GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MỸ ĐỨC HƯNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mỹ đức hưng (Trang 30)

Hiện tại, Nam bộ có ba trung tâm (hay khu vực) chính sản xuất gốm, đó là các trung tâm thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Vĩnh Long. Tuy nhiên, so với Đồng Nai và Bình Dương thì Trung tâm gốm Vĩnh Long ra đời muộn hơn, mặc dù vậycác sản phẩm gốm ở đây cũng khá tinh tế. Xuất phát từ cầu Mỹ Thuận, qua dòng Cổ Chiên đến Mang Thít, cảnh tượng vô cùng độc đáo lọt vào tầm mắt mọi người, đấy là hàng trăm lò gạch ngói mọc lên như như thành phố cổở Trung Đông bởi hình dáng nửa khối cầu tròn úp xuống của lò mà người nơi đây thường "Vương quốc gạch ngói". Hơn 150 năm qua người Vĩnh Long đã tận dụng đất sét để tạo ra một làng nghề lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, làng nghề thu hút trên 2 vạn lao động. Cuối thế kỷ XX, những người thợ gốm đã làm thử gốm mỹ nghệ và nung trong lò gạch kiểu truyền thống và lần thử này đã cho kết quả thành công mỹ mãn. Những sản phẩm đẹp mắt, hấp dẫn ấy, có màu đỏ khác lạ lại được chính các chủ lò gốm Bình Dương đánh giá cao và bao tiêu sản phẩm. Loại gốm đỏ ra đời từ chính loại đất sẵn có ở Vĩnh Long đã đi khắp năm châu bốn biển, có thị trường rộng lớn khá vững chắc ở Australia và nhiều nước châu Á tiêu thụ loại gốm này, và gốm vàng sáng màu phèn lại được thị trường châu Âu ưa thích.

Cơ sở gạch ngói Trần Thị Kim Nguyệt nguyên tọa lạc tại ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Sản xuất kinh doanh chủ yếu là gạch ngói cung cấp cho nhu cầu xây dựng của xã hội. Vài năm trở lại đây, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có khả năng cạnh tranh cao, thu hút nhiều sự chú ý của các nhà kinh doanh. Với hình thức hoạt động sản xuất gạch ngói chủ yếu là theo truyền thống gia đình mang lại hiệu quả không cao, không đủ sức cạnh tranh với hàng hóa khác trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự đổi mới về phương thức kinh doanh. Như thế, đến năm 1998 cơ sở đã bắt đầu chuyển hướng sản xuất gạch ngói sang sản xuất gốm thủ công mỹ nghệ.

Sau một thời gian dài hoạt động, cơ sở cũ nằm trong khu qui hoạch tuyến Công nghiệp Bắc Cổ Chiên nên cơ sở phải di dời về huyện Mang Thít và được đổi tên thành DNTN MỸ ĐỨC HƯNG chủ nhân là bà Trần Thị Kim Nguyệt chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành, vẫn hoạt động sản xuất chủ yếu là gốm thủ công mỹ nghệ. Doanh nghiệp đặt tại An Hương 1, xã Mỹ An,

20

huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, là cơ sở sản xuất chính để giao dịch trong quá trình sản xuất, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

Đến nay vốn điều lệ doanh nghiệp đã có : 4.000.000.000 VNĐ Trong đó : Vốn bằng tiền : 1.500.000.000 VNĐ Vốn bằng hiện vật : 2.500.000.000 VNĐ

Được sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh số : 54.0.1.00584 Mã số đăng ký thuế: 1 5 0 0 2 5 1 9 0 2

Ngày đăng ký thuế: ngày 08/09/2005

Điện thoại của Doanh nghiệp: (0703) 218922 – 214938 Fax : 0703 939800

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mỹ đức hưng (Trang 30)