Quy trình tín dụng của OCB khá chặt chẽ, có sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh giúp cho hoạt động cấp tín dụng được vận hành một cách có hiệu quả.
OCB đã xây dựng được khối quản lý rủi ro và kiểm soát tính tuân thủ gồm các phòng
ban: Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín.
OCB cũng đã hoàn thiệnnhiều văn bản nội bộ củng cố cơ sở Pháp lý hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
OCB đã thành lập Tổ hỗ trợ xử lý nợ nhóm 2 và Tổ Xử lý nợ chuyên trách đặt tại từng
Chi nhánh có tình trạng nợ xấu báo động để theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ. OCB đã huy động nhân lực tập trung thực hiện nhiệm vụ này bằng cách điều chuyển luân phiên từng cán bộ ở mỗi Phòng thuộc Khối Quản lý rủi ro tham gia vào tổ đóng vai trò là cánh tay nối dài của Hội sở kết hợp với nhân viên kinh doanh của đơn vị kinh doanh trực tiếp xử lý và tái thẩm định tình trạng khách hàng nợ có vấn đề.
Phòng Tái thẩm định đã hỗ trợ đắc lực trong việc thẩm định khách hàng vay vốn; tính hiệu quả phương án vay vốn; đảm bảo chỉ tiêu 90% hồ sơ qua Phòng Tái thẩm định không phát sinh nợ xấu.
Phòng thẩm định tài sản cũng thành lập riêng từng Tổ định giá cho khu vực để tăng tính chuyên môn cho công việc và giải quyết kịp tiến độ định giá tài sản đảm bảo.
OCB thực hiện phân quyền cho các cá nhân trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền. Xác định quyền chủđộng, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong quá trình thực hiện công việc quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợvà miễn giảm lãi, lãi phạt, phí.
Ban hành quy định rà soát đánh giá lại toàn bộ các khoản vay trong hạn, yêu cầu khách hành bổ sung tài liệu thuyết minh tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính từng thời kỳ. Về lý thuyết đó là những khoản nợ trong hạn nhưng không loại trừ tình huống có những khoản nợ xấu “ngấm ngầm” chưa đến thời kỳ bộc phát, thì kiểm soát tốt sẽ phát hiện sớm và điều trị sớm; “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.