5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm và bài học thực tiễn
1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể ở một số nước trên thế giới
* Chế độ thuế đơn giản hóa đối với ngƣời nộp thuế vừa và nhỏ tại các nƣớc trong khu vực Châu Mỹ La Tinh.
Nhiều nước trong khu vực Châu Mỹ La Tinh đang áp dụng cơ chế quản lý thuế đơn giản hay đặc thù hướng vào một phân nhóm người nộp
Thuế cụ thể tự thực hiện các hoạt động kinh tế, kinh doanh, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp và các đối tượng áp dụng cơ chế đánh Thuế dựa trên ấn định. Trong đó, kinh nghiệm triển khai tại Bolivia như sau:
- Bolivia đã triển khai ba cơ chế quản lý thuế đơn giản áp dụng với nhóm người nộp thuế và lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, bao gồm: + Cơ chế thuế đơn giản hóa, theo đó các cá nhân kinh doanh bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh ăn uống nhỏ và thợ thủ công có thể đăng ký áp dụng cơ chế này với điều kiện họ tuân thủ một số tiêu chí như doanh thu, vốn kinh doanh, đơn giá và chủng loại hàng hóa. Theo cơ chế này số thuế phải nộp phân thành 5 khung thuế tùy thuộc vào số vốn phân bổ cho hoạt động đó và chia ra các mức thuế cố định phải nộp mỗi tháng.
+ Cơ chế quản lý thuế tích hợp áp dụng đối với lĩnh vực vận tải là nhằm vào các cá nhân sở hữu xe, thực hiện các dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa hay hành khách mà không có nhiều hơn hai phương tiện. Theo cơ chế quản lý thuế hợp nhất cũng có 5 khung thuế phụ thuộc vào loại phương tiện sử dụng, loại hình dịch vụ vận tải và địa phương nơi người nộp thuế đó đăng ký. Theo quy định, người nộp thuế áp dụng cơ chế này phải thực hiện nộp một khoản thuế theo quý.
+ Cơ chế quản lý thuế thống nhất đánh vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm vào các cá nhân hay tổ chức hợp tác nông nghiệp và chỉ tiêu để xác định ngưỡng là diện tích sử dụng. Theo cơ chế này người nộp thuế phải nộp thuế hàng năm.
- Tại Chile: Hệ thống thuế áp dụng đối với người nộp thuế quy mô nhỏ bao gồm thợ mỏ làm thủ công với quy mô nhỏ, cửa hàng hay quầy dịch vụ trên đường phố. Chế độ thuế thu nhập đơn giản hóa quy định nghĩa vụ thuế hàng năm được xác định và phân ra nộp theo tháng. Trong lĩnh vực thương mại buôn bán hàng rong phải nộp một mức thuế cố định trên đơn vị thuế hàng tháng. Đối với chủ các cửa hàng thì số thuế phải nộp bằng tỷ lệ trên tổng thu nhập hay hai đơn
vị thuế hàng tháng tùy theo mức nào cao hơn. Cơ chế quản lý thuế thu nhập đơn giản ấn định nghĩa vụ xuất hóa đơn, theo đó chỉ có những cửa hàng bán hàng rong trên đường phố và chủ kinh doanh nhỏ mới không phải thực hiện. Hơn nữa họ xây dựng một hệ thống kế toán đơn giản dành cho các cá nhân thỏa mãn các điều kiện nhất định và tham gia vào các lĩnh vực hay hoạt động kinh tế đặc thù mới được áp dụng.
+ Chế độ thuế khoán áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp trong trường hợp doanh số bán hàng năm không quá 8000 đơn vị tính thuế hàng tháng. Đối với cơ chế thuế thu nhập khoán áp dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp thì số thuế phải nộp bằng tỷ lệ trên giá trị tài sản mà họ sử dụng cho hoạt động sản xuất được xác định theo mức 10% đối với chủ sở hữu và 4% đối với người đi thuê. Cơ chế khoán đặc biệt bắt buộc áp dụng đối với người nộp thuế không đăng ký với cơ quan thuế. Đặc thù của cơ chế này là người nộp thuế bán hàng không xuất hóa đơn và người mua hàng có nghĩa vụ xuất hóa đơn để ghi sổ giá trị mua hàng để khấu trừ thuế (Hội thảo nghiên cứu quốc tế, Santa Cruz de la Sierra, Bolivia từ 24-26/10/2005).
* Kinh nghiệm quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể ở Brazil.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với HKD, Giám đốc Chương trình thuế IFC-ông Rich Stern cho biết, các quốc gia đều coi HKD là một bộ phận của nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ nên chế độ thuế đối với HKD được xây dựng dựa trên năng lực của đối tượng. Theo đó, cơ chế quản lý thuế cần khuyến khích tăng trưởng để HKD phát triển thành các đơn vị, doanh nghiệp nhỏ thực hiện kê khai theo chuẩn kế toán thuế. Hiện nay có 3 phương pháp chính để quản lý thuế đối với HKD đó là: thuế khoán; áp dụng chế độ thuế tiêu chuẩn, kết hợp đơn giản hóa và các giải pháp khuyến khích có chủ đích; áp dụng chế độ thuế tiêu chuẩn và không điều chỉnh. Nhìn chung, thuế khoán được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia đang phát triển
(16/19 quốc gia), trong khi các nước có trình độ dân trí cao như khu vực cộng đồng châu Âu ít áp dụng phương pháp này (chỉ có 8/21 quốc gia). Qua thực tế cho thấy, áp dụng cơ chế quản lý thuế khoán đối với HKD không phải là lựa chọn tối ưu. Bởi lẽ, cùng với ưu điểm là chi phí hành thu có thể được giảm đáng kể, dễ quản lý nhưng phương pháp khoán thuế không khuyến khích các DN nhỏ phát triển và chuyển đổi sang chế độ kế toán thuế tiêu chuẩn. Hơn nữa, với mức thuế khoán, số thu được từ khu vực này luôn thấp và người nộp thuế lớn có thể lợi dụng để giảm thiểu nghĩa vụ nộp ngân sách.
Chính vì vậy, Giám đốc Rich Stern đưa ra các biện pháp đơn giản hóa quản lý cho cơ quan thuế, đó là: thiết lập bộ phận phụ trách thuế HKD; xây dựng dịch vụ dành riêng cho hộ và các giải pháp điện tử. Với hệ thống thuế đơn giản, dựa trên doanh thu có thể áp dụng ngân hàng di động, giúp giải quyết tình trạng tiếp cận dịch vụ của các DN nhỏ tại các vùng xa xôi, vùng núi. Để quản lý sự tuân thủ của các HKD, các chương trình thanh tra phải được xây dựng dựa trên phương pháp rủi ro, đồng thời nên giảm số lượng sắc thuế mà DN nhỏ và siêu nhỏ phải nộp. Ông Rich Stern cho rằng, một mô hình thành công trong quản lý HKD mà Việt Nam có thể nghiên cứu và học tập, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng một sắc thuế duy nhất (như ở Brazil). Theo đó, để đơn giản hoá, giảm thiểu thủ tục hành chính về thuế, từ năm 1996 Brazil cho phép các DN nhỏ và vừa nộp một khoản thu thay thế cho 8 loại thuế khác nhau. Các HKD có doanh thu càng lớn phải nộp thuế suất càng cao. Cùng với việc áp dụng một sắc thuế duy nhất, Brazil tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, xây dựng trung tâm thuế ảo có chức năng nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng và các ứng dụng, hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, Brazil còn xây dựng hệ thống đăng ký điện tử công cộng cho phép đăng ký sổ sách điện tử, máy tính điện tử và hỗ trợ xuất hoá đơn điện tử. Nếu như năm 1996 chỉ có 2,1 triệu người nộp thuế thì đến 2006, con số này đã tăng lên 2,7 triệu người. Tương tự, số thu ngân sách năm 1996 chỉ đạt 5,8 tỷ Real thì đến năm 2006 con số này là 13,9 tỷ Real.
Anh – Cơ quan thuế tập trung cải thiện quản lý nợ thuế. Cơ quan thuế và Hải quan Anh ( HMCR) vẫn không sử dụng thông lệ tốt nhất đã được công nhận về quản lý nợ thuế và cải thiện việc thu hồi nợ và các nỗ lực định hình rủi ro của mình, đặc biệt là mức độ nợ thuế tăng trong một môi trường kinh tế khó khăn, theo một báo cáo phát hành ngày 09 tháng 06 năm 2009 của uỷ ban hạ viện kế toán công.
Báo cáo cho biết HMRC cần phải làm nhiều hơn nữa để người nộp thuế nộp thuế đúng hạn, lưu ý rằng trong năm 2007-2008, 30% các khoản nộp thuế bị chậm hầu hết các khoản nợ đã được giải quyết trong vòng một tháng của kỳ hạn, còn lại khoảng 10% các khoản nộp thuế chưa trả sau một tháng, uỷ ban mức độ nộp thuế muộn chỉ ra rằng một số người nộp thuế biết làm thế nào để “đối phó với”hệ thống, bằng việc nộp thuế sau ngày đáo hạn, nhưng trước ngày các hình phạt được áp dụng cho các khoản thuế nộp chậm được đưa ra, mặc dù đã có những bước tiến trong việc cải thiện chất lượng thông tin cung cấp cho người nộp thuế để giúp họ biết được khi nào đến hạn nộp thuế, làm thế nào để nộp thuế, và hiệu quả của việc không nộp thuế, HMRC phải thay đổi thái độ của những người liên tục nộp thuế chậm.
Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận rằng nếu không có hệ thống định hình rủi ro, điều này sẽ khó khăn hơn cho HMRC để đánh giá rủi ro của những người chưa thực hiện thuế bị vỡ nợ. Các cơ quan phải theo dõi nợ thực tế và đánh giá liệu các tiêu chuẩn này có áp dụng trọng việc đánh giá các ứng dụng dịch vụ hộ trợ nào đã thực hiện trong thực tế, cung cấp hỗ trợ cho các đối tượng mục tiêu, ủy ban cho biết. Đồng thời HMRC có thể cần phải cung cấp cho người nộp thuế sự hỗ trợ trong một vài thời điểm trong quả trình suy thoái và HMRC nếu cố giắng rút ra những kinh nghiệm của cơ quan thuế khác trong việc giải quyết suy thoái (Lê Thị Bích, 2010).
1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể của một số địa phương trong nước
Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên năm 2011 đã thu từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể tăng 25% so với dự toán, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục đó là: Hiện tượng thất thu thuế ở diện hộ và doanh thu tính thuế. Nguyên nhân là do một số cán bộ công chức thuế, cán bộ uỷ nhiệm thu chưa thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ quản lí thuế đối với hộ kinh doanh, chưa đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi chây ỳ không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế kinh doanh. Số đông các hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ nên phổ biến vẫn áp dụng biện pháp khoán doanh thu.
Bước vào năm 2012, Chi cục Thuế thành phố Thái nguyên đã đề ra và thực hiện các biện pháp sau:
- Lập, duyệt bộ thuế môn bài, thuế hộ cá thể và thông báo mức thuế môn bài, thuế khác hàng tháng theo quý tới từng hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện để các hộ chủ động nộp kịp thời vào NSNN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Kiên quyết xử lý vi phạm về thuế của hộ kinh doanh theo đúng quy định của luật Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh núp bóng các Doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, với UBND các xã phường trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn;
Chi cục thuế thành phố Hải Dương số thu nộp NSNN năm 2011 là 1.457 tỷ đồng đạt 102% so dự toán pháp lệnh, bằng 113% so cùng kỳ năm trước. Để có được kết quả như trên, kinh nghiệm của Hải Dương là chú trọng công tác kê khai, kế toán thuế, thực hiện giám sát hồ sơ kê khai chặt chẽ thông qua việc cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế. Chi cục thuế đã chọn những cán bộ có kỹ năng giao tiếp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất tốt làm việc tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu nộp.
1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương ta thấy rằng để tăng cường việc tuân thủ các luật thuế và tăng thu ngân sách Nhà nước, trước sự phát triển nhanh chóng của người nộp thuế cả về số lượng và sự phức tạp của các loại hình kinh doanh do tác động của toàn cầu hoá và những thành tựu của công nghệ thông tin, các nước trên thế giới đều hướng tới việc áp dụng cơ chế quản lý thuế hiện đại và có hiệu quả. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý như sau:
Thứ nhất: Phải tăng cường công tác quản lý, đăng ký thuế, đồng thời phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đích tiến tới quản lý được 100 % các hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế.
Thứ hai: Để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế quản lý thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.
Thứ ba: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý thu thuế của cán bộ, công chức thuế.
Thứ tư: Tăng cường công tác kiểm tra nhằm bám sát biến động doanh thu của các hộ kinh doanh, qua đó làm cơ sở điều chỉnh số thuế phải nộp của người nộp thuế. Xử lý nghiêm minh các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế.
Thứ năm: Tích cực tuyên truyền, hỗ trợ để các hộ kinh doanh tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU