Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hộ

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hộ

mức thuế sát với thực tế kinh doanh.

- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra nội bộ ngành về việc chấp hành các quy trình nghiệp vụ trong công tác thuế ở các đội thuế xã, phường, chợ trong việc chấp hành 10 điều kỷ luật của cán bộ thuế. Xử lý thích đáng đối với cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có những vi phạm chính sách thuế, vi phạm quy định của ngành.

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh kinh doanh

1.1.5.1. Môi trường quản lý thuế

Cùng với Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ nhằm xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả phù hợp thể chế kinh tế thị trường, mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và các chính sách giảm thủ tục hành chính thuế đã tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế phát huy năng lực kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước.

Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như, việc ban hành các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà gây khó khăn cho người nộp thuế và cán bộ thuế. Trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các tầng lớp dân cư còn hạn chế, thậm chí có trường hợp gian lận, trốn lậu thuế còn được coi là việc đương nhiên.

Thu thuế nhằm mục đích đảm bảo nguồn chi, ngoài việc nuôi sống bộ máy Nhà nước còn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý thuế một mặt sử dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ cơ quan thuế trong tổ chức và quản lý thu thuế, đồng thời giám sát công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế.

Ngoài ra, với mục tiêu gắn thu chi Ngân sách cho các cấp chính quyền sẽ làm cho chính quyền gắn được trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo nguồn chi, từ đó sẽ sát sao trong công tác phối hợp quản lý đối với người nộp thuế (Lê Thị Bích, 2010).

1.1.5.2. Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý

Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại Chi cục Thuế, trình độ cán bộ do quá trình đào tạo còn mang tính chắp vá cho nên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh dẫn đến việc không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lượng hộ kinh doanh cá thể cũng như biến động về sản xuất kinh doanh (SXKD) của hộ kinh doanh cá thể. Chưa thực hiện được việc quản lý thông tin hộ kinh doanh thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế, làm cho công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể còn nhiều hạn chế, quản lý thông tin mang tính thủ công, chưa khai thác hết thông tin người nộp thuế.

Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, ngành thuế phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũ công chức thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế. Trên cơ sở rà soát, bố trí lại lực lượng công chức một cách hợp lý, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế. Trước mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lượng công chức làm công tác giá tính thuế và công nghệ thông tin.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo Luật quản lý thuế. Nâng cao kỹ năng giao tiếp của công chức thuế khi giao tiếp với người nộp thuế.

Xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn công chức theo từng chức danh, vị trí công việc. Đảm bảo tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp công chức theo năng lực và hiệu quả công việc ( Lê Thị Bích, 2010).

1.1.5.3. Năng lực quản lý của cơ quan thuế và nhận thức của hộ kinh doanh về nghĩa vụ thuế

- Năng lực quản lý của cơ quan thuế.

Cơ quan thuế là hệ thống tổ chức quản lý thuế thống nhất trong cả nước; chịu sự lãnh đạo của ngành dọc và chính quyền địa phương. Trong đó, sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ; Năng lực, phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Dân chủ bị vi phạm, kỷ cương, phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ công chức ở các bộ phận giải quyết trực tiếp công việc cho dân và doanh nghiệp.

- Nhận thức của hộ kinh doanh về nghĩa vụ thuế.

Xuất phát từ trình độ sản xuất kinh doanh còn lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, dẫn đến trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế; tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.

Các hộ kinh doanh cá thể chưa, hoặc không muốn chuyển sang hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp do khung pháp lý cho hộ kinh doanh cá thể hoạt động còn thiếu, đặc biệt là chính sách thuế không rõ ràng minh bạch, thường xuyên có sự thay đổi, đã làm cho khá nhiều hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp được một thời gian xin quay trở lại kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Tâm lý tiêu tiền mặt và thói quen không lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng vô tình hay cố ý góp phần khích lệ hộ kinh doanh

cá thể trốn thuế do không phải sử dụng hóa đơn, dẫn đến việc cơ quan thuế không quản lý được thực chất doanh thu của hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)