4.3.2.1 Môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế
Thời gian qua nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17% -18% của năm 2011 xuống còn 7% - 10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9% - 12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9% - 11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là
60
7% - 9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011- 2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng.
Bảng 4.10: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chia theo khu vực trong giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: %
Năm GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56 Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan, năm 2011 cả nước đã xuất khẩu được 358,6 triệu USD sản phẩm gốm sứ, tăng 13,15% so với năm 2010. Trong các thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam, có nhiều thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 triệu USD như Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Đức, Nhật, Hoa Kỳ, … Trong đó Nhật Bản là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm 14,7% thị phần kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012,mặt hàng gốm sứ đạt 431 triệu USD kim ngạch, tăng 12% so với năm 2011. Không chỉ năm 2012 mặt hàng gốm sứ mới là điểm nhấn về kim ngạch xuất khẩu của ngành mà đây là truyền thống, là thế mạnh của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam khi gốm sứ luôn chiếm khoảng 40% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước, Sáu tháng đầu năm
61
2013, Việt Nam đã thu về 220,1 triệu USD từ mặt hàng sản phẩm gốm sứ, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2012
Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành gốm sứ Việt Nam đang gặp phải thách thức: đó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Theo thống kê, mỗi năm, tổng doanh số toàn thị trường gốm sứ gia dụng Việt Nam đạt bình quân khoảng 5.600 tỷ đồng nhưng hàng gốm sứ gia dụng Việt chỉ chiếm 30% thị phần cả nước, trong khi 70% thị phần lại thuộc về hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNTN Mỹ Đức Hưng đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất và hạ tầng xúc tiến còn yếu đã tạo nên những thách thức lớn đối với chính bản thân doanh nghiệp.
b. Môi trường chính trị - pháp luật
Trong năm 2014 này có sự thay đổi rất đáng chú ý là luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó mức thuế suất sẽ có những điều chỉnh mang tính định hướng và kích thích sản xuất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể trong Điều 10 (Thuế suất) của luật sửa đổi như sau:
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 11 của Luật này. Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
+ Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh thu thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại các khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đới với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Những quy định về thuế và cách áp dụng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ rằng bất kỳ hoạt động kinh doanh hướng tới lợi nhuận của doanh nghiệp nào cũng đều đi kèm với nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, là một cách gián tiếp thực hiện trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, mức thuế suất cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập thực tế của doanh nghiệp. Việc quyết định giảm mức thuế suất mới đây của Nhà nước
62
được coi là bước đi nhằm kích thích hoạt động kinh tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu thấp.
Giới chuyên gia nhận định, một yếu tố quan trọng khác quyết định sự lựa chọn Việt Nam để đầu tư là sự ổn định về chính trị và xã hội của đất nước. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán (theo Philippe Delalande, nguyên Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Cơ quan liên chính phủ Pháp ngữ tại Hà Nội). Trong hơn 25 năm qua, môi trường chính trị và xã hội tại Việt Nam từng bước được phát triển theo hướng cởi mở và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò tham gia tích cực hơn. Vai trò kiểm tra giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cần đẩy mạnh và phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ trực tiếp trong quản lý điều hành để từng bước đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
c. Môi trường nhân khẩu học.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngày 11/11/2013, Dân số Việt Nam đạt mốc 90 triệu người. Với dân số như hiện nay, Việt Nam trở thành nước lớn trên thế giới về quy mô dân số, xếp 14 trên thế giới, đứng thứ 8 ở Châu Á và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, với dân số 90 triệu người không chỉ tạo ra cho chúng ta những cơ hội rất lớn mà thách thức cũng không nhỏ đối với sự bền vững của đất nước kể cả quy mô, cơ cấu, chất lượng, phân bố dân cư cũng như quản lý dân cư. Tại Vĩnh Long dân số năm 2013 là 1040,5 nghìn người đứng thứ 9 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và đứng thứ 12 về mật độ dân cư 684 người/km2. Với một lực lượng lao động rất lớn, đây là tiềm lực kinh tế nhưng vấn đề để đáp ứng được công ăn việc làm cho số lượng người lao động khổng lồ này cũng là một câu hỏi lớn. Hơn nữa, chúng ta dù đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”1 nhưng đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tỷ lệ người cao tuổi đã tăng nhanh.
1Theo định nghĩa của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc: Một nước được coi là có “cơ cấu dân số vàng” khi tỉ số phụ thuộc dân số của nước đó nhỏ hơn 50, tức là một người ngoài độ tuổi lao động sẽ được hỗ trợ bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động.
63
Với dân số như hiện nay, chúng ta đang có một nguồn nhân lực khổng lồ khoảng 62 triệu người trong độ tuổi lao động. Hơn nữa, mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử của mỗi quốc gia và chỉ kéo dài 30-35 năm hoặc lâu hơn nếu chúng ta biết điều chỉnh hợp lý.
Vì thế trong thời gian tới, để tận dụng cơ hội của “cơ cấu dân số vàng” mang lại cho đất nước, chúng ta cần điều chỉnh mức sinh sao cho hợp lý nhằm kéo dài thời gian “dân số vàng”, làm chậm quá trình già hóa dân số.
d. Môi trường công nghệ
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ với tốc độ cao đã tạo cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức. Nắm bắt kịp thời và ứng dụng những công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được nhiều hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, còn ngược lại có thể bị các đối thủ vượt qua, thậm chí loại khỏi quá trình cạnh tranh. Đặc biệt với sự khuyến khích ưu đãi của nhà nước về ứng dụng công nghệ đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp: doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất sẽ được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đầu tiên và 50% vào 2 năm hoạt động tiếp theo. Ứng dụng khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm 2012, Sở Công thương triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất gạch, gốm cải tiến, đổi mới công nghệ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường”. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tạo ra lò nung liên hoàn Vĩnh Long. Công nghệ này xử lý được khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định và nâng cao hiệu quả sản xuất một cách vượt trội, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới công nghệ cho lò nung.
Lò nung liên hoàn Vĩnh Long được Bộ Xây dựng khảo sát, đánh giá là công nghệ tận dụng được tối đa nhiệt của khí thải, tiết kiệm nhiên liệu, khói thải đã được xử lý trước khi ra ngoài môi trường. Công nghệ mới này được UBND tỉnh ra quyết định công bố và triển khai ứng dụng vào tháng 08/2013.
e. Môi trường tự nhiên
Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong
Tổng cục thống kê VN xác định rõ hơn “Cơ cấu dân số vàng” xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (từ 0 đến 14 tuổi) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) thấp hơn 15%.
64
vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất phèn có 90.779,06 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,06 ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,73 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,14 ha, chiếm 0,09%. (Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Vĩnh Long)
Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp. Ngoài ra do nằm ở vị trí tích tụ thuận lợi nên hàng năm sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên luôn được bồi tụ một lượng cát lớn; đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm được tập trung chủ yếu dọc theo sông Tiền và rải rác ở các huyện, thị trong tỉnh, tổng trữ lượng đất sét các loại có thể khai thác được toàn tỉnh đạt 92 triệu m3rất thích hợp để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và gốm sứ.
f. Môi trường văn hóa – xã hội
Nói đến doanh nghiệp gốm là cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng thị trường trang trí nội thất. Nói cách khác, nhà xuất khẩu cần nắm bắt được lòng tin tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào tới thị trường. Lĩnh vực trang trí nội thất phụ thuộc cả vào việc xây dựng và tình hình mua bán nhà đất trên thị trường. Càng nhiều ngôi nhà xây mới được bán trên thị trường, càng nhiều mặt hàng trang trí nội thất được bán ra với mục đích trang trí các ngôi nhà mới. Sự phát triển của ngành xây dựng dẫn đến việc gia tăng các tòa nhà tư nhân cũng như các tòa nhà thương mại mới xây. Và tất cả các tòa nhà này đều cần được trang bị đồ nội thất.
Hầu như các sản phẩm cho doanh nghiệp đều được xuất khẩu. Thị trường Châu Âu, Nhật Bản là một trong những thị trường lớn mà các doanh nghiệp gốm sứ Viêt Nam xuất khẩu quan trọng trong thời gian qua. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc xây dựng các tòa nhà ở đây mới cũng giảm theo. Nguy cơ những nước xảy ra tình trạng bong bóng2 bất động sản lớn nhất cũng là những nước giảm giá nhiều nhất. Theo một nghiên cứu gần đây của RIC (Royal Institution of Chartered Surveyors – Viện nghiên cứu khảo sát hoàng gia), ở một vài nước, tình trạng khủng hoảng bất động sản đặc biệt trầm trọng. Đó là các nước Ireland, Tây Ban Nha, Hy Lạp, các nước Đông
2 Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
65
và Trung Âu và các nước vùng Baltic. Hầu hết các nước này đều có nền kinh tế vận hành kém, thâm hụt ngân sách trầm trọng cộng thêm việc thị trường bất động sản giảm mạnh.
Các doanh nghiệp Việt Nam thể tập trung khai thác xu hướng giá rẻ nhằm sản xuất và cung cấp các mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ, hiện nay người tiêu dùng Tây Ban Nha đang coi trọng giá cả hơn chất lượng và thiết kế, do khủng hoảng tài chính và họ ưa chuộng các sản phẩm có chi phí thấp hơn.
4.3.2.2 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình 5 áp lực còn gọi là mô hình 5 lực lượng là một công cụ hữu ích để phân tích vị thế cạnh tranh và các thách thức mang tính chiến lược DNTN Mỹ Đức Hưng. Năm áp lực cạnh tranh đó là:
+ Nhà cung cấp + Đối thủ cạnh tranh + Khách hàng
+ Nguy cơ từ đối thủ tiềm ẩn + Các sản phẩm thay thế
a. Nhà cung cấp
Sản phẩm gốm mỹ nghệ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đất sét, cát, trấu và một ít phẩm màu.
- Nguyên liệu đất: Đây là nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, thủ tục khai thác dễ, nhà cung cấp chủ yếu là những thương buôn nhỏ. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, thì trên địa bàn tỉnh có 124