Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức nghề ngiệp,

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 73)

tiêu chuẩn ngành trong từng thời đoạn

 Thường xuyên quán triệt quan điểm kinh doanh; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy chế; các điều kiện phê duyệt tín dụng. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Tránh sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

 Kiên quyết xử lý đối với các CBTD có liên quan đến tiêu cực tín dụng, không trung thực và chuyển cán bộ sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.

 Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.

 Chuyển dần từ văn hóa “kiểm soát; dè chừng, đối phó” sang văn hóa “hợp tác”. Nâng

cao tính trách nhiệm, tự giác trong công việc; ý thức trách nhiệm cá nhân trong một môi

 Lượng hóa công việc một các hợp lý, cụ thể hơn để đo lường năng suất làm việc của nhân viên, từđó bố trí nhân sự cho phù hợp. Tránh tình trạng làm việc quá mức, gây chán nản trong nhân viên, mất đi động lực làm việc và sẽ không đủ thời gian để tiếp xúc KH và theo dõi các khoản cho vay.

 Bên cạnh đó, phải có chếđộ đãi ngộ hợp lý, đúng với những cam kết ban đầu khi thỏa thuận nhận việc. Tránh tình trạng ký Phụ lục hợp đồng lao động một cách tùy tiện để thay

đổi các điều khoản ban đầu. Trường hợp bất khả kháng nên giải thích một cách hợp lý, bố trí nhân viên chuyên trách/người có trách nhiệm để giải thích với nhân viên một cách hợp lý, tránh gây chán nản trong nhân viên.

 Tổ chức các đợt thi tuyển với các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm các chức danh phù hợp. Đối với những cán bộ phê duyệt các hồsơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ quá hạn cao nên có hình thức xử lý, luân chuyển công việc phù hợp hơn.

 Tổ chức những kì thi nghiệp vụđịnh kỳ nội bộ nhân viên (kể các cán bộ quản lý cấp trung)

 Chú trọng hơn nữa đến năng lực của nhân viên định giá trong việc nhận định các rủi ro

lien quan đến tài sản và đề xuất các biện pháp hạn chế. Thực tế cho thấy tài sản chỉ là nguồn trả nợ thứ yếu nhưng khi xảy ra nợ xấu thì nó chính là nguồn đảm bảo nhất cho Ngân hàng thu nợ. Việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu KH không trảđược nợ. Định giá xác đáng để vừa phát triển được khách hàng mà vẫn phải đảm bảo an toàn cho khoản vay cũng được xem là một trong những thách thức hiện nay của Ngân hàng.

 Nhân viên Kiểm soát phải thực sự có bản lĩnh, cả vềtrình độ nghiệp vụ lẫn việc ứng xử giữa các mối quan hệ. Vì một khi làm việc tại chi nhánh, công việc của nhân viên kiểm soát và nhân viên tín dụng, đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhân viên tín dụng thì muốn

đạt chỉ tiêu, muốn hồ sơ tiến hành nhanh để vừa lòng KH, đôi khi lại quên đi công tác

cho nhân viên tín dụng và phải dung hòa được các mối quan hệ với các bộ phận khác, và kể cảđối với Giám đốc chi nhánh, tránh những mâu thuẫn công việc phát sinh thành mâu thuẫn cá nhân.

5.3 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước, ban ngành liên quan:

 Nhà nước nên có các chính sách bắt buộc các Doanh nghiệp công khai hóa thông tin. Việc này không những buộc Doanh nghiệp hoạt động minh bạch mà còn giúp công tác quản lý hiệu quả hơn. Nhờ đó các Ngân hàng cũng có nguồn thông tin để đảm bảo việc đo lường rủi ro tín dụng được chính xác.

 Nhà nước nên xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các ban ngành; cụ thể

CIC và Thuế và bảo hiểm; để từ đó Ngân hàng có cơ sở đáng tin cậy đối chiếu xác thực thông tin. Xây dựng cơ chế tổng hợp dữ liệu lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, nhóm khách hàng; nhất là những thông tin vay mượn tại các tổ chức tư nhân trong bối cảnh cho vay tiêu dùng không thế chấp đang phát triển rầm rộ. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của CIC; không dừng ở việc cung cấp thông tin mà có thể cung cấp

được thông tin xác thực với tình trạng hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng

và phân tích năng lực tài chính của khách hàng.

 Nhà nước nên có chính sách khuyến khích thành lập các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác đánh giá rủi ro khách hàng của các Ngân hàng. Các công ty này cũng chính là kho dữ liệu tập trung để các Ngân hàng có thể tham khảo mà lượng hóa rủi ro tín dụng một cách chính xác.

 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều vấn đề cần phải bổ sung, chỉnh sửa để giúp xử lý nợ xấu. Ví dụ hiện nay để xử lý các khoản nợ, ngân hàng thương mại và người vay tiền phải trải qua quá trình tố tụng mất rất nhiều thời gian. Chúng ta có thể chỉnh sửa, bổ sung để các tài sản đảm bảo được định giá bởi một trung tâm uy tín và phát mãi nhanh chóng, thông qua một Nghị quyết của Chính phủ để làm quá trình xử lý nợ xấu nhanh hơn. Làm được điều này thì nợ xấu giảm đi, đồng thời các tổ chức tín dụng

cũng củng cố được năng lực tài chính và chủ động hơn trong công việc kinh doanh của

mình.

 Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các NH và các DN. Trong quan hệ tín dụng NH với các tổ chức kinh tế phải chịu sựtác động của rất nhiều yếu tố. Bên cạnh Luật NH, Nhà nước cần có những văn bản luật rõ ràng

như; Luật đầu tư trong nước, Luật bảo hiểm, Luật thế chấp... việc ban hành các luật nói

trên đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên một nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH.

 Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế gây ra những rủi ro kinh doanh của DN và của NH. Ví dụ do ảnh

hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới mà kinh tế trong nước tăng trưởng thấp, lạm pháp

cao,…đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn: chi phí đầu vào

tăng cao, hàng tồn kho nhiều, sức tiêu thụ thịtrường giảm, giá bán giảm không đủbù đắp

chi phí đã làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản, khảnăng trả nợ không đảm bảo làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng

 Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các DN, mạnh dạn giải thể các DN làm ăn không có hiệu quả, không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đặc biệt Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phếp thành lập các

công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tránh thành lập tràn lan gây hậu quả xấu

cho đối tác cũng như cho xã hội. Nhà nước cũng cần buộc các DN phải chấp hành đúng

pháp lệnh kế toán, có chế độ kiểm toán hàng năm đối với các DN, để tránh tình trạng cung cấp sai số liệu đối với phía đối tác.

 Nhà nước nên sớm thành lập cơ quan bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm dàn trải rủi ro. Quỹ bảo hiểm tín dụng có tác dụng hạn chế thiệt hại về vốn khi NH cho vay gặp rủi ro và còn hạn chế rủi ro phá sản NH. ở Việt Nam, thị trường, bảo hiểm tín dụng còn bỏ ngỏ, chưa có công ty

bảo hiểm tín dụng chính thức ra đời trong khi đó tình hình rủi ro tín dụng tại các NHTM vẫn thường xuyên xảy ra, với mức độ thiệt hại khá lớn. Vì vậy, một yêu cầu cấp bách đặt

ra là Nhà nước cần sớm nghiên cứu và thành lập công ty bảo hiểm tín dụng.

 Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đạt hiệu quả chưa cao; chủ yếu vẫn là thanh tra tại chỗ; chưa phát huy được vai trò giám sát từxa để

sớm phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro phát sinh. Thanh tra vẫn còn hoạt động theo hướng xử lý vụ việc đã phát sinh, nên chưa thểngăn chặn ngay từđầu, đểđến khi xảy ra hậu quả

mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm trong hoạt động cho vay, bảo lãnh dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thểngăn chặn được nếu ngay từđầu thanh tra phát hiện và xử lý sớm.

5.4. Nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo.

 Khảo sát chỉ mới tập trung những cán bộ hoạt động lĩnh vực Tín dụng tại OCB; mà chưa khảo sát ở các bộ phận khác có lien quan nên chưa tận dụng, khai thác được hết trí tuệ, hiểu biết của các chuyên viên có kinh nghiệm, thâm niên về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng.

 Vì thời gian có hạn nên cuộc khảo sát chỉ thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu qua bảng câu hỏi trên giả định là tất cả các CBTD đều có hiểu biết khá sâu sắc với các yếu tố khảo sát, điều này làm hạn chế phần nào ưu điểm của phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu khoa học.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội để các ngân hàng trong nước thực hiện hợp tác quốc tế, ngoại thương mở rộng, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… từ nước ngoài. Từ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có điều kiện phát triển. Nhưng đồng thời, các ngân hàng cũng phải đối mặt, cạnh tranh khốc liệt với nhau, cạnh tranh cùng các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì thế, OCB cần phải xác định được những thế mạnh và nhược điểm của mình để từđó có

những biện pháp quản trị hữu hiệu. Tác giả đã phầnnào phác họa rõ nét những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại OCB và đóng góp một số giải pháp nhất định nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại OCB.

TPHCM. Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN

LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG

ĐÔNG”. Kính mong Anh/chị dành chút thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi khảo sát bên dưới. Xin lưu ý: không có câu trả lời đúng hay sai mà tùy thuộc vào quan điểm nhìn nhận vấn đề của mỗi người và tất cả các ý kiến của các anh/chị đều rất có giá trị và hữu ích cho nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các anh /chị.

Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

Họ và tên: ………

Đơn vị công tác:………..

− Giới tính của anh/chị

Nam 30T30T Nữ 30TU

− Anh chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:

18-30 30T30T 31-45 30TUU30T Trên 45 30TU

− Trính độ học vấn của anh/chị:

Dưới ĐH 30T30T Đại học 30T30T Trên ĐH 30TU

− Thời gian làm công tác tín dụng của anh/chị:

Dưới 01 năm 30T30T 1- 5 năm 30T 5-30T 10 năm 30T30T Trên 10 năm 30TU

Anh/ chị vui lòng đánh dấu (x) vào ô thích hợp cho mức độ đồng ý của mình cho các phát

biểu sau: (1) Rất không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Rất đồng ý

Nội dung các chính sách kinh tế thống nhất, rõ ràng, giúp Ngân hàng hoạch định được định hướng phát triển kinh doanh hiệu quảhơn.

Sự phối hợp đồng bộ của các chính sách kinh tế tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng diễn ra thuận tiện, suôn sẽ và an toàn.

Trong điều kiện Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân hàng có xu

hướng xét duyệt tín dụng dễdãi, tăng trưởng Tín dụng nóng.

Chính sách kinh tế ổn định làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn phát triển ổn

định; nguồn thu đảm bảo khảnăng thanh toán nợ

cho ngân hàng. Các yếu tố thuộc

về khách hàng

Khách hàng có kế hoạch và chiến lược kinh doanh tốt thường chủ động được dòng tiền; đảm bảo khảnăng thanh toán nợđúng hạn

Khách hàng có năng lực tài chánh rõ ràng, nguồn trả nợ có thể kiểm chứng sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng cho Ngân hàng

Khách hàng có uy tín , đạo đức tốt thường có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay

rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.

Các yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng

Hệ thống thông tin Tín dụng giúp nhân viên phát

triển và thẩm định khách hàng đạt chất lượng.

Quy trình, quy chế, chính sách tín dụng an toàn

và chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể rõ ràng giúp nhân viên xử lý công việc cho vay an toàn và hiệu quả hơn.

Tách bạch công tác thẩm định và phát triển khách hàng nhằm giảm khối lượng công việc và tăng tính chuyên môn.

Các yếu tố thuộc về nguồn nhân lực Ngân hàng

Ý thức tuân thủ quy trình, quy chế, điều kiện phê duyệt tín dụng hạn chế tối đa rủi ro tín dụng Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào khảnăng khai

thác, thu thập và xử lý thông tin

Năng lực CBTD đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, phát hiện và đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Cơ chế thưởng phạt công bằng tạo động lực để CBTD tăng trưởng tín dụng bền vững và an toàn Các yếu tố thuộc

hàng

Thường xuyên thăm hỏi và cập nhật thông tin tài chánh hoạt động kinh doanh của khách hàng để

kịp thời phát hiện và xử lý ngay các khoản nợ có vấn đề

Kiểm soát nội bộ cần được trao thêm quyền ra

các đề xuất xử lý cụ thể và quyết liệt thực hiện

đối với các đơn vị kinh doanh không thực hiện các kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc những giải trình xác đáng cụ thể

Phải lên kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và phù hợp hơn với thực tế. Việc kiểm soát vốn vay phải được thực hiện nghiêm túc sau giải ngân để kịp thời nhận diện các khoản nợ có vấn đề, từ đó có những biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kịp thời.

Thanh tra giám sát của Ngân hàng nhà

nước

Kỹ năng, trình độ kiểm tra, thanh tra; khả năng đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến nghị phù hợp giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng Tăng cường hoạt động thanh tra định kỳ/đột xuất nhằm giúp cho NHTM kịp thời đánh giá tình

tình hình Kinh tế tại thời điểm phát sinh giao dịch

Việc nghiêm túc thực hiện những kiến nghị, sửa

đổi bổ sung sau thanh tra của NHNN sẽ giúp ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)