Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 39)

tháng đầu năm 2014

Bước vào giai đoạn 6 tháng đầu năm (TĐN) 2014, tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Cân Thơ tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể so với 6 tháng cùng kì năm 2013

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Cần Thơ 6 TĐN 2013 và 6 TĐN 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 TĐN 2014/6 TĐN 2013 Số tiền % 1. THU NHẬP 73.655 79.026 5.371 7,29 Thu nhập lãi 65.001 67.243 2.242 3,45 Thu nhập ngoài lãi 8.654 11.783 3.129 36,16 2. CHI PHÍ 58.875 60.661 1.786 3,03 Chi phí lãi 52.737 53.496 759 1,44 Chi phí ngoài lãi 6.138 7.165 1.027 16,73 3. LỢI NHUẬN 14.780 18.365 3.585 24,26

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Cần Thơ, 6TĐN 2013 và 6 TĐN 2014

3.3.2.1. Thu nhập

Từ bảng 3.2 ta thấy thu nhập của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng lên so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng lên. Tổng thu nhập của Techcombank Cần thơ trong 6 tháng đầu năm 2014 là 79.026 triệu đồng, tăng 7,29% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Thu nhập lãi 6 tháng đầu tháng 2014 cũng tăng 3,45% so với 6 tháng đầu năm 2013, trong khi đó tỷ trọng tăng của thu nhập ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 lại ở mức cao, tăng 36,13% so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều đó cho thấy ngoài việc tăng cường hoạt động cho vay, chi nhánh còn chú trọng phát triển các dịch vụ tiện ích đi kèm, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng và góp phần gia tăng tổng thu nhập.

3.3.2.2. Chi phí

Trong khi thu nhập của Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng lên so với 6 tháng cùng kỳ năm trước thì chi phí cũng có sư gia tăng. 6 Tháng đầu năm 2014, chi phí của Chi nhánh là 60.661 triệu đồng, tăng 3,03% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Chi phí lãi có sự gia tăng nhưng tỷ trong tăng thấp hơn so với chi phí ngoài lãi. Trong khi tỷ trong chi phí ngoài lãi 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên 16,73% so với 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí lãi chỉ tăng

1,44%. Điều đó cho thấy ngoài việc nâng cao khả năng huy động vốn, Chi nhánh còn nâng cao đầu tư cho các các sản phẩm dịch vụ, hướng tới việc tăng thu nhập cho hoạt động dich vụ trong tương lai, bên cạnh đó là việc nâng cao khả năng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, Chi nhánh thường xuyên tổ chức các buổi tập tuấn, chia sẽ kinh nghiệm nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng và giúp nhân viên nắm vững các quy trình sản phẩm mới của Chi nhánh.

3.3.2.3. Lợi nhuận

Cả thu nhập và chi phí của Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2014 đều có sự tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2013, nhưng tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí, nên đã đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh. 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận của chi nhánh đạt 18.365 triệu đồng, tăng 24,26% so với 6 tháng đầu năm 2013.

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

4.1.1. Khái quát nguồn vốn tại Techcombank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn vốn là một bộ phận quan trọng, quyết định trực tiếp tiếp đến các hoạt động của Ngân hàng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự canh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt với số lượng tổ chức tín dụng ngày một tăng. Chính vì thế, để có thể hoạt động ổn đinh, các ngân hàng phải có một nguồn vốn vững mạnh để đáp ứng kịp thời và tối đa nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn vốn của Techcombank Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013, 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại Techcombank Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn điều chuyển 994.661 795.862 859.792 (198.799) (19,99) 63.930 8,03 Vốn huy động 528.041 652.766 640.762 124.725 23,62 (12.004) (1,84) Tổng nguồn vốn 1.522.702 1.448.628 1.500.554 (74.074) (4,86) 51.926 3,58

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Cần Thơ, 2011 – 2013

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn tại Techcombank Cần 6 TĐN 2013 và 6 TĐN 2014 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6 TĐN 2014/6 TĐN 2013 Số tiền % Vốn điều chuyển 574.046 589.441 15.395 2,68 Vốn huy động 704.900 719.429 14.529 2,06 Tổng nguồn vốn 1.278.946 1.308.870 29.924 2,34

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Cần Thơ, 6 TĐN 2013 - 6 TĐN 2014

Cần Thơ có sự biến động liên tục và vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2011 – 2013 (trên 50%). Cần Thơ là một Thành phố đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng đang từng bừng được nâng cao, vì thế trong giai đoạn này nhu cầu về vốn để đầu tư của các tổ chức cá nhân là rất lớn, nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng ít đi, điều này đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Techcombank Cần Thơ, Chi nhánh phải sử dụng một lượng vốn điều chuyển để phục vụ tốt cho hoạt động của Ngân hàng, nên nguồn vốn điều chuyển chiểm tỷ trọng rất lớn so với vốn huy động.

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Cần Thơ, 2011 - 2013

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn tại Techcombank Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013

4.1.1.1. Vốn điều chuyển

Năm 2011 lượng vốn điều chuyển đạt 994.661 triệu đồng (chiếm 65% tổng nguồn vốn), sang năm 2012 giảm xuống còn 795.862 triệu đồng, giảm 19,99% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh của người dân giảm xuống, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, không có khả năng trả nợ, điều này đã làm cho Chi nhánh thận trọng hơn trong công tác cho vay của mình, doanh số cho vay cũng giảm 20,79% so với năm 2011, chính vì thế lượng vốn điều chuyển đã giảm đi đáng kể. Đến năm 2013 nguồn vốn điều chuyển tăng 8,03% so với năm 2012 và ở mức 859.792 triệu đồng, trong năm 2013 tuy tình hình kinh tế còn gặp phải nhiều thách thức nhưng cũng có những khởi sắc so với năm 2012, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế tại Thành phố Cần Thơ ước tăng 10,92% so với cùng kỳ năm 2012. Nhu cầu về vốn của nền kinh tế tăng lên, doanh số cho vay năm 2013 tại Chi nhánh cũng tăng 9,10% so với năm trước, chính vì thế lượng vốn điều chuyển năm 2013 đã tăng lên để nhằm cung cấp đủ lượng tiền cần thiết đối với hoạt động cho vay. Chính việc tăng vốn điều chuyển này đã làm cho tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên 3,58% so với năm 2012 và đat 1.500.554 triệu đồng.

Từ bảng 4.2 ta thấy lượng vốn điều chuyển trong 6 tháng đầu năm 2014 là 589.441 triệu đồng, tăng 2,68% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do hoạt động cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự gia tăng nên lượng vốn điều chuyển cũng đã tăng lên nhằm giúp Chi nhánh cung ứng kịp thời và đầy đủ lượng vốn cần thiết đến cho khách hàng.

4.1.1.2. Vốn huy động

Vốn huy động là một nguồn vốn quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo ra sự ổn định trong quá trình phát triển của Ngân hàng. Huy động vốn là việc Ngân hàng đi vay lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh và phải trả lãi cho hoạt động đi vay đó với một mức lãi suất huy động áp dụng cho từng thời kì. Số vốn huy động này đa phần sẽ được Ngân hàng cho các tổ chức và cá nhân đang cần vốn phục vụ cho mục đích nhất định vay lại để tạo ra lợi nhuận. Nhận thấy rõ tầm quan trọng, Techcomank không ngừng nổ lực đa dạng hóa hoạt động huy động vốn nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động, hướng tới sự phát triển bền vững cho Ngân hàng. Thành phố Cần Thơ là một trung tâm kinh tế lớn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên đa phần các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh của mình và nâng cao điều kiện sống, đây cũng là địa bàn tập trung một số lượng lớn các tổ chức tín dụng, tạo ra một sức ép cạnh tranh lớn, vì thế tỷ trọng vốn huy động còn chiếm tỷ lệ thấp (chưa đến 50% trong tổng nguồn vốn).

Năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 528.041 triệu đồng (chiếm 35% tổng nguồn vốn), đến năm 2012 nguồn vốn huy động đã tăng lên và đạt 652.766 triệu đồng, tăng 23,62% so với năm 2011. Bước sang năm 2012, trước tâm lý ngại đầu tư của người dân do những khủng hoảng của nền kinh tế năm trước, mặc dù lãi suất trần huy động vốn được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm đáng kể, nhưng đa phần khách hàng vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm nhằm đảm bảo độ an toàn cao thay vì đầu tư trong bối cảnh kinh tế khó khăn, bên cạnh đó là những chính sách tích cức trong công tác huy động vốn của Techcombank, Ngân hàng đã phát động chương trình “VUI TẾT TECHCOMBANK – LÌ XÌ CỰC LỚN”, đây là chương trình khuyến mãi mừng xuân lớn nhất từ trước đến nay của Ngân hàng, chính vì thế đã thu hút đông đảo lượng khách hàng tham gia, nguồn vốn huy động cũng được gia tăng đáng kể. Đến năm 2013, nền kinh tế tại địa bàn Cần Thơ có dấu hiệu khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang dần phục hồi, nhu cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế tăng lên, nên vốn huy động tại Chi nhánh năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ, đạt 640.762 triệu đồng, giảm 1,84% so với năm trước.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình huy động vốn tại Chi nhánh cũng đạt được sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 đạt 719.429 triệu đồng, tăng 2,06% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tuy nền kinh tế có được những chuyển biến tích cực nhưng ngành Ngân hàng vẫn đang gặp phải nhiều thách thức, Techcombank Cần Thơ đang hướng tới việc chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm nhằm tiếp cận với nhu cầu đa dạng của khách hàng, cùng với đó là sự phục vụ ân cần, chu đáo của đội ngũ nhân viên tại Chi nhánh đã giúp cho nguồn vốn huy động được tăng lên, đây là một chuyển biến tích cực trong hoạt động của Chi nhánh, nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển trong thời gian tới.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014 TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

4.2.1. Khái quát tình hình tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3: Tình hình tín dụng tại Techcombank Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/ 2012 Số tiền % Số tiền % 1. DSCV 2.397.112 1.898.677 1.980.489 (498.435) (20,79) 81.812 4,31 Cá nhân 589.392 540.038 629.301 (49.354) (8,37) 89.263 16,53 Doanh nghiệp 1.807.720 1.358.639 1.351.188 (449.081) (24,84) (7.451) (0,55) 2. DSTN 2.213.694 1.994.581 1.855.891 (219.113) (9,90) (138.690) (6,95) Cá nhân 473.741 397.304 595.081 (76.437) (16,13) 197.777 49,78 Doanh nghiệp 1.739.953 1.597.277 1.260.810 (142.676) (8,20) (336.467) (21,07) 3. Dư nợ 1.381.341 1.285.437 1.410.035 (95.904) (6,94) 124.598 9,69 Cá nhân 441.987 584.721 618.941 142.734 32,29 34.220 5,85 Doanh nghiệp 939.354 700.716 791.094 (238.638) (25,40) 90.378 12,90 4. Nợ xấu 10.796 16.685 13.644 5.889 54,55 (3.041) (18,23) Cá nhân 2.298 3.358 2.338 1.060 46,13 (1.020) (30,38) Doanh nghiệp 8.498 13.327 11.306 4.829 56,83 (2.021) (15,16)

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Cần Thơ, 2011 – 2013

Cũng như những Ngân hàng thương mại khác, tín dụng là một hoạt động chủ lực, quyết định rất lớn đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của Techcombank Cần Thơ. Tuy nhiên hoạt động tín dụng lại là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế trên địa bàn gặp phải nhiều khó khăn, tạo nên thách thức lớn cho hoạt động của ngành Ngân hàng trong công tác thẩm định cho vay, thu hồi nợ và kiềm chế nợ xấu,

Techcombank Cần Thơ phải có những những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận và hạn chế tối thiểu những rủi ro. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn quan tâm sâu sắc và đưa ra nhiều chiến lược cho từng phân khúc sản phẩm cụ thể để hoạt động tín dụng được phát triển một cách hiệu quả. Để biết rõ hơn về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ta dựa vào các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Cần Thơ, 2011 - 2013

Hình 4.2 Cơ cấu doanh số cho vay phân theo đối tượng khách hàng tại Techcombank Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013

Từ hình 4.2 ta thấy doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) nhưng có xu hướng giảm qua 3 năm, doanh số cho vay của khách hàng cá nhân tuy chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 25%) năm 2011 nhưng có xu tăng qua 3 năm, hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng cho Ngân hàng trong việc khai thác đối tượng khách hàng cá nhân. Dựa vào bảng 4.3 ta thấy doanh số cho vay của Techcombank Cần Thơ năm 2011 đạt 2.397.112 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số cho vay giảm xuống còn 1.898.677 triệu đồng, giảm 20,79% so với năm 2011. Doanh số cho vay của khách hàng cá nhân trong năm 2012 đạt 540.038 triệu đồng, giảm 8,37% so với năm 2011. Doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp năm 2012 là 1.358.639 triệu đồng, giảm 24,48% so với năm 2011. Cả doanh số cho vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có sự sụt giảm nhưng tốc độ giảm của cho vay khách hàng cá nhân nhẹ hơn so với với tốc độ giảm của cho vay khách hàng doanh nghiệp. Năm 2012 là một năm đầy thách thức đối với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, theo báo cáo của cục Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2012, trong số các doanh nghiệp phá sản, giải thể thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ doanh nghiệp phá sản, giải thể cao nhất, với 13,6%. Lạm phát tăng cao, sản xuất suy giảm do sức mua của người

dân giảm, hàng hóa tồn kho tăng cao. Các doanh nghiêp thủy sản tại Thành phố Cần Thơ trong năm 2012 cũng gặp phải khó khăn trong việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, nhưng do lãi suất cho vay còn ở mức cao nên các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn, bên canh đó, Techcombank Cần Thơ cẩn trọng hơn trong công tác thẩm định cho vay để tránh dẫn đến nguy cơ khó thu hồi nợ trước những bất ổn của thị trường mà chủ yếu tập trung vào công tác quản trị rủi ro và thu hồi nợ. Chính vì vậy mà doanh số cho vay của của khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh. Trong năm 2012 trước sự biến động chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng “đóng băng”, trước tâm lý ngại đầu tư và hạn chế tiêu dùng đã làm cho nhu cầu về vốn của khách hàng cá nhân có xu hướng giảm xuống, doanh số cho vay cá nhân đã có sự giảm nhẹ.

Đến năm 2013 tình hình cho vay của Chi nhánh có nhiều khởi sắc, cụ thể

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 39)