Quá trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất của huyện Phổ Yên chưa thực sự gắn với công tác đào tạo nghề, chưa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho người có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp. Điều đó làm cho một bộ phận dân cư thuộc diện này rơi vào tình trạng không có khả năng tìm kiếm cho mình một việc làm mới ổn định. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng mặc dù hiện tại cuộc sống của các hộ gia đình vẫn đảm bảo, do có tiền đền bù từ thu hồi đất và thu nhập từ việc tham gia vào thị trường lao động không chính thức (việc mở cửa hàng tạp hóa, cắt tóc gội đầu …). Chính điều này là nguyên nhân gây ra không ít những vấn đề xã hội và tiềm ẩn những nguy cơ phát triển không bền vững.
Kết quả điều tra 120 hộ dân trên địa bàn 3 xã, thị trấn cho thấy, thực trạng việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đất có nhiều thay đổi so với thời
điểm trước khi thu hồi đất, cụ thể: tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng 9,16% (từ
15,45% lên 24,61%); tỷ lệ lao động đang làm việc giảm 5,80 % (từ 55,70% xuống còn 49,90%); tỷ lệ lao động không làm việc có sự dao động, tăng 6,50 % (số lao
động này chủ yếu là những người về hưu, những người làm nông nghiệp, những người có trình độ học vấn thấp, những người đang đi học và lao động nội trợ không có nhu cầu tìm việc làm).
Bảng 3.15 Cơ cấu việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất
ĐVT: %
TT Cơ cấu việc làm Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
1 Thất nghiệp 15,45 24,61
2 Đang làm việc 55,70 49,90
3 Không làm việc 28,85 25,49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
Một thực tế ảnh hưởng đến thực trạng việc làm đó là do năm 2013 cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu vẫn chưa kết thúc, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động. Nhiều lao động bị mất việc làm, đặc biệt là những lao
động trong những hộ nông nghiệp vì trình độ chuyên môn kĩ thuật của họ thấp. Đa số
các lao động nông nghiệp chỉ tìm được các việc làm tạm thời như buôn bán, đi làm thuê, xe ôm… để chờ cơ hội tìm việc làm mới sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
Về cơ cấu ngành nghề của người lao động sau khi bị thu hồi đất cũng có sự
thay đổi rõ rệt, cụ thể: việc làm trong nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi giảm mạnh từ 47,20 % và 38,90 % giảm xuống tương ứng còn 29,50 % và 17,80 %; ngược lại, việc làm thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ như kinh doanh buôn bán, kinh doanh cho thuê nhà trọ tăng lên đáng kể từ 3,50 % và 0,0 % đã tăng lên tương
ứng 15,30 % và 19,20 % (Bảng 3.16).
Bảng 3.16 Cơ cấu ngành nghề trước và sau khi bị thu hồi đất
ĐVT: %
TT Loại hình Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
1 Trồng trọt 47,20 31,50
2 Chăn nuôi 38,90 17,80
3 Kinh doanh buôn bán 3,50 18,30
4 Kinh doanh cho thuê nhà trọ 0,0 19,20
5 Cán bộ/nhân viên 5,00 8,30
6 Lái xe ô tô 1,30 2,40
7 Không làm việc 4,10 2,5
(Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra, phỏng vấn các hộ)
Kết quả điều tra cũng cho thấy những người bị mất việc làm do bị thu hồi đất nhưng không tìm được việc làm là do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân như: không có việc gì làm hoặc việc làm không phù hợp với khả năng của người lao động. Vì vậy, việc giúp đỡ người dân trong
đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới thích hợp với trình độ, năng lực của người lao động là rất cần thiết, nhằm giúp họ có thu nhập tốt hơn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70