0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thường xuyên cập nhật và hoàn thiện định hướng chính sách phát triển

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 70 -70 )

 Thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng vào hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng nội bộ của Ngân hàng.

 Có công tác dự báo diễn biến kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến ngân hàng, khách hàng vay vốn.

 Việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hàng ngày. Bộ

phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, đưa ra những góp ý chỉnh sửa, bổ sung cho định hướng, chiến lược phát triển khách hàng.

 Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, trao đổi về các tình huống tín dụng đã xảy ra để rút ra những bài học kinh nghiệm đối với những khoản vay thất thoát

trước đây.

 Phát huy vai trò Phòng Quản lý tài sản đảm bảo trong việc cung cấp thông tin lien quan đến tài sản, quy hoạch; giá cả thị trường, giá cả giao dịch thành công,…

 Thường xuyên rà soát các khách hàng trong hạn, báo cáo định kỳ; cập nhật tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng.

5.2.3 Thường xuyên cập nhật và hoàn thiện định hướng chính sách phát triển khách hàng, tiêu chí xét duyệt khách hàng từng thời kỳ hàng, tiêu chí xét duyệt khách hàng từng thời kỳ

 Phân tích tín dụng hiện nay vẫn còn dựa nhiều vào khảnăng phán đoán, nhận biết và sự hiểu biết chủ quan của nhân viên tín dụng; vì vậy có thể xảy ra trường hợp cùng một hồsơ tín dụng nhưng 2 cán bộ thẩm định sẽcó 2 đề xuất ngược chiều nhau.

 Chính sách khách hàng: Đây là việc nên làm đầu tiên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các NH như hiện nay. Xây dựng chính sách khách hàng, phân nhóm KH hợp lý

để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữchân KH cũ, thu hút KH mới theo hướng đa dạng hóa KH, phân tán rủi ro.

 Phân loại KH dựa vào các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại lẫn dựphóng trong tương lai

như tiền gửi thanh toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho NH, ... để áp dụng giá vốn phù hợp trong cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với các nhóm KH đã được phân loại. Có chính sách lãi suất ưu đãi linh hoạt cho những KH có uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài sản đảm bảo thích hợp, KH tiềm năng theo chính sách khách hàng cụ thể.

 Cụ thể hóa tiêu chí phân nhóm khách hàng nhằm tuyển chọn các KH thực sự tốt, có uy tín trả nợ để cho vay.

 Thiết lập một danh mục cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng KH cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời phải phù hợp với định hướng chính sách của Chính phủ và của NHNN. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: Đa dạng hóa được ngành nghề, KH vay, yếu tốđịa lý và cả loại hình cho vay; Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động; Phù hợp quy mô, năng lực và khảnăng kiểm soát rủi ro của bản thân NH; Phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của NH.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 70 -70 )

×