Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án Khu công nghiệp Yên Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án khu công nghiệp yên bình i, huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 60)

3.4.2.1 Kết quả thực hiện chính sách bồi thường

a Bồi thường vềđất

Kết quả bồi thường về đất tại dự án nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở xác

định diện tích đất thu hồi đủđiều kiện đền bù và đơn giá đền bù. Việc xác định điều kiện bồi thường về đất là nội dung cơ bản và rất quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng. Tại tỉnh Thái Nguyên, việc xác định điều kiện bồi thường về đất

được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định số 01 /2010/QĐ- UBND ngày 05 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên, cụ thể:

- Đối tượng được bồi thường về đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Điều 44, 45 và 46 Nghịđịnh số 84/2007/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT (Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2010).

- Đối với các hộ gia đình cá nhân chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất thì

được bồi thường như sau: Đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất thì bồi thường 100% theo quy định; Đủ điều kiện cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng phải nộp tiền sử dụng đất thì bồi thường theo quy

định trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp và nghĩa vụ tài chính khác chưa thực hiện (Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2010).

Tổng hợp diện tích và số hộđủđủđiều kiện bồi thường vềđất tại dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I được thể hiện ở bảng 3.3.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: Dự án Khu công nghiệp Yên Bình I có 1.688 hộ

thuộc diện phải thu hồi đất, tổng diện tích đất thu hồi của dự án là 92,7 ha. Trong quá trình xác minh đối tượng đủ điều kiện được bồi thường về đất cho thấy, có 908 hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có 780 hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đều có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được bồi thường về đất. Phần lớn diện tích đất thu hồi là đất sản xuất nông nghiệp với 77,14 ha, chiếm 64,19%; còn lại là đất ở, đất có mục đích công cộng, đất nuôi trồng thủy sản và đất chưa sử dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích và số hộđủđủđiều kiện bồi thường vềđất tại dự án Khu công nghiệp Yên Bình I

TT Hạng mục ĐVT Số lượng

1 1.1

Số hộ bị thu hồi đất

Số hộ thu hồi đất nông nghiệp Hộ

1.688 1.688

Thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp Hộ 358

Thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp Hộ 382

Thu hồi từ 70% đất nông nghiệp Hộ 948

1.2 Số hộ thu hồi đất ở Hộ 446 2 Số hộđược bồi thường Hộ 1.688 3 Diện tích đất bị thu hồi Ha 92,7 3.1 Đất ở Ha 4,91 3.2 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 77,14 3.3 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 4,74 3.4 Đất có mục đích công cộng Ha 5,81 3.5 Đất chưa sử dụng Ha 0,1 4 Diện tích được bồi thường Ha 86,79 4.1 Đất ở Ha 4,91 4.2 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 77,14 4.3 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 4,74

5 Tổng diện tích không được bồi thường Ha 5,91

5.1 Đất có mục đích công cộng Ha 5,81

5.2 Đất chưa sử dụng Ha 0,1

(Nguồn: BBTGPPMB&QLDA huyện Phổ Yên)

Trong quá trình xác minh diện tích đất bồi thường đã gặp phải không ít khó khăn do đất phục vụ cho dự án xây dựng khu công nghiệp Yên Bình I đa phần là đất nông nghiệp, chủ yếu là đất đồi, diện tích rất lớn, ranh giới giữa các hộ sử dụng lại không rõ ràng. Chính vì vậy, để có kết quả bồi thường cho các hộ gia đình được chính xác, đúng tới từng hộ dân, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng đã có sự

phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành và nhân dân trong quá trình đi kê khai xác minh chủ hộ và diện tích đất bồi thường. Đặc biệt, một số trường hợp các thửa đất nằm tiếp giáp giữa hai đơn vị hành chính xã chưa được cấp giấy chứng nhận, việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

xác định ranh giới gặp khó khăn do giấy tờ sử dụng đất bị thất lạc. Trước thực trạng

đó, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng đã tiến hành cuộc họp thành phần tham gia gồm cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, đại diện UBND xã, thị trấn nơi có

đất, trưởng xóm, chủ sử dụng đất, các hộ dân có đất liền kề và đặc biệt có sự tham gia của những người đã lớn tuổi, sống lâu năm ở khu vực có đất bị thu hồi để việc xác định ranh giới được khách quan, chính xác, đảm bảo quyền lợi của người sử

dụng đất. Trường hợp với các thửa đất chưa được cấp GCNQSDĐ, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và quản lý dự án huyện Phổ Yên tiến hành dân để xác minh nguồn gốc thửa đất một cách công khai và rõ ràng, tránh tình trạng tranh chấp, khiếu kiện sau khi đã có quyết định thu hồi.

Kết quả điều tra ý kiến của người bị thu hồi đất về việc xác định đối tượng

được bồi thường tại dự án nghiên cứu cho thấy: số hộ bị thu hồi đất thể hiện sự hài lòng đối với việc xác định đối tượng được bồi thường theo quyết định số

01/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, 100% số hộở nhóm 1; 96,7% số hộở nhóm 2; 96,7% số hộở nhóm 3 hài lòng về việc xác định đối tượng đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quyết

định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên (Bảng 3.4).

Bảng 3.4 Đánh giá của người bị thu hồi đất đối với việc xác định đối tượng và

điều kiện được bồi thường vềđất tại dự án khu công nghiệp Yên Bình I

TT Nhóm hộđiều tra Số hộ điều tra Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý 1 I 30 30 0 100 0 2 II 30 29 1 96,7 3,3 3 III 60 58 2 96,7 3,3 Trung bình 120 117 3 97,5 2,5

Như vậy, có thể nói việc xác định đối tượng được bồi thường vềđất đạt được kết quả khá khả quan. Phần lớn người có đất bị thu hồi đã nhất trí cao đối với việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường. Đây là việc làm khó khăn nhất trong công tác lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng.

Vềđơn giá bồi thường vềđất: Dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I được xây dựng trên khu đất có nhiều nhóm đất, loại đất khác nhau. Do vậy, đơn giá bồi thường có sự khác biệt giữa các nhóm và loại đất.

Đơn giá bồi thường của các loại đất tại dự án được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013 (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010). Cụ thể, giá bồi thường đất trồng lúa nước là 56.000 đồng/m2 trong khi giá bồi thường đất ở loại 1 là 350.000 đồng/m2 cao hơn gấp 6,25 lần. Trong nhóm đất nông nghiệp, đơn giá bồi thường đất trồng lúa nước là 56.000 đồng cao hơn gấp 1,37 lần so với đơn giá bồi thường đất nuôi trồng thủy sản (Bảng 3.5).

Bảng 3.5 Đơn giá bồi thường vềđất tại dự án khu công nghiệp Yên Bình I

TT Loại đất nông nghiệp Giá tiền (đồng/m2)

1 Đất nông nghiệp 1.1 Đất trồng lúa 56.000 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 51.000 1.3 Đất trồng cây lâu năm 48.000 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 41.000 2 Đất ở 2.1 Đất ở loại 1 350.000 2.1.1 Đất ở loại 2 320.000

(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên, 2013)

Kết quả điều tra cho thấy, tại thời điểm thực hiện dự án, mức giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường của các loại đất bị thu hồi đều cao hơn nhiều so với mức giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ cho các loại đất tại Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên. Vì thế, khi thực hiện công tác GPMB, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng và Quản lý dự án huyện Phổ Yên đã nhận được rất nhiều kiến nghị điều chỉnh tăng giá đất bồi thường, hỗ trợ sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên không chấp thuận những đề nghị này của người dân vì người dân không có căn cứđể chứng minh giá đất trên thị trường cao hơn giá đất trong bảng giá đất hàng năm của UBND tỉnh Thái Nguyên, hồ sơ

chuyển nhượng quyền sử dụng đất người dân đều ghi giá chuyển nhượng bằng hoặc thấp hơn so với giá quy định trong bảng giá đất hàng năm của UBND tỉnh ban hành và vì đây là một dự án có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên cần phải thực hiện chính sách thu hút đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và quản lý dự án huyện Phổ Yên, tổ giúp việc cho hội đồng bồi thường, UBND xã nơi có đất đã giải thích, vận động và thuyết phục tới từng hộ dân để các hộ hiểu được tầm quan trọng của dự án tới sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung nên cuối cùng đại đa số người dân đã đồng thuận và nhận tiền bồi thường, giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Kết quả điều tra 120 hộ bị thu hồi đất tại 3 nhóm hộ đối với giá đất bồi thường cho thấy: tỷ lệ số hộ không đồng ý về giá bồi thường vềđất là rất lớn, trung bình tại 3 nhóm hộ là 83,33%. Điều đó đã phản ánh rất rõ mức giá áp dụng bồi thường vềđất tại dự án nghiên cứu là chưa hợp lý nên chưa được sự đồng tình của người dân (Bảng 3.6).

Bảng 3.6 Đánh giá của người dân về giá bồi thường vềđất tại dự án khu công nghiệp Yên Bình I

TT Nhóm hộđiều tra Số phiếu điều tra Số hộđồng ý Số hộ không đồng ý Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 I 30 5 16,7 25 83,3 2 II 30 6 20 24 80 3 II 60 8 13,3 52 86,7 Trung bình 120 19 16,67 101 83,33

Từ kết quả xác định đối tượng được bồi thường vềđất và đơn giá bồi thường, xác định được tổng số tiền bồi thường vềđất tại dự án nghiên cứu (Bảng 3.7).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả bồi thường vềđất tại dự án Khu công nghiệp Yên Bình I

TT Hạng mục Thành tiền ( 1.000 đồng) 1 Đất ở 16.530.080,0 1.1 Đất ở loại 1 9.574.880,0 1.2 Đất ở loại 2 6.955.200,0 2 Đất sản xuất nông nghiệp 39.896.306,4 2.1 Đất trồng lúa 15.624.000,0 2.2 Đất bằng trồng cây hàng năm còn lại 10.839.866,4 2.3 Đất trồng cây lâu năm 13.432.440,0 3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.945.298,3 Tổng 58.371.684,7

(Nguồn: BBTGPPMB&QLDA huyện Phổ Yên)

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, tổng giá trị bồi thường về đất là 58.371.684,7 nghìn đồng, chiếm 13,24% tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Trong đó, số tiền bồi thường về đất ở là 16.530.080 nghìn đồng, chiếm 28,32% tổng giá trị bồi thường về đất; số tiền bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp là 39.896.306,4 nghìn đồng, chiếm 68,35% tổng giá trị bồi thường về đất; số tiền bồi thường vềđất nuôi trồng thủy sản là 1.945.298,3 nghìn đồng, chiếm 3,33% tổng giá trị

bồi thường vềđất.

b Bồi thường thiệt hại về tài sản, cây cối hoa màu

Việc xác định điều kiện được bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất tại dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I được thực hiện theo Điều 15,16,17 Quyết

định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 1 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2010).

Kết quảđiều tra cho thấy: trong số 1.688 hộ gia đình bị thu hồi đất thì có 685 hộ đủ điều kiện được bồi thường về tài sản và cây cối, hoa màu trên đất; 187 hộ

không được bồi thường do hình thành sau thời điểm công bố quy hoạch chi tiết xây dựng dự án. Các hộ không được bồi thường chủ yếu là xây nhà, bắn mái tôn, làm sân gạch sau thời điểm công bố quy hoạch chi tiết (bảng 3.8).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.8 Tổng hợp đối tượng được bồi thường tài sản, cây cối hoa màu tại dự án Khu công nghiệp Yên Bình I

TT Hạng mục ĐVT Số hộ

1 Tổng số hộ có tài sản trên đất bị thu hồi Hộ 872

2 Đủđiều kiện được bồi thường Hộ 685

2.1 Được bồi thường về tài sản và cây cối, hoa màu Hộ 685 2.1.1 Chỉđược bồi thường về tài sản trên đất Hộ 309 2.1.2 Chỉđược bồi thường về cây cối, hoa màu Hộ 376

3 Không đủđiều kiện được bồi thường Hộ 187

3.1 Không được bồi thường về tài sản trên đất Hộ 187 3.1 Không được bồi thường về cây cối, hoa màu Hộ 0

(Nguồn: BBTGPMB&QLDA huyện Phổ Yên)

Đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu trên đất của dự án được áp dụng theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011). Đơn giá bồi thường về tài sản được áp dụng theo Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 11/07/2012 về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (phụ lục 03 và phụ lục 04).

Kết quả đánh giá của người dân tại dự án nghiên cứu cho thấy, 100% số hộ điều tra đều đồng ý với việc áp giá bồi thường về tài sản của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và quản lý dự án huyện Phổ Yên. Kết quả tính toán về bồi bồi thường về tài sản, cây cối hoa màu tại dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I được thể

hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9 Kết quả bồi thường về tài sản, cây cối hoa màu tại dự án Khu công nghiệp Yên Bình I

TT Hạng mục Thành tiền

(1.000 đồng)

1 Tài sản 239.894.095,5

2 Cây cối, hoa màu 3.610.367,0

3 Tổng 243.504.462,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Kết quả bảng 3.9 cho thấy: tổng số tiền bồi thường về tài sản, cây cối hoa màu trên đất là 243.504.462,5 nghìn đồng, chiếm 55,24 % tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Trong đó, bồi thường về tài sản là 239.894.095,5 nghìn đồng và bồi thường về cây cối, hoa màu là 3.610.367 nghìn đồng.

Tóm lại, qua nghiên cứu kết quả thực hiện công tác bồi thường vềđất và tài sản, cây cối hoa màu tại dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I cho thấy: Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng và Quản lý dự án huyện Phổ Yên đã tính toán, áp dụng

đơn giá bồi thường và các phương án bồi thường về đất, các tài sản trên đất một cách chính xác theo đúng các quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, cũng còn một tỷ lệ nhỏ số hộ bị thu hồi đất chưa đồng ý với việc xác định đối tượng và đơn giá bồi thường. Song qua quá trình tuyên truyền, vận động thì người dân cũng đã nhất trí nhận tiền bồi thường và giao đất để thực hiện dự án.

3.4.2.2 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ

Chính sách hỗ trợđối với các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 của Quyết định số 01/2010/QĐ-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án khu công nghiệp yên bình i, huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)