0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

OCB hướng tới mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 53 -53 )

– Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

– Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

– Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống

máy tính và quản lý khoản vay…)

4.2 Kết quả nghiên cứu và các kiểm định 4.2.1 Thống kê đối tượng khảo sát:

Với 400 bảng câu hỏi gửi đi, sau khi kiểm tra và lọai bỏ các bảng trả lời không hợp lệ (như bảng trả lời có nhiều ô trống hay các câu trả lời không đồng nhất quan điểm), cuối cùng còn lại 320 bảng trả lời hợp lệđược sử dụng làm dữ liệu trong nghiên cứu này Kết quả chia theo các tiêu chí:

+ Giới tính:

Có 220 đáp viên là nam giới (chiếm 69%) và 100 đáp viên là nữ giới (chiếm 31%) + Nhóm tuổi:

Nhóm tuổi từ 18-30 chiếm 40%, từ 31-45 chiếm 50% và trên 45 tuổi chiếm 10% 18-30 tuổi 40% trên 45 tuổi 10% 31-45 tuổi 50% 18-30 tuổi 31-45 tuổi trên 45 tuổi Hình 4.1. Tỷ lệ phản hồi theo độ tuổi + Trình độ:

Nhóm có trình độdưới Đại học chiếm 22%, 65% có trình độĐại học và trên Đại học chiếm 13%. Đáp viên có trình độĐại học và trên Đại học chiếm chủ yếu nên có thể tin

tưởng vào khảnăng nhận định vấn đề và mức độ chính xác của các câu trả lời.

Dưới ĐH 22% Trên ĐH 13% ĐH 65% Dưới ĐH ĐH Trên ĐH Hình 4.2. Tỷ lệ phản hồi theo trình độ

+ Thời gian công tác:

Tỷ lệ phản hồi the o thâm niê n

dưới 1 năm 18% 1- 5 năm 40% 5 - 10 năm 29% Trên 10 năm 13% dưới 1 năm 1- 5 năm 5 - 10 năm Trên 10 năm

Hình 4.3. Tỷ lệ phản hồi theo thâm niên công tác

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha:

 Quan sát bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại OCB; ta thấy 6 yếu tố và 23 biến quan sát đều có hệ số Cronbach’Alpha lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,9 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên đều được giữ lại và sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

 Yếu tố Rủi ro tín dụng có hệ số Cronbach’Alpha lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,9 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên được giữ lại và sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.3 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại

OCB

Sau khi đã loại bỏ các biến rác, các biến đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm phân tích sự thích hợp của các nhân tố. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loadings) nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại, trị số KMO (là trị số dùng để xem xét

sự thích hợp của phân tích nhân tố) phải lớn hơn 0,5 và tổng phương sai trích được phải bằng hoặc lớn hơn 50%

Ta tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho 23 biến quan sát của 6 thành phần thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của OCB theo phương pháp trích yếu tố

Principal Component Analysis và phép xoay Varimax.

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO là 0,726 > 0,5; điều này chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến này lại là phù hợp. Đồng thời các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 < 0.05)

Giá trị Eigenvalues là 1,628 > 1, biến được nhóm thành 6 yếu tố có tổng phương sai trích (Cumulative%) là 73,016% (> 50%) nghĩa là 73% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 yếu tố trên.

Qua bảng ma trận xoay Rotated Component Matrix cho thấy tất cả các hệ số nhân tải > 0.5 nên đều được giữ lại và các biến quan sát vẫn tuân thủ theo quy định phân loại như ban đầu => tên biến vẫn được giữ nguyên. Như vậy, có tất cả 6 yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại OCB.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .726 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4266.382 Df 253 Sig. .000

Component 1 2 3 4 5 6 NS3 .905 NS2 .901 NS1 .850 NS4 .841 NHNN4 .872 NHNN3 .870 NHNN1 .846 NHNN2 .828 KH2 .866 KH1 .831 KH3 .815 KH4 .813 KS4 .901 KS1 .859 KS3 .857 KS2 .660 CS4 .788 CS3 .782 CS1 .760 CS2 .751 NH2 .890 NH3 .833 NH1 .825

4.2.4 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo RRTD tại OCB

Sauk hi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, ta tiến hành phân tích khám phá nhân tố EFA cho biến quan sát RRTD tại OCB theo phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis và phép xoay Varimax cho thấy KMO = 0,818 (>0,5); sig = 0.000 cho thấy phân tích EFA là phù hợp.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .818 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 742.651 Df 6 Sig. .000

4.2.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết

Phân tích hồi quy tương quan bội sẽ cho phép xác định một mô hình tối ưu, qua đó biểu hiện mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố tác động đến RRTD (biến độc lập) và yếu tố RRTD (biến phụ thuộc) tại OCB.

Sau khi đã xác định được 6 yếu tố tác động đến RRTD tại OCB, các yếu tố này sẽ tiếp tục được đưa vào mô hình hồi quy bội để phân tích xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến RRTD tại OCB. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện sự tác động của 6 yếu tố đến RRTD được biểu diễn dưới dạng phương trình sau:

Y = 1T1T R0R + 1T1T R1RXR1R + 1T1T R2RXR2R + 1T1T R3RXR3R + 1T1T R4RXR4R + 1T1T R5RXR5R + 1T1T R6RXR6

Y: biến phụ thuộc – RRTD tại OCB

1T1T RnR: hệ số hồi quy tương ứng với biến độc lập thứ n

Các biến đưa vào phân tích hồi quy được tính nhân số bằng cách lấy trung bình công

(Mean) của các biến quan sát thuộc yếu tố đó. Đặt:

H1: giá trị trung bình các biến quan sát CS1, CS2, CS3 và CS4. H2: giá trị trung bình các biến quan sát NH1, NH2, và NH4. H3: giá trị trung bình các biến quan sát KS1, KS2, KS3 và KS4.

H4: giá trị trung bình các biến quan sát KH1, KH2, KH3 và KH4. H5: giá trị trung bình các biến quan sát NS1, NS2, NS3 và NS4.

H6: giá trị trung bình các biến quan sát NHNN1, NHNN2, NHNN3 và NHNN4.

Kết quả phân tích hồi quy bội nhận thấy có R2 là 0,573 và R2 điều chỉnh là 0,564. Như vậy thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2, dùng R2 điều chỉnh đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 56,4% hay 56,4% độ biến thiên về biến RRTD tại OCB được giải thích chung bởi các biến độc lập trong mô hình. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình có giá trị sig rất nhỏ cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu, hay các biến độc lập có quan hệ với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được.

Hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ, thỏa điều kiện < 10, như vậy sẽ không có hiện tượng đa công tuyến. Do đó các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, nên mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Model R R Square

Adjusted R

Square Std. Error of the Estimate

1 .757P a .573 .564 .70519 CoefficientsP a Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.661 .308 -2.143 .033 H1 .010 .051 .007 .196 .845 .950 1.053 H2 .720 .043 .648 16.689 .000 .907 1.103 H3 .246 .049 .198 5.052 .000 .886 1.128 H4 .105 .045 .089 2.342 .020 .950 1.053 H5 .105 .043 .100 2.455 .015 .830 1.204 H6 -.009 .042 -.009 -.215 .830 .858 1.165

Phương trình hồi quy sẽ cho phép khẳng định tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa các biến số như sau:

RRTD = -0,661 + 0,105NS + 0,105KH + 0,246KS + 0,72NH

Qua mô hình, chúng ta thấy đâu là yếu tố tác động mạnh nhất đến RRTD, từ đó trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, chúng ta sẽ đưa ra những giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại OCB.

4.3 Thảo luận các biến nghiên cứu

 Ngân hàng đã thành lập riêng hẳn những tổ, phòng với chức năng, nhiệm vụ cụ

thể thuộc Khối Quản lý rủi ro; như Tổ hỗ trợ xử lý nợ nhóm 2 và Tổ xử lý nợ đặt tại Chi nhánh.

 Kết quảđạt được cụ thể là Hội sởđã cùng với Chi nhánh xử lý triệt đểđến từng khoản vay; Chi nhánh nhận được sựđịnh hướng và chỉ đạo chính thức và kịp thởi từ Hội sở. Các khoản nợ được chốt lại theo mức độ và tính chất và phân công trách nhiệm xử lý cụ thể; các khoản nợ quá hạn được theo dõi sát sao, nhận được sự chỉ đạo liên tục và kịp thời về định hướng xử lý từ các cấp lãnh đạo; trực tiếp từ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối quản lý rủi ro; từ đó nhân viên thực hiện rốt ráo, triệt để, phản ánh đúng thực trạng tín dụng dựa trên kinh nghiệm tái thẩm định trực tiếp mà không lệ thuộc quá nhiều vào phân loại nợ thủ công; đến ngày mới chuyển nhóm nợ; đảm bảo quản lý và xử lý nợ

xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi, lãi phạt, phí đúng bản chất khoản nợ, nguồn thanh toán khoản nợ.

 Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa thể hiện rõ nét; do OCB chỉ mới tập trung ở

những Chi nhánh có nợ xấu báo động vì chưa có nhân sự chính thức. Việc luân chuyển cán bộ cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc do tính không liên tục theo dõi và xử lý hồsơ.

 Sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho

vay mang tính khách quan hơn; cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Trong thời gian gần đây, OCB đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng. Thay vì trước đây một cán bộ kinh doanh phải vừa chạy chỉ tiêu kinh doanh và thẩm định khách hàng vay vốn; nên hiệu quả công việc không cao thì bây giờ OCB đã thành lập riêng Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy

đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Hội sở đã

có những chấn chỉnh kịp thời; phân vùng và khu vực; tuyển dụng Giám đốc kinh doanh khu vực có năng lực để giao hạn mức phán quyết; xét duyệt tập trung về Hội sở hoặc một số Chi nhánh do Hội sở tuyển chọn. Tuy nhiên cách làm này vẫn còn hạn chế là. quyền hạn vẫn còn tập trung vào một người; vì vậy Ngân hàng cần cân nhắc cẩn thận khi đề bạt

ai đó giữ chức danh Giám đốc vùng; Ngân hàng vẫn cần thời gian để hoàn thiện cơ chế

phê duyệt tập trung do nhân lực chưa có và trình độ vẫn chưa đồng đều, tiêu chí xét duyệt

chưa cụ thể; còn sử dụng khá nhiều kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của người phê duyệt.  OCB gặp khó khăn là do sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh hưởng đến quyền hạn của các cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Thật khó khăn khi phải thay đổi, phải tiếp nhận cái mới, đặc biệt khi mà sự thay đổi đó ảnh hưởng đến quyền lực mà trước đây người ta có được. Giờ đây, một quyết định tín dụng không phụ thuộc vào một

cá nhân mà là sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp. Đây là một lực cản không nhỏ trong quá trình triển khai mô hình này trên thực tế. Khi triển khai mô hình mới, sự phân tách bộ phận quan hệ khách

hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện tỵ hiềm, cản trở

nhau trong tác nghiệp. Vì vậy cũng không ít Giám đốc Chi nhánh khi bị giảm hạn mức phán quyết; đã lợi dụng cơ chế quy trình quy chế chưa hoàn thiện đã tìm cách lách hồ sơ nhằm trục lợi cá nhân. Ví dụ: cho vay nhóm khách hàng liên quan chung một phương án

và nguồn trả nợ, và có trường hợp mục đích vay vốn của khách hàng này là nguồn trả nợ của khách hàng khác, vay chồng chéo lẫn nhau.

 OCB đã chấn chỉnh nhiều hơn trong khâu thẩm quyền phê duyệt định giá tài sản. Trước đây; quyền định giá tài sản đảm bảo đi theo hạn mức phê duyệt tín dụng cho

dù có giá hay chưa có giá quy định. Nay Ngân hàng vẫn áp dụng phân quyền này nhưng

chỉ cho phép định giá theo khung giá do Hội sở ban hành; còn nếu không thì phải chuyển về Trung tâm định giá. Chính vì chưa hoàn thiện trong quy định phân quyền định giá,

năng lực định giá, áp lực chỉ tiêu, cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng; tăng trưởng

nóng đã dẫn đến không ít hồsơ tín dụng bị rơi vào tình trạng mất vốn nghiêm trọng; do không thể thu hồi nợ và khoản vay không còn đủ tài sản đảm bảo. Ngoài ra liên quan đến xử lý tài sản là bất động sản, OCB cũng gặp không ít khó khăn trong việc cập nhật các thông tin quy hoạch, quy định mới tại thời điểm xử lý tài sản khác với quy định lúc phát vay, khi sang tên cho người mua bị vướng quy hoạch hoặc cắt lộ giới; dẫn đến tài sản

không đủ đảm bảo khoản vay nếu tỷ lệ cho vay/TSĐB quá cao hoặc định giá không sát với giá trị giao dịch thực tế.

 Ngân hàng cũng đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thẩm định bằng cách cập nhật và hệ thống hóa tài liệu, băn bản, hướng dẫn,…Tuy nhiên việc này chưa được phổ biến toàn hàng; từng Phòng ban thiết lập riêng cho mình hệ thống lưu trữ tài liệu. Cụ thể Phòng Tái thẩm định Hội sở đã thực hiện rất tốt điều này nhưng một số Chi

nhánh chưa quan tâm đúng mức lưu trữ thông tin nên việc thẩm định đôi khi rơi vào tình

trạng “phát sinh đến đâu xửlý đến đó” nên rất dễ bị chủ quan vào kinh nghiệm thẩm định của cá nhân và rủi ro phát sinh.

 Thêm vào đó là chưa hoàn thiện bộ khung tiêu chí xét duyệt cho vay; nên việc cho vay có một sốGiám đốc kinh doanh lại dựa vào tài sản thế chấp là chính.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 53 -53 )

×