân kali nhiều thì cũng không làm tăng năng suất hành tím và đạt lợi nhuận cao.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến giá bán hành tím có ý nghĩa ở mức 1% và có giá trị dƣơng. Cho thấy giá bán có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Khi các yếu tố khác không thay đổi khi giá bán tăng lên 1 ngàn đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 1,45 ngàn đồng. Nếu nông hộ trồng hành trúng mùa mà bán đƣợc giá cao thì lợi nhuận của nông hộ càng cao.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến lƣợng giống có ý nghĩa ở mức 1% và có giá trị âm, cho thấy lƣợng giống ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Với các điều kiên khác không đổi khi lƣợng giống tăng lên 1 kg thì sẽ làm lợi nhuận giảm 170,43 ngàn đồng. Vì nếu cho hành giống xuống nhiều quá sẽ làm cho mật độ hành dày lên thì hành sẽ không phát triển tốt, từ đó sẽ làm năng suất hành thƣơng phẩm giảm làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến ngày công lao động có ý nghĩa ở mức 5% và có giá trị âm, cho thấy ngày công lao động ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Hệ số ƣớc lƣợng cho thấy khi tăng ngày công lao động lên 1 ngày thì sẽ làm giảm 60,08 ngàn đồng lợi nhuận.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến chi phí thuốc BVTV có ý nghĩa ở mức 10% và có giá trị dƣơng, cho thấy chi phí thuốc BVTV ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Kết quả phân tích cho thấy khi nông hộ tăng thêm 1 ngàn đồng chi phí thuốc BVTV thì sẽ làm lợi nhuận tăng thêm 0,00089 ngàn đồng lợi nhuận.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến kinh nghiệm có ý nghĩa ở mức 1% và có giá trị dƣơng, từ đó cho thấy kinh nghiệm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Vì khi trải qua nhiều năm trồng thì nông hộ sẽ biết được và có thể phòng ngừa đƣợc các loại bệnh thƣờng gặp hay có kinh nghiệm trong việc chăm sóc hành. Trong điều

kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng kinh nghiệm lên 1 năm thì lợi nhuận sẽ tăng 151,57 ngàn đồng.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến học vấn không có ý nghĩa và không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến tập huấn không có ý nghĩa và không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ sản xuất hành tím vẫn chƣa đƣợc quan tâm chú trọng, đa phần nông hộ đƣợc hỏi đều trả lời là chƣa có tổ chức tập huấn tại địa phƣơng, nông hộ trồng hành theo kinh nghiệm đã có sẵn.

Nhìn chung qua kết quả hồi quy cho thấy sự tăng hay giảm lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: Lƣợng N, giá bán, lƣợng giống, ngày công lao động, chi phí thuốc BVTV và kinh nghiệm. Các yếu tố này tác động trực tiếp vào lợi nhuận, chỉ cần thay đổi nhỏ các yếu tố này thì lợi nhuận sẽ thay đổi. Vì vậy các nông hộ nên chú ý đến các nhân tố này nhằm mang lại lợi nhuận cao.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)