Có thể nói dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I là một dự án điển hình trong công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Đây là một dự án có diện tích thu hồi lớn, trong đó có 446 hộ phải di chuyển chỗở. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt chỉ phải thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn (2 tháng).
Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án cho thấy: Tổng kinh phí cho việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự án là 440.809.213,020 đồng. Trong đó, số tiền bồi thường là 301.876.147.200 đồng, số tiền hỗ trợ là 138.933.065,820 đồng (bảng 3.13). Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại dự án TT Hạng mục Số tiền (1.000 đồng) 1 Bồi thường 301.876.147,2 1.1 Bồi thường vềđất đai 58.371.684,7 1.1.1 Đất ở 16.530.080,0 1.1.2 Đất sản xuất nông nghiệp 39.896.306,4 1.1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.945.298,3
1.2 Bồi thường về tài sản, cây cối hoa màu trên đất 243.504.462,5
1.2.1 Tài sản 239.894.095,5
1.2.2 Cây cối, hoa màu 3.610.367,0
2 Hỗ trợ 138.933.065,82
2.1 Hỗ trợ vềđất 13.039.483,60
2.2 Hỗ trợ về sản lượng 5.014.027,85
2.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm 102.209.029,25
2.4 Hỗ trợổn định đời sống sản xuất 6.171.111,20
2.5 Hỗ trợ di chuyển 4.193.460,00
2.6 Hỗ trợ khác 8.305.953,92
2.6.1 Thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn 424.253,92
2.6.2 Hỗ trợ hộ nghèo 1.166.400,00
2.6.3 Hỗ trợ sản xuất tại khu tái định cư 1.824.800,00
2.6.4 Hỗ trợ thuê nhà tạm và khoan giếng 4.890.500,00
Tổng 440.809.213,02
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Thực tế cho thấy, dự án nghiên cứu là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Chính vì vậy, công tác bồi thường, GPMB của dự
án này đã được các cấp, ngành ở tỉnh Thái Nguyên và huyện Phổ Yên rất quan tâm và chỉ đạo, đôn đốc nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB để thực hiện dự án. Đặc biệt, UBND huyện Phổ Yên đã được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác giải phóng mặt bằng, trong 57 ngày đã giải phóng được hơn 92 ha mặt bằng sạch. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án lên tới hàng trăm tỷđồng đã phần nào phản ánh được quy mô và tầm quan trọng của dự
án. Qua quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại dự án Khu công nghiệp Yên Bình I, có thể rút ra một số nhận xét sau:
* Thuận lợi
- Dự án đã được sự đồng tình của nhân dân dân nên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã diễn ra rất nhanh và khẩn trương, phần lớn các hộ dân
đều nhất trí với đường lối, chính sách Nhà nước đã đưa ra, nghiêm chính chấp hành việc thu hồi đất, các hộ dân bàn giao đất đúng thời hạn.
- Dự án có vốn đầu tư rất lớn, có đủ nguồn kinh phí cho việc bồi thường nên đã nhanh chóng có được mặt bằng để phục vụ dự án. Tổng vốn đầu tư của dự
án lên đến trên 440 tỷđồng.
- Hội đồng bồi thường HT&TĐC huyện đã tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc đảm bảo bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư tổ chức thi công công trình dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Phổ Yên và UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đã được UBND huyện thực hiện rất tôt, đã thuyết phục được số đông các hộ dân có đất đồng tình với chủ
trương, chính sách của Nhà nước.
- Trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợđã thực hiện áp dụng đúng chính sách về giá bồi thường, hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Dự án đã mang lại cho các hộ dân có đất bị thu hồi có cơ hội nâng cao đời sống vật chất, có một nguồn vốn lớn đểđầu tư kinh doanh, mang lại thu nhập cao hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
* Khó khăn
- Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thay đổi liên tục dẫn đến
đội ngũ làm công tác bồi thường gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình kê khai, kiểm đếm, xác định đối tượng được bồi thường; đội ngũ làm công tác bồi thường vừa phải kê khai, kiểm đếm vừa phải giải thích cho người dân hiểu về chế độ chính sách, vì vậy kéo theo thời gian kê khai, kiểm đếm mất nhiều thời gian hơn. - Giá đất không sát với giá thị trường dẫn đến người dân không đồng tình,
đòi hỏi tính giá bồi thường so với giá chuyển nhượng trên thị trường. Tuy nhiên, thông tin giá chuyển nhượng nhà đất theo hợp đồng mua bán có công chứng có cơ
sở pháp lý để áp dụng thường không phản ánh đúng thực tế giá chuyển nhượng do người dân khi kê khai trong hợp đồng thấp hơn giá thực tếđể giảm thuế phải nộp.
- Khoảng 40 % đất bị thu hồi không có trong GCNQSDĐ nên việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất tốn rất nhiều thời gian và công sức, việc xác minh chủ yếu dựa vào các nhân chứng chứng sống, tuy nhiên đại đa phần là những người đã nhiều tuổi nên không thể tránh được sai sót trong quá trình xác minh.
- Dự án với vốn đầu tư rất lớn, diện tích đất thu hồi nhiều, tiến độ thực hiện dự án ngắn dẫn đến sức ép trong công việc rất lớn đối với đội ngũ thực hiện công tác bồi thường. Vì vậy, đội ngũ phục vụ công tác bồi thường phải làm việc cả vào ngày thứ 7, chủ nhật do vậy đã không tránh khỏi những sai sót trong quá trình kê khai, kiểm đếm, xác định đối tượng được bồi thường.
3.5 Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđến đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất đến đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất
Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất sẽ dẫn đến những thay đổi về đời sống của người dân, đặc biệt là những người nông dân, sống phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dự án Khu Công nghiệp Yên Bình I có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 64,19% sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, dư thừa lao
động, nguồn thu nhập không ổn định và một số thay đổi khác trong đời sống của người dân. Do vậy, việc nghiên cứu một số thay đổi về đời sống của người dân sau khi nhà nước thu hồi đất là rất cần thiết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67