Tình hình thu hoạch và tiêu thụ trên địa bàn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 38)

3.2.6.1 Tình hình thu hoạch

Thu hoạch là một khâu rất quan trọng, quyết định đến chất lƣợng và khả năng bảo quản củ hành. Số lần thu hoạch hành tím trong một vụ là chỉ 1 lần. Do đặc tính của hành thì chỉ cần cung cấp đủ nƣớc, giữ nhiệt độ ổn định và không cần sử dụng nhiều các loại thuốc dƣỡng để kích thích tăng năng suất, còn vào mùa mƣa thì không

cần cung cấp thêm nƣớc chỉ cần chú ý không để cho hành bị ngập úng. Thông thƣờng nông hộ thu hoạch hành vào buổi sáng hoặc lúc trời mát, sau khi thu hoạch một số hộ thì đƣợc bán ngay cho các kênh phân phối hành tím, một số khác tiến hành xử lý bảo quản củ hành, trữ lên đợi giá.

Nhằm đảm bảo chất lƣợng và tồn trữ đƣợc lâu, hai tháng sau khi trồng, cần giảm lƣợng nƣớc tƣới đi một nữa. Khi 50% hành lá khô hoặc héo, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngã 80% thì bắt đầu nhổ, thƣờng thì phơi nắng 2 - 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽảnh hƣởng đến giai đoạn tồn trữ.

Củ hành đƣợc xử lý ngay ngoài đồng sau khi đƣợc nhổ lên, đƣợc chất thành lớp ngoài đồng và dùng lá đậy lại. Bƣớc này gọi là xử lý ổn định củ hành, quá trình xảy ra tự nhiên và kéo dài từ 10 – 15 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, tốt nhất vào khoảng nhiệt độ 25 –400C. Sau thời gian đó, cuống của củ hành phải khô và thắt chặt lại, củ hành có thể cho vào bảo quản. Việc vận chuyển và bảo quản củ hành cần đƣợc tiến hành cẩn thận để tránh làm hƣhỏng và giập.

3.2.6.2 Tình hình tiêu thụ

Hành tím Vĩnh Châu đƣợc tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt tổng sản lƣợng hành tím đƣợc sản xuất trong tỉnh hàng năm cung cấp khoảng 60% cho thị trƣờng xuất khẩu ở Châu Á nhƣ Indonesia, Thái Lan, Philippines và 40% cho tiêu dùng nội địa.

Mạng lƣới phân phối, vận chuyển và tiêu thụ nông sản hiện nay đều do tƣ nhân đảm nhận dƣời hình thức thu gom. Mạng lƣới tiêu thụ này đƣợc hình thành từ lâu đời và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên do hoạt động thu lợi nhuận từ tiêu thụ phân phối nông sản là chính nên thƣờng có hiện tƣợng ép giá nông dân.

Bảng 3.16 Đối tƣợng thu mua hành tím của nông hộ

Đối tƣợng mua Số hộ Tỷ trọng (%)

Thƣơng lái 44 73,33

Vựa 10 16,67

Tự chở đi bán 5 8,33

Bán theo hợp đồng bao tiêu 1 1,67

Tổng 60 100,00

Hiện nay, hình thức tiêu thụ hành tím chủ yếu là bán cho thƣơng lái tại vƣờn hoặc tại nhà. Thƣơng lái thu mua hành thƣơng phẩm bao gồm thƣơng lái nhỏ (ngƣời buôn lẻ) và thƣơng lái đƣờng dài (ngƣời buôn sỉ). Thƣơng lái nhỏ chủ yếu là ngƣời dân trên địa bàn hoặc chuyển từ sản xuất hành sang thu mua hành thƣơng phẩm và bán lại cho thƣơng lái đƣờng dài. Thƣơng lái đƣờng dài trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu chủ yếu là đến từ tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.

Khảo sát cho thấy đối tƣợng mà nông dân bán hành tím chủ yếu là thƣơng lái chiếm 73,33%, do đây là vùng chuyên sản xuất hành tím nên thƣơng lái chủ động tìm đến tận nơi để mua. Bên cạnh đó, thuận lợi khi bán cho thƣơng lái là không có nhiều ràng buộc về tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ bán cho công ty. Kết quả này cho thấy hợp tác xã trong vùng không đóng vai trò quan trọng đối với thị trƣờng đầu ra của hành tím từ các nông hộ. Ngƣợc lại, thƣơng lái tƣ nhân có vai trò quan trọng hơn và kiểm soát hầu hết thị trƣờng tiêu thụ hành tím ở địa phƣơng. Tiêu thụ trực tiếp nông sản cho các tƣ thƣơng là hình thức phổ biến ở các nông hộ. Việc bán cho vựa chiếm 16,67% và tự chở đi bán chiếm 8,33%. Cho đến nay, việc các công ty ký kết hợp đồng bao tiêu với nông dân vẫn còn nhiều khó khăn chỉ chiếm 1,67%, nhiều ngƣời trồng hành tím cũng cho biết, họ cũng đã từng bán theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm giờ thì không muốn bán cho các tổ chức này nữa, vì khi bán theo hợp đồng bao tiêu thì chỉ thu mua loại hành thƣơng phẩm có chất lƣợng tốt, phần còn lại là các hành thƣơng phẩm có chất lƣợng kém nên không bán đƣợc, nếu có bán được thì giá bán rất thấp.

3.2.6.3 Một số thông tin thị trường

Bảng 3.17 Nguồn thông tin thị trƣờng của nông hộ sản xuất hành tím

Tiêu chí Số hộ Tỷ lệ (%)

Tivi 5 8,33

Báo chí 3 5,00

Công ty, vựa và cơ sở chế biến 13 21,67

Ngƣời thân và bạn bè 14 23,33

Thƣơng lái 25 41,67

Tổng 60 100,00

Nguồn thông tin thị trƣờng mà nông hộ thƣờng quan tâm nhất là từ thƣơng lái và bạn bè, ngƣời thân chiếm khoảng 41,67% và 23,33%, kế đến là công ty, vựa và các cơ sở chế biến chiếm 21,67%, nguồn thông tin của nông hộ thông qua các kênh trên tivi và báo chí vẫn còn hạn chế chỉ chiếm 8,33% và 5,00%. Thông thƣờng nông hộ quan tâm đến giá hành thƣơng phẩm thƣờng vào trƣớc ngày thu hoạch khoảng 3 đến 4 ngày, các hộ thƣờng tham khảo giá từ đa phần nông hộ chọn hính thức bán lẻ hoặc bán cho thƣơng lái.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT HÀNH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG 4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU RA TỪ VIỆC SẢN XUẤT HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng hành tím ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 38)