Chú trọng công tác kiểm soát quá trình tác nghiệp giải ngân; quá trình sử

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 71)

dụng vốn vay và tính tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng (bao gồm cả đơn vị

kinh doanh và khách hàng)

 Thành lập những bộ phận tác nghiệp vận hành tại Chi nhánh nhưng chịu sự giám sát trực tiếp và trực thuộc quyền điều hành quản lý của Hội sở. Phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, phòng ban. Tách biệt các chức năng bán hàng, chức

năng thẩm định, quản lý RRTD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Song song, phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ

phận để tránh mâu thuẩn về quyền lợi gây nên nhiều rủi ro.

 Tăng thêm quyền hạn cho Phòng kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát quá trình sửa chữa các lỗi vi phạm của đơn vị kinh doanh theo yêu cầu của kiểm soát nội bộ

 Giám đốc/Trưởng phòng tín dụng cần thường xuyên nhắc nhở, lưu ý cán bộ tín dụng về việc kiểm soát tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng.

 Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra

chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh. Bộ phận quản lý RRTD: giám sát quá trình thực hiện của bộ phận bán hàng và thẩm định/tái thẩm định. Bộ phận hỗ trợ tín dụng: giám sát quá trình sử dụng vốn, trả nợ của KH, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng. Chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bộ phận tác nghiệp/quản lý nợ vay: có chức năng lưu trữ hồsơ, nhập máy tính, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng quy định, điều kiện đã được phê duyệt từ

bộ phận quản lý RRTD. Luân chuyển kiểm soát viên giữa các chi nhánh, phòng giao dịch

để việc kiểm soát được khách quan hơn, tránh việc lợi dụng các mối quan hệ quen biết

trong chi nhánh để những rủi ro có cơ hội phát sinh.

 Có kế hoạch; đề cương cụ thể cho việc kiểm tra và quản lý các nguồn đảm bảo khoản vay; kể cả máy móc thiết bị; hàng tồn kho luân chuyển, phương tiện vận tải,… Trong quá trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị tài sản đảm bảo bị sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo món vay, NH phải thông báo để KH bổ sung tài sản đảm bảo. Nếu không

có tài sản đảm bảo, phải có phương án rút dần vốn tín dụng để đảm bảo an toàn cho NH.

Đối với tài sản thế chấp của bên thứ 3, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với KH (tránh tình trạng người bảo lãnh không biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo); kể cả

những người đang sử dụng và khai thác tài sản đảm bảo của Ngân hàng (cho thuê,…)

5.2.5. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đức nghề ngiệp, văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh của cán bộ tín dụng tương xứng với yêu cầu

Một phần của tài liệu CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUẢN lý rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 71)