Tiêu chí QTRRTD của Ủy ban Basel

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH KHÁNH hòa (Trang 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Tiêu chí QTRRTD của Ủy ban Basel

Basel 3 đề ra qui định mới về tỉ lệ thanh khoản, dự kiến bắt đầu áp dụng từ năm 2015. Như vậy, nếu triển khai áp dụng basel 3, các NHTM sẽ cần thay đổi trên 4 nội dung chính như sau:

Thứ nhất, Basel 3 sẽ giúp nâng cao chất lượng vốn của các ngân hàng một cách

đáng kể. Đây là đặc điểm chính của Basel 3. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với việc bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều này giúp cho ngân hàng “khỏe” hơn, do đĩ cĩ khả năng chống đỡ tốt hơn trong thời kỳ khĩ khăn.

Theo quy định hiện tại, những tài sản cĩ chất lượng kém sẽ phải khấu trừ vào vốn (vốn cấp 1 + vốn cấp 2). Cịn theo Basel 3, việc khấu trừ sẽ nghiêm ngặt hơn, khấu trừ thẳng vào vốn cổ phần thơng thường. Hơn nữa, định nghĩa vốn cấp 1 cũng quy định chặt chẽ hơn bao gồm: vốn thường và các cơng cụ tài chính cĩ chất lượng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ.

Thứ hai, yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn. Theo quan điểm của Basel,

chất lượng vốn tốt hơn vẫn chưa đủ. Rút kinh nghiệm từ bài học của cuộc khủng hoảng tài chính, Ủy ban Basel cho rằng khu vực ngân hàng cần nhiều vốn hơn nữa. Do đĩ, những tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Theo quy định này, các ngân hàng phải duy trì mức vốn phù hợp trên mức vốn tối thiểu tùy vào mức độ rủi ro, mơ hình kinh doanh, điều kiện kinh tế.

chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel 3, đồng thời tỷ lệ vốn của cổ đơng thường (common equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%.

Basel 3 yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ địn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản hiện cĩ cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ địn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ địn bẩy.

Thứ ba, giới thiệu phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ hệ thống để các ngân

hàng áp dụng. Theo BIS, cĩ hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả: (1) giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Xu hướng hệ thống tài chính này cĩ thể làm khuyếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực; (2) mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng cĩ vai trị quan trọng trong hệ thống. Như vậy, Basel 3 là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính và là lần đầu tiên đề cập tới các thước đo giám sát an tồn vĩ mơ được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an tồn vi mơ của từng tổ chức tín dụng. Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức cĩ tầm quan trọng đối với hệ thống.

Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng. Basel 3 đưa

ra tiêu chuẩn về thanh khoản. Đây là điều đặc biệt quan trọng chưa cĩ tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này. Tỷ lệ thanh khoản sẽ được ban hành vào 1/1/2015, giúp ngân hàng cĩ khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những căng thẳng thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản cĩ tính thanh khoản cao và cĩ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khĩ khăn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH KHÁNH hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)