5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Quy trình quản lý thu Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
Để từng bước hiện đại hóa công tác quản lý Thuế và nhằm chống thất thu Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, Tổng cục Thuế đã ban hành quy trình quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh kèm theo Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 của Tổng cục Thuế thay thế quy trình quản lý thu Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định số 1201/TCT/QĐ-TCCB ngày 26/07/2004 của Tổng cục Thuế. So với quy trình 1201/TCT/QĐ-TCCB thì quy trình 2248/QĐ-TCT có những ưu điểm sau:
- Quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan trong công tác quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh, thực hiện và phối hợp thực hiện công việc quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh, tăng cường kiểm tra chéo giữa các bộ phận, đảm bảo công khai minh bạch trong quá trình quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm của công chức Thuế, hạn chế tùy tiện tiêu cực.
- Thực hiện niêm yết công khai các tài liệu về doanh thu đối với hộ thu nhập thấp, danh sách hộ thuộc đối tượng không phải nộp Thuế GTGT, TNCN theo phương pháp khoán, danh sách hộ khoán và mức Thuế phải nộp tại địa phương, dự kiến công khai danh sách hộ kinh doanh tự ngừng không thông báo với cơ quan Thuế, danh sách hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp Thuế GTGT, TNCN theo phương pháp khoán, danh sách và mức Thuế dự kiến phải nộp của hộ mới ra kinh doanh trong tháng, danh sách hộ tạm nghỉ kinh doanh được miễn giảm Thuế lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế vào tháng 8/2014 (gọi tắt là quy trình công khai thông tin) theo quy định của Quy chế công khai 1474/QĐ-BTC ngày 25/06/2014.
- Thực hiện 100% hộ kinh doanh được cấp mã số Thuế (mã số Thuế tạm cho hộ không đủ điều kiện cấp mã số Thuế hoặc không đăng ký Thuế) kể cả hộ thu nhập thấp thuộc đối tượng không phải nộp Thuế GTGT và TNCN khoán, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, vừa nâng cao ý thức tự giác của hộ kinh doanh, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Thuế, xóa bỏ chế độ khép kín, chuyển sang quản lý theo chức năng.
Theo quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 của Tổng cục Thuế thì các bộ phận tham gia thực hiện quy trình quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thể hiện ở sơ đồ 3.1 bao gồm:
- Đội Thuế liên xã: Quản lý các hộ kinh doanh theo địa bàn hành chính, đôn đốc thu nộp, xử lý nội dung liên quan đến miễn giảm, nghỉ, bỏ kinh doanh.
- Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Phối hợp với các ngành trên địa bàn hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục kê khai, cấp mã số thuế hoặc thông báo mã số thuế, lập danh bạ quản lý hộ, tính thuế, lập bộ, phát hành thông báo thuế.
- Đội Tuyên truyền hỗ trợ - Tổng hợp - Nghiệp vu - Dự toán: Tiếp nhận hồ sơ từ người nộp thuế chuyển đến các bộ phận, lập kế hoạch điều tra doanh thu thực tế, lưu trữ các hồ sơ liên quan, phối hợp điều tra doanh thu thực tế
- Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ: Cập nhật tình trạng nợ, nghỉ bỏ kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, thực hiện việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài Vụ - Ấn Chỉ: Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản đi, lưu hành các quyết định miễn giảm.
- Đội Kiểm tra thuế phối hợp với đội Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán: Thực hiện việc kiểm tra, chấp hành chính sách thuế, lập bộ, tính thuế.
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể quy định trình tự, thủ tục các bước công việc phải làm để quản lý Thuế, mặt khác thể hiện chi tiết từng công việc theo chức năng từng đội tham gia vào quá trình quản lý thu. Theo đó trong qua trình thực hiện cũng dễ dàng chỉ ra kết quả, những sai phạm gắn với chức năng thực hiện của từng đội.
Việc sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nhằm quy định chi tiết, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đội thuộc Chi cục Thuế giúp cơ quan thuế chỉ đạo điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế, đảm bảo công khai minh bạch giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, giữa cán bộ thuế và NNT, thực hiện tuyên ngôn ngành thuế: Coi trọng xây dựng và giữ gìn các giá trị “minh bạch – chuyên ngiệp – liêm chính – đổi mới”. Qua đó phản ánh chất lượng quản lý của cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế.
Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Bƣớc 1 Rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ, hướng dẫn thủ tục kê khai Bƣớc 2 Tiếp nhận hồ sơ khai thuế Bƣớc 3
Kiểm tra hồ sơ khai thuế Bƣớc 4 Nhập thông tin NNT vào CSDL Bƣớc 5 Xác định và hạch toán số thuế phải nộp Bƣớc 6 Hạch toán và tổng hợp số thu Bƣớc 3.1 Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ
khai thuế
Bƣớc 5.1
Điều tra doanh thu thực tế
Bƣớc 5.2
Ấn định và thông báo số thuế phải nộp
của hộ khoán
Bƣớc 7
Kiểm tra tình hình kê khai, nộp thuế
Bƣớc 8
Tình hình quản lý nợ và kiểm tra ĐTNT
Bƣớc 7.1
Quyết toán thuế đối với hộ kê khai
Bƣớc 5.3
Tiếp nhận tờ khai thuế đối với hộ kê
Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể gồm các công việc sau: Quản lý kê khai, đăng ký thuế và phân loại hộ kinh doanh bao gồm: Hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục kê khai đăng ký thuế, rà soát địa bàn quản lý đưa các hộ chưa đăng ký kinh doanh và hộ không phải đăng ký kinh doanh vào diện quản lý, phân loại hộ kinh doanh; quản lý thu thuế (tính Thuế, lập sổ bộ thuế, công khai thuế, phát thông báo thuế, tổ chức thu nộp); quản lý nợ đọng đối với các hộ kinh doanh theo quy định của Luật quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Nội dung quy trình bao gồm:
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, cá nhân liên quan đến công tác tổ chức quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Trình tự thủ tục hành chính của các bước công việc: Đảm bảo hoạt động đồng bộ giữa các công việc theo trình tự thời gian, kiểm tra chéo giữa các bộ phận.
Mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ: Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành địa phương, giữa các đội trong cơ quan thuế, giữa các công việc của các cá nhân trong đội.
3.4. Kết quả của công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn TP Bắc Ninh