Tình hình quản lý đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án khu công nghiệp yên bình i, huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 51)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng cũng đã có bước phát triển vượt bậc, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày một tăng và có diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Do đó, đã xảy ra rất nhiều vấn đề

liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất, việc chuyển đổi các loại đất còn chưa

đúng pháp luật. Đất đai ngày càng có giá dẫn đến việc tranh chấp đất đai, lấn chiếm

đất công, sử dụng đất không đúng mục đích ... xảy ra ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, do nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai diễn ra trên địa bàn huyện, công tác quản lý đất đai được củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức từ huyện đến các xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên bước đầu đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai, làm cho vấn đề quản lý đất đai dần dần hoàn thiện và đi vào nề nếp.

* Công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, huyện Phổ Yên đã tập chung chỉ đạo và thường xuyên tuyên truyền, vận động thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản do Nhà nước và tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, huyện còn ban hành một số

văn bản về quản lý, sử dụng đất như Kế hoạch số 589/KH-UB ngày 20/08/2008 của UBND huyện Phổ Yên về việc thực hiện chỉ thị số 245/TTg về việc kiểm kê diện tích sử dụng đất của các tổ chức, Quyết định số 697/QĐ-UB ngày 26/06/2010 của UBND huyện Phổ Yên về việc quy định cụ thể vềđấu giá quyền sử dụng đất, Quyết

định số 1325/QĐ-UB ngày 05/08/2012 của UBND huyện Phổ Yên về việc thành lập tổ công tác xử lý các vi phạm hành chính về đất đai, Quyết định 996/QĐ-UB

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

ngày 18/05/2009 của UBND huyện Phổ Yên về việc thành lập ban chỉđạo thực hiện cấp đổi GCNQSD đất và một số văn bản khác. Sau khi ban hành, các văn bản trên

đã được huyện tổ chức thực hiện triệt để và có hiệu quả tích cực.

* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 1994 huyện Phổ Yên đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập hồ sơđịa giới hành chính các cấp. Đường địa giới hành chính trên địa bàn huyện

được chia làm 3 cấp gồm: Địa giới cấp tỉnh, địa giới cấp huyện và địa giới cấp xã. Các đơn vị hành chính cấp xã (15 xã, 03 thị trấn) đều đã có bản đồ địa chính phục vụ cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai được diễn ra thuận lợi hơn.

* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn toàn huyện đã lập xong quy hoạch sử

dụng đất cấp xã cho 18 xã, thị trấn và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập cho giai đoạn 2011 - 2020. Nhìn chung, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch tại huyện Phổ

Yên đã được các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch còn

đạt tỷ lệ chưa cao, nguyên nhân là do thiếu nguồn vốn và một số hạng mục công trình không phù hợp với thời điểm hiện tại. Đến năm 2015, diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện sẽ giảm 2.689,85 ha sang các mục đích chuyên dùng (chủ yếu là để

xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ) và sẽ có một lượng lao động nông nghiệp khá lớn không có việc làm. Đây cũng là một thực tế cần được quan tâm khi thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ nông nghiệp bị mất đất phục vụ

cho việc quy hoạch sử dụng sang các mục đích khác. * Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

- Công tác giao đất: Đối với đất nông nghiệp, thực hiện Nghị định 64/CP ngày 29/09/1993 của Chính phủ về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, huyện Phổ Yên đã tiến hành giao đất nông nghiệp ở

cả 18 xã, thị trấn. Cho đến nay, 100% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

12.527,03 ha đất nông nghiệp cho 26.891 hộ dân. Đối với đất ở, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cho đến nay huyện Phổ Yên đã giao đất ở cho 30.103 hộ để

làm nhà với diện tích 861,51 ha. Đối với đất cho các tổ chức, đến nay toàn huyện đã giao cho 212 tổ chức với tổng diện tích 3.867,98 ha. Trong đó, có 120 tổ chức giao không thu tiền sử dụng đất với diện tích là 2.347,12 ha và 92 tổ chức giao có thu tiền sử dụng đất với diện tích 1.520,86 ha.

- Công tác cho thuê đất: Trong thời gian qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phổ Yên đã thực hiện tốt công tác này, tạo điều kiện thuận lợi cho các

đơn vị thuê đất nhanh chóng triển khai công việc, góp phần hỗ trợ thúc đẩy cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.Các đơn vị đã sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

đối với Nhà nước. Đến cuối năm 2013, trên toàn huyện đã có 17 đơn vị được thuê

đất với tổng diện tích là 326,69 ha. Nhìn chung, các đơn vị được thuê đất đã sử

dụng đất có hiệu quả, hợp lý, nộp tiền thuê đất theo đúng quy định.

- Thu hồi đất: căn cứ vào quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu công nghiệp và quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2009 đến năm 2013 UBND huyện Phổ Yên đã tiến hành làm thủ tục

đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi gần 450 ha đất do UBND các xã, các tổ

chức, và hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng trên địa bàn huyện để chuyển sang sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch được phê duyệt. Việc thu hồi đất trên đã đảm bảo đúng trình tự thủ tục, người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Diện tích đất sau khi thu hồi được giao cho các chủ sử dụng để sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch đã được duyệt.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm, các xã, thị trấn trong huyện đều thu thập và cập nhật số liệu về

diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng. Trong đó, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành định kỳ 5 năm một lần, công tác thống kê, cập nhật biến động đất đai được tiến hành hàng năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Như vậy, tình hình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đạt được những kết quả trên là trong thời gian qua, Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - UBND huyện Phổ Yên đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các ngành chuyên môn thực hiện tốt vai trò và chức năng, phối hợp chặt chẽ với nhau để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án khu công nghiệp yên bình i, huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)