Công tác quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2.Công tác quản lý căn cứ tính thuế

- Khảo sát doanh thu thực tế hộ kinh doanh cá thể

Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế.

Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia. Phương pháp này có ưu điểm: đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ thuế, đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh.

Hàng năm Chi cục đã tổ chức điều tra doanh thu thực tế theo đúng quy định tại quy trình quản lý thuế. Tuy nhiên, việc điều tra doanh số chỉ mang tính trọng điểm, đại diện cho từng nhóm ngành nghề, quy mô kinh doanh để làm căn cứ hiệp thương với hộ kinh doanh hoặc làm căn cứ ấn định đối với những hộ không thuộc đối tượng điều tra doanh số.

Công tác khảo sát điều tra doanh thu thực tế trong quá trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là công việc khá phức tạp do hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn mua vào, bán ra hoặc các hộ không hợp tác với cán bộ thuế trong quá trình điều tra doanh thu. Do đó, đòi hỏi người điều tra phải nắm chắc hoạt động kinh doanh của hộ, đặc biệt là các hộ có nhiều chi nhánh, cửa hàng ở các địa bàn khác nhau.

* Công tác quản lý căn cứ tính thuế

Quản lý căn cứ tính thuế, đối với hộ kê khai trực tiếp bao gồm quản lý doanh số tính thuế, quản lý việc áp dụng tỷ lệ GTGT và thuế suất, là công việc rất quan trọng và cần thiết bởi các căn cứ tính thuế ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp, nó sẽ quyết định số thuế thu nhiều hay ít, phù hợp hay chưa phù hợp... Nếu không quản lý tốt căn cứ tính thuế sẽ dẫn đến làm thất thu thuế. Chính vì vậy, chúng ta cần xem xét tình hình quản lý các căn cứ tính thuế của Chi cục Thuế Thành phố Bắc Ninh.

Quản lý doanh thu tính thuế.

Nhiệm vụ của công tác quản lý doanh thu tính thuế là tìm mọi biện pháp để người nộp thuế kê khai đúng doanh thu kinh doanh hoặc xác định đúng doanh thu thực tế kinh doanh của người nộp thuế. Điều này có nghĩa là, khi tình hình kinh doanh của người nộp thuế phát triển thì doanh thu tính thuế phải tăng lên (bảng 3.

3.6. ĐVT: triệu đồng Ngành nghề 2012 2013 2014 So sánh 14/13(%) - Sản xuất CN 3.970,5 4.491,2 5.756,0 28,1 -Thương nghiệp 34.780,0 35.972,0 41.985,3 16,7 - Ăn uống 3.710,0 3.905,0 5.112,5 30,9 - Dịch vụ 5.678,7 5.767,2 7.962,1 38,0 Tổng 48.139,2 50.135,4 60.815,9 21,3

(Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Ninh)

Doanh số tính thuế năm 2014 tăng so với năm 2013 là 10.680,5 triệu đồng với tỷ lệ là 21%. Cụ thể ở một số ngành nghề sau:

+ Ngành sản xuất CN tăng 1.264,8 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 28%.

+ Ngành thương nghiệp tăng 6.013,3 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17%.

+ Ngành ăn uống tăng 1.207,5 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31%. + Ngành dịch vụ tăng 2.194,9 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 38%. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ công chức thuế trong công tác kê khai, quản lý doanh số, và các hộ kinh doanh dần dần thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, do đó doanh số kê khai đã tăng lên phù hợp với sự phát triển và quy mô kinh doanh của các hộ. Đồng thời, doanh số tính thuế tăng lên là do Chi cục Thuế đã tăng cường công tác rà soát, kiểm tra lại doanh số kê khai và đưa các hộ mới vào quản lý. Mặt khác, với phương pháp nộp thuế theo kê khai trực tiếp nên việc tính thuế và xác định doanh số là tương đối sát với tình hình thực tế phát sinh. Qua đó phần nào hạn chế được việc các hộ kinh doanh kê khai thiếu doanh số.

Quản lý việc áp dụng thuế suất và tỷ lệ GTGT.

Hiện tại Chi cục Thuế đã chỉ đạo và thực hiện đúng theo quy định về thuế suất thuế GTGT đối với các ngành hàng, các hộ kinh doanh cá thể.

Đây là công tác quan trọng đảm bảo áp dụng đúng tỷ lệ GTGT và thuế suất với từng ngành hàng, mặt hàng nhằm đảm bảo tính thuế suất, đúng thực tế. Trong những năm qua, ngành thuế đã có các văn bản mới, sửa đổi về tỷ lệ (%) GTGT để phù hợp với tình hình thực tế.

- Đối với các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật sẽ phải nộp thuế theo tỷ lệ % GTGT do Bộ Tài chính quy định.

Thực tế, do trình độ nắm bắt thông tin, sự hiểu biết về pháp luật thuế của các hộ kinh doanh còn chậm và hạn chế, do đó không tránh khỏi việc kê khai các mặt hàng thuộc các danh mục hàng hoá chịu đúng mức thuế suất còn sai lệch dẫn đến việc tăng giảm số thuế đúng theo vốn có của mặt hàng đó, làm cho công tác quản lý thuế càng phức tạp cả về việc truy thu (có thể hộ kinh doanh khai tăng hoặc giảm thuế suất so với thực tế).

Kể từ năm 2014, việc áp dụng mức thuế suất thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Khi đó việc phân loại hộ theo đúng nhóm ngành nghề để áp dụng tỷ lệ tính thuế và vô cùng quan trọng, để đảm bảo việc áp đúng mức tỷ lệ tính thuế đòi hỏi công tác rà soát, phân loại hộ theo nhóm ngành nghề cần phải được quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ, chống thất thu thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 81)