Đặc điểm chung của nông hộ trồng hành tím

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 32)

3.2.1.1 Nhân lực tham gia sản xuất hành tím

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành tím nói riêng, nếu thiếu yếu tố này thì nông hộ không thể sản xuất đƣợc. Bảng 3.4 cho thấy tổng số nhân khẩu trung bình trên địa bàn huyện Vĩnh Châu khoảng 4,983 ngƣời/hộ, lớn nhất là 10 ngƣời/hộ và nhỏ nhất là 2 ngƣời/hộ. Phần lớn các hộ trồng hành tím đều tận dụng nguồn lao động gia đình để sản xuất, trong 60 hộ thì số nhân khẩu tham gia sản xuất hành tím lớn nhất là 8 ngƣời/hộ, nhỏ nhất là 1 ngƣời/hộ và trung bình số ngƣời tham gia lao động sản xuất hành tím là 2,783 ngƣời/hộ.

Bảng 3.4 Nhân lực tham gia trồng hành

Chỉ tiêu Đơn vị Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Số nhân khẩu Ngƣời/hộ 10 2 4,983

Số ngƣời trồng hành Nam Nữ Ngƣời hộ Ngƣời/hộ Ngƣời/hộ 8 5 4 1 0 0 2,783 1,700 1,083

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

3.2.1.2 Diện tích canh tác

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hành tím nói riêng, có thể nói một trong những yếu tố tham gia vào sản xuất không thể thiếu đó là đất sản xuất.

Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn huyện nhìn chung cũng tƣơng đối, với diện tích trung bình vào khoảng 4,556 công/hộ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất đạt 12.000 m2/hộ và nhỏ nhất là 1.300 m2/hộ, trong đó diện tích sản xuất hành tím lớn nhất cũng đạt 12.000 m2/hộ, nhỏ nhất là 1.300 m2/hộ và

trung bình diện tích trồng hành tím đạt 4,394 công /hộ. Đa phần diện tích đất sản xuất hành tím của nông hộ là đất chủ sở hữu.

Bảng 3.5 Diện tích canh tác

Chỉ tiêu Đơn vị Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình

Tổng diện tích sản xuất 1000m2 12 1.3 4,556

Diện tích trồng hành 1000m2 12 1.3 4,394

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Theo đặc tính sinh trƣởng của hành tím nên nông dân chỉ trồng hành tím mỗi năm một vụ vào mùa nắng để tránh mƣa. Hành tím rất sợ ngập úng, vì vậy từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là thời điểm sản xuất hành tím thƣơng phẩm trong năm và thu hoạch hành tím từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

3.2.1.3 Tuổi của chủ hộ sản xuất

Tuổi cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn lực lao động, kết quả sản xuất và tiếp cận KHKT vào sản xuất. Các đáp viên có tuổi khá cao là vì các hoạt động trồng hành tím không quá nặng nhọc và phức tạp. Bảng 3.6 Độ tuổi của chủ hộ trồng hành tím Độ tuổi Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Từ 20 đến 30 3 5,00 Từ 31 đến 40 10 16,67 Từ 41 đến 50 21 35 Trên 50 tuổi 26 43,33 Tổng 60 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Bảng 3.6 cho thấy đƣợc độ tuổi của chủ hộ ở trên khoảng 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong 60 hộ khảo sát thì có 26 hộ chiếm tỷ lệ 43,33%%, đây là độ tuổi mà nông hộ đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, am hiểu những đặc tính cũng nhƣ kỹ thuật trồng nhiều hơn, nhƣng ở độ tuổi này nông hộ khó có thể dể dàng tiếp thu và ứng dụng những khoa học kỹ thuật một cách tốt nhất vì kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến việc bảo thủ. Kế đến là nhóm chủ hộ có độ tuổi 41 – 50 có 21 hộ chiếm tỷ lệ 35% và từ 30 – 40 tuổi có 10 hộ chiếm 16,67% trên 60 hộ khảo sát, ở hai nhóm tuổi này nông hộ đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trồng hành tím, nhƣng ở 2 nhóm tuổi này việc học tập các khoa học kỹ thuật mới còn rất hạn chế và việc sản xuất còn quá bảo thủ nên việc ứng dụng cũng nhƣ

học tập KHKT mới là rất khó khăn. Cuối cùng là nhóm có độ tuổi từ 20 – 30 tuổi chỉ có 3 hộ chiếm 5% trong tổng số hộ khảo sát, do những lao động có độ tuổi trẻ hơn tham gia vào những lĩnh vự sản xuất khác, không trực tiếp sản xuất ra hành tím.

3.2.1.4Trình độ học vấn

Tuy ngành sản xuất hành tím không đòi hỏi tính chuyên môn cao nhƣng dựa vào trình độ học vấn của mình thì ngƣời nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật trong sản xuất hơn, ngƣời nông dân nắm bắt đƣợc các kỹ thuật cơ bản để nhận diện các loại bệnh, tính toán và sử dụng hợp lí lƣợng phân bón góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho mùa vụ, tăng cao năng suất và lợi nhuận. Vì vậy trình độ học vấn của lao động có ảnh hƣởng rất sâu sắc đến việc sản xuất của nông hộ.

Nhìn chung trình độ học vấn của các hộ sản xuất hành tím chƣa cao, qua khảo sát thấy đƣợc trong 60 hộ khảo sát thì trình độ cấp I chiếm tỷ lệ đến 50%, trình độ cấp II chiếm tỷ lệ 41,67% và trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ 8,33%.Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào cũng vậy, trình độ là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả. Trình độ thấp là một rào cản tƣơng đối lớn đối với nông hộ trong việc thay đổi tập quán sản xuất, học tập và áp dụng KHKT mới.

Bảng 3.7 Trình độ học vấn của chủ hộ trồng hành tím Trình độ học vấn Tần số (hộ) Tỷ lệ (%) Cấp 1 trở xuống 30 50,00 Cấp 2 25 41,67 Cấp 3 5 8,33 Tổng 60 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

3.2.1.5 Vốn trong quá trình sản xuất

Vốn có vai trò rất quan trọng trong sản xuất của ngƣời dân, giúp ngƣời nông dân đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong sản xuất. Ngoài vốn tự có, ngƣời nông dân còn giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách tìm đến nhiều nguồn khác nhau nhƣ vay từ bạn bè, ngƣời thân và vay ngân hàng nhà nƣớc.

Đa số ngƣời dân trồng hành tím vay vốn chiếm 53,33%, nông dân vay vốn với nhiều mức vay khác nhau, trong đó ngƣời vay thấp nhất là 3 triệu đồng, cao nhất là 70 triệu đồng và trung bình là 19,953 triệu đồng, vay với mục đích khác nhau nhƣ: mua đầu vào cần cho sản xuất, phƣơng tiện chuyên chở hay công nghệ (gieo xạ, thu

hoạch). Những nông hộ không vay vốn chiếm 46,67% vì họ dùng lợi nhuận thu đƣợc từ mùa vụ trƣớc để canh tác và có một số hộ thì gia đình có đủ vốn không cần vay. Bảng 3.8 Vay vốn trồng hành tím Nội dung Số hộ Tỷ trọng(%) Số vay thấp nhất (triệu đồng) Số vay cao nhất (triệu đồng) Số vay trung bình (triệu đồng) Có vay vốn 32 53,33 3 70 19,953 Không vay vốn 28 46,67 0 0 0 Tổng 60 100,00 - - -

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Bảng 3.9 Nguồn vốn của chủ hộ

Nguồn vốn Số hộ Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Gia đình 60 28 46,67

Vay ngƣời thân, bạn bè 60 28 46,67

Vay từ Ngân hàng chính sách 60 4 6,66

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Kết quả khảo sát ở bảng 3.9 cho thấy các hộ nông dân sử dụng vốn tự có của gia đình và vay từ ngƣời thân bạn bè là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 46,67%, một số nông hộ do không có đủ vốn nên phải vay thêm của bạn bè và ngƣời thân, vì thủ tục còn quá rƣờm rà, phức tạp, phải mất thời gian rất lâu mới có thể vay đƣợc vốn làm chậm quá trình sản xuất nên số hộ vay từ ngân hàng chính sách xã hội chỉ chiếm tỷ lệ 6,66%.

Bảng 3.10 Mục đích vay vốn

Nội dung Số hộ Tỷ trọng (%)

Mua đầu vào 29 90,63

Mua công nghệ 3 9,37

Tổng 32 100,00

Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy phần lớn các hộ trồng hành tím sử dụng số tiền vay đƣợc để mua đầu vào phục vụ cho sản xuất chiếm 90,63% trong tổng số 32 hộ vay vốn, còn lại 3 hộ chiếm 9,37% dung để mua công nghệ áp dụng vào sản xuất. Điều đó cho thấy các hộ trồng hành còn thiếu vốn để đầu tƣ mua nguyên vật liệu đầu vào.

3.2.1.6 Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm là một yếu tố mang tính chất thời gian, kinh nghiệm sản xuất là số năm trồng hành của chủ hộ, số năm sản xuất càng lâu thì nông hộ sẽ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong việc trồng hành. Qua kết quả điều tra 60 hộ trồng hành tím thì có 7 hộ có kinh nghiệm dƣới 10 năm chiếm 11,67%, có 30 hộ có kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,00% và có 23 hộ có kinh nghiệm trên 20 năm chiếm 38,33%, đây là nhóm hộ có kinh nghiệm trồng hành tím lâu năm nhất ở thị xã Vĩnh Châu, Điều đó cho thấy nông dân Vĩnh Châu rất có kinh nghiệm trong trồng hành tím, đây là một lợi thế lớn của nông dân nơi đây.

Bảng 3.11 Kinh nghiệm sản xuất hành tím

Số năm kinh nghiệm Tần số (hộ) Tỷ trọng (%)

Dƣới 10 năm 7 11,67

Từ 10 – 20 năm 30 50,00

Trên 20 năm 23 38,33

Tổng 60 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 32)