Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mỹ đức hưng (Trang 36)

Doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự tăng trưởng của doanh thu phản ánh tình hình hoạt động tốt hay xấu thông qua những khoản thu nhập về bán hàng, về đầu tư, về hoạt động tài chính khác. Doanh thu không chỉ phản ánh về kết quả mà còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thực trạng kinh doanh của mình và vị trí hoạt động trên thị trường kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị phần. Qua việc sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, tỷ lệ thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của nó. Từ đó, thấy được nguyên nhân tăng giảm doanh thu tiêu thụ cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề ra biện pháp kịp thời, thích hợp để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

4.1.1.1 Phân tích tình hình tổng doanh thu

Nhìn chung, tổng doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính giảm nhưng không đáng kể, vì vậy làm cho tổng doanh thu năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011, tương ứng 16,05%

Xét đến năm 2013, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt được 8.981.592 nghìn đồng, tương đương tăng 19,63% so với năm 2012. Về tình hình 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 6.281.519 nghìn đồng, tăng 892.563 nghìn đồng cùng kỳ năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 16,56%.

26

Bảng 4.11b: Doanh thu và chênh lệch doanh thu thành phần của DNTN Mỹ Đức Hưng giai đoạn 2011 -2013

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.449.287 7.497.819 8.976.181 1.048.531 16,26 1.478.362 19,72 - Doanh thu hoạt động tài

chính 19.912 9.799 5.411 (10.114) (50,79) (4.388) (44,78)

Tổng doanh thu 6.469.200 7.507.617 8.981.592 1.038.418 16,05 1.473.975 19,63

27

Bảng 4.11a: Doanh thu và chênh lệch doanh thu thành phần của DNTN Mỹ Đức Hưng 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) - Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ

5.385.709 6.269.572 883.863 16,41

- Doanh thu hoạt

động tài chính 3.247 11.947 8.700 267,94

Tổng doanh thu 5.388.956 6.281.519 892.563 16,56

Nguồn: Phòng Kế toán

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nguồn: Phòng Kế toán

Hình 4.1.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DNTN Mỹ Đức Hưng giai đoạn 2011 – 6/2014

Đến năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp lại tiếp tục tăng 1.478.362nghìn đồng, tương đương tăng 19,72% so với năm 2012. Tình hình 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 6.269.572 nghìn đồng, tăng 16,41% so với cùng kỳ năm 2013. Từ

6.449.287 7.497.819 8.976.181 6.269.572 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 2011 2012 2013 6/2014 Nghìn đồng Năm

28

năm 2013 trở lại đây, doanh nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới, bên cạnh đó là sự nổ lực của tập thể nhân viên trong doanh nghiệp. Trong đó có sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc trong việc điều hành, sự miệt mài tỷ mỹ của các nghệ nhân trong việc tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoàn thành đủ số lượng giao cho đối tác trong thời gian hợp đồng. DNTN Mỹ Đức Hưng luôn chú trọng đến chất lượng, lấy uy tín làm đầu, nên đã nhân được sự tin cậy của đối tác. Từ đó vẫn có nhiều đơn đặt hàng cho dù doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Doanh thu hoạt động tài chính

Ngoài doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, DNTN Mỹ Đức Hưng có thêm nguồn thu từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động tài chính không quá lớn, nhưng cũng ảnh hưởng đến tổng doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu từ tiền gủi ngân hàng.

Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp là 19.912 nghìn đồng, đến năm 2012 là 9.979 nghìn đồng. So với năm 2011, thì năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 10.114 nghìn đồng, tương ứng với giảm 50,79%. Nguyên nhân là do trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nên doanh nghiệp giảm đầu tư vào hoạt động tài chính để hạn chế những rủi ro có thể xảy. Năm 2013 ngược lại với sự gia tăng của doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, thì doanh thu hoạt động tài chính lại tiếp tục giảm. Cụ thể: Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống còn 5.411 nghìn đồng, tức giảm 4.388 nghìn đồng hay 44,78% về tỷ lệ so với năm 2012.

Doanh thu hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2014 đạt 11.947 nghìn đồng, tăng 8.700 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2013. Qua đó cho thấy, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp có sự tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 – 6/2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.2 Phân tích doanh thu theo mặt hàng

Trong nghề, gốm mỹ nghệ thường được chia thành các nhóm sản phẩm chính đó là: Chậu, tượng, thú, đôn, dĩa. Mỗi nhóm sản phẩm lại có hàng trăm loại kích cỡ và kiểu dáng khác nhau nhưng điểm đặc biệt ở đây là gốm mang màu đỏ đặc trưng của gốm Vĩnh Long.

29

Bảng 4.12a: Doanh thu và chênh lệch doanh thu theo mặt hàng tại DNTN Mỹ Đức Hưng giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Tên mặt hàng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Chậu 3.967,0 61,51 4.656,3 62,10 5.253,1 58,52 689,3 17,38 596,8 12,82 - Tượng 1.272,1 19,72 1.378,9 18,39 1.698,5 18,92 106,8 8,40 319,6 23,18 - Thú 867,8 13,46 775,2 10,34 1.057,0 11,78 (92,6) (10,67) 281,8 36,35 - Đôn 342,4 5,31 474,3 6,33 651,6 7,26 131,9 38,52 177,3 37,38 - Khác 0,00 213,1 2,84 316,0 3,52 213,1 - 102,9 48,29 Tổng cộng 6.449,3 100,00 7.497,8 100,00 8.976,2 100,00 1.048,5 16,26 1.478,4 19,72 Nguồn: Phòng Kế toán

30

Bảng 4.12b: Doanh thu và chênh lệch doanh thu theo mặt hàng tại DNTN Mỹ Đức Hưng 6 thánh đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Tên mặt hàng Năm Chênh lệch 06/2013 06/2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Chậu 3.264,8 60,62 3.409,0 54,37 144,2 4,42 - Tượng 900,2 16,71 1.194,0 19,04 293,8 32,64 - Thú 708,2 13,15 907,8 14,48 199,6 28,19 - Đôn 338,7 6,29 571,8 9,12 233,1 68,82 - Khác 173,8 3,23 187,0 2,98 13,2 7,59 Tổng cộng 5.385,7 100,00 6.269,6 100,00 883,9 16,41 Nguồn: Phòng Kế toán

Mỗi đơn hàng cũng có các mẫu mã gốm hầu như không giống nhau, đa dạng về chủng loại, hình dáng, kích thước, trọng lượng. Do đặc tính riêng biệt của nguyên liệu nên sản phẩm có màu sắc sau hỏa biến khá độc đáo và hấp dẫn. Những sản phẩm này lại rất thích hợp cho thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ. Gốm Vĩnh Long cũng chiếm được thị trường bởi sự đẹp tinh tế, trong sáng của chúng gắn với văn hóa đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2012 doanh thu từ chậu đạt 4.656,3 nghìn đồng tăng 689,3 triệu đồng so với năm 2011, tương đương với 17,38%. Nguyên nhân là do mặt hàng chậu đang phổ biến và được sản xuất với số lượng cao và nhiều mẫu mã đẹp, trong khi các mặt hàng khác chưa được quan tâm sản xuất và tay nghề công nhân lao động còn thấp, chưa thể tạo ra những sản phẩm có độ thẳm mỹ cao như thú và tượng, hầu như chỉ tập trung vào chậu để sản xuất và tiêu thụ.Đến năm 2013 doanh thu từ mặt hàng này là 5.253,1 triệu đồng, tăng 12,82% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 là 3.409,0tăng 4,42% so với cùng kỳ năm 2013.

Mặc dù độ sắc sảo chưa cao, nhưng doanh thu của tượng và thú vẫn giữ vị trí khá quan trọng. Doanh thu từ mặt hàng tượng vào năm 2012 là 1.378,9 triệu đồng tăng 106,9 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ là 8,40%, doanh thu vào năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 lần lượt là

31

1.698,5 triệu đồng và 1.194,0 triệu đồng. Với mặt hàng thú, năm 2013 doanh thu từ mặt hàng này là 1.057,0 triệu đồng, tăng 36,34% so với năm 2012, và năm 2014 là 907,8 triệu đồng. Qua đó cho thấy trong giai đoạn 2012 – 6/2014, doanh thu tượng và thú đều tăng qua các năm, lý giải nguyên nhân này là do, tay nghề của công nhân đã được nâng cao, chất lượng của sản phâm ngày càng tinh tế, sản phẩm có “hồn” hơn.

Mặc hàng đôn mới chỉ được nghiên cứu và đưa vào sản xuất trong giai đoạn gẩn đây. Trước đó các mặt hàng này chưa được doanh nghiệp chú ý đến. Năm 2013, doanh thu từ mặt hàng đôn là 629,6 triệu đồng , cho thấy đây là một sự nổ lực của chính bản thân doanh nghiệp

Nguồn: Phòng Kế toán và Sản xuất

Hình 4.1.2: Cơ cấu các mặt hàng gốm sản xuất tại DNTN Mỹ Đưc Hưng trong giai đoạn 2011 – 06/2014

Chậu là mặt hàng gốm chủ lực được doanh nghiệp sản xuất, luôn chiểm tỷ khá cao, trên 54% trong cơ cấu các mặt hàng mà doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 06/2014. Cụ thể năm 2011 mặt hàng chậu chiếm tỷ trọng 61,51%, sang năm 2012 là 62,10%. Tỷ trọng mặt hàng này có sự sụt giảm trong năm 2013 xuống mức 58,52% và những tháng đầu năm 2014 là 54,37%. Nguyên nhân không phải chất lượng sản phẩm mặt hàng chậu giảm xuống mà là do số lượng đơn đặt hàng của mặt hàng thú và đôn tăng lên.

61.51 62,10 58.52 54.37 19.72 18.39 18.92 19.04 13.46 10.34 11.78 14.48 5.31 6.33 7.26 9.12 0 2.84 3.52 2.98 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 06/2014 Năm (%)

32

Mặt hàng tượng nhìn chung không có sự biến động nhiều, có sự ổn định qua các năm, tỷ trọng mặt hàng tượng dao động trong đoạn 18,39 – 19,72%. Các mặt hàng khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu là do khách hàng đặt trước, tỷ trọng mặt hàng này cao nhất vào năm 2013 với tỷ trọng 3,52%.

Mặt hàng thú ngày càng khẳng định chất lượng sản phẩm với tỷ trọng sản phẩm ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: 10,34% vào năm 2012, tỷ trọng này tăng trong năm 2013 là 11,78%, những tháng đầu năm 2014 là 14,48%.

Mặc dù chỉ mới đưa vào sản xuất trong thời gian gần đây, tuy nhiên các sản phẩm đôn được khách hàng khá ưa chuộng. Năm 2011, tỷ trọng mặt hàng này là 5,31%, và có sự tăng nhẹ vào năm 2012 lên mức 6,33% và đạt mức 9,12% vào những tháng đầu năm 2014.

4.1.1.3 Phân tích sản lượng gốm tiêu thụ tại DNTN Mỹ Đức Hưng

Bảng 4.1.3: Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng gốm mỹ nghệ tại DNTN Mỹ Đức Hưng trong giai đoạn 2011 - 06/2014

Đơn vị tính: Cái Tên mặthàng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 06/2014 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) - Chậu 9.402 11.501 12.450 7.079 2.099 22,33 949 8,25 - Tượng 3.651 3.957 4.875 3.427 306 8,38 918 23,20 - Thú 2.603 2.403 3.171 2.123 (200) (7,68) 768 31,96 - Đôn 685 949 1.303 944 264 38,54 354 37,30 - Khác 0 234 253 150 234 - 19 8,12 Tổngcộng 16.341 19.045 22.052 13.723 2.704 16,55 3.007 15,79 Nguồn: Phòng Kế toán

Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng mà DNTN Mỹ Đức Hưng sản xuất đề tăng qua các năm. Cụ thế: Với mặt hàng chậu năm 2012 Doanh nghiệp tiêu thụ được 11.501 cái, tăng 2.099 cái so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ 22,33%. Năm 2013, doanh nghiệp tiêu thụ được 12.450 cái tăng

33

8,25% so vơi năm 2011, và những tháng đầu năm 2014 sản lượng đạt 7.079 cái.

Tượng là mặt hàng đứng thứ hai về sản lượng tiêu thụ, năm 2012 doanh nghiệp tiêu thụ được 3.957 cái, tăng 306 cái so với năm 2011 tương đương 8,38%, Đầu năm 2013 sản lượng đạt 4.875.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thụ của chậu và tượng thì hai mặt hàng thú và đôn còn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 sản lượng tiêu thụ của thú là 3.171cái (tăng 31,96% so với năm 2012) và đôn là 1.303 cái (tăng 37,30% so với năm 2012)

57.54 60.39 56.46 51.58 22.34 20.78 22.11 24.97 15.93 12.62 14.38 15.47 4.19 4.98 5.91 6.88 0.00 1.23 1.15 1.09 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 06/2014 Năm (%)

36

Nguồn: Phòng Kế toán

Hình 4.1.3: Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng gốm mỹ nghệ tại DNTN Mỹ Đức Hưng trong giai đoạn 2011 – 06/2014

Thông qua hình 4.1.3, sản lượng tiêu thụ của mặt hàng chậu luôn chiếm một tỷ trọng khá cao, cao nhất vào năm 2012, chiếm 60,39% và có xu hướng giảm dần, năm 2013 tỷ trọng của mặt hàng này là 56,46%.Mặt hàng tượng và thú trong giai đoạn 2012 – 06/2014 có sự gia tăng trở lại, đó là nhờ tay nghề của các nghệ nhân lành nghề đã được nâng cao, sản phẩm có sự tinh tế hơn và thể hiện được sự độc đáo của xứ sở gốm đỏ Vĩnh Long, 6 tháng đầu năm tỷ trong của các mặt hàng này lần lượt là 24,97% và 15,47%.

37

4.1.2 Phân tích tình hình chi phí

Chi phí nói chung là một sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, thương mại, dịch vụ nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận.

Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đền lợi nhuận. Mỗi sự tăng hay giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự giảm hay tăng của lợi nhuận. Phân tích tình hình chi phí qua các năm là xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí và đánh giá mức độ chênh lệch từ đó đề ra một số biện pháp hạn chế sự gia tăng và có thể giảm bớt các loại chi phí đến mức thấp nhất. Chi phí của DNTN Mỹ Đức Hưng gồm 2 loại chi phí lớn đó là: Giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh. Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, ngoài ra còn các chi phí khác như là chi phí tái chính.

4.1.2.1 Giá vốn hàng bán

Qua bảng phân tích sự chênh lệch của kết cấu chi phí đối với tổng chi phí doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 06/2014, ta thấy giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí và tỷ lệ này đều cao hơn 80% tổng chi phí và chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm.

Cụ thể: Năm 2011, giá vốn hàng bán 5.417.401 nghìn đồng, sang năm 2012 chỉ tiêu này là 6.209.804 nghìn đồngtăng 792.403 nghìn đồng, tương ứng tăng 14,63%. Năm 2013 chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng với tốc độ khá nhanh 1.516.241 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 24,42% so với năm 2012. Những tháng đầu năm 2014, giá vốn hàng bán là 5.309.397 nghìn đồng, tăng 14,53% so với cùng kỳ năm 2013.

Nguyên nhân là do sự gia tăng liên tục của các chi phí sản xuất, đáng chú ý nhất là là giá nguyên vật liệu. Song song đó là giá xăng dầu, nhân công lao động không ngừng biến động, làm cho chi phí vận chuyển tăng lên từ đó đẩy giá thành sản xuất tăng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dung trấu để nung các sản phẩm, và giá trấu tăng liên tục trong thời gian vừa qua cũng tạo cho doanh nghiệp không ít khó khăn, đỉnh điểm có lúc giá trấu là 1200 đồng/kg. Đó là nguyên nhân chính làm cho giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp tăng nhanh qua ba năm. Cùng với đó là tình hình lạm phát làm cho các chi phí sản xuất sản phẩm tăng lên so với năm trước

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mỹ đức hưng (Trang 36)