Hộ kinh doanh cá thể và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 25)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3.Hộ kinh doanh cá thể và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

1.1.3.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể.

a) Khái niệm hộ kinh doanh cá thể.

- Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký kinh doanh thì “Hộ kinh doanh” được gọi là “Hộ kinh doanh cá thể” và được định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

- Hiện nay theo quy trình 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 V/v ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh thì: “Hộ kinh doanh là hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế theo quy định tại các Luật thuế hiện hành hoặc có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân”.

Trong đó, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hộ khoán): Là cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán lưu động không thường xuyên (theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, ngày 06/11/2013).

b) Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể mang tính chất của một hộ gia đình, thể hiện ở tính tư hữu về tư liệu sản xuất người chủ kinh doanh tự quyết định từ quy

trình sản xuất đến phân phối tiêu thụ, do đó mang tính tự chủ cao, sử dụng lao động là những người trong gia đình. ( Phan Lưu Ngọc, 2012).

Quy mô nhỏ lẻ, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế, quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm.

Số lượng hộ kinh doanh lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức hoạt động, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động.

Ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp.

Mặt khác, kinh tế hộ cá thể rất linh hoạt, nhạy bén trong kinh doanh dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế. Có kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và những bí quyết sản xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ, qua đó cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu.

Kinh tế hộ cá thể đã tận dụng được lực lượng lao động dồi dào, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia. Do đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

c) Vị trí của hộ kinh tế cá thể

Sự tồn tại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan, bởi vì nền kinh tế ở các nước chậm và đang phát triển là nền kinh tế có lực lượng sản xuất kém phát triển với nhiều trình độ khác nhau. Chính việc thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế, từ đó khai thác tốt các tiềm năng nhằm phát triển lực lượng sản xuất cho đất nước.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng của nền kinh tế nước ta, đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VII đã khẳng định "Thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kì quá độ ở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước".

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận thành phần kinh tế cá thể tồn tại độc lập trong nền kinh tế, với chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho nền kinh tế cá thể phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

d) Vai trò của hộ kinh tế cá thể

Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì kinh tế cá thể giữ vai trò hết sức quan trọng và chiếm một vị trí nhất định trong nền kinh tế quốc dân.

Trong thời gian vừa qua, thành phần kinh tế này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá và cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Khu vực kinh tế này không chỉ cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu xã hội, mà còn đem lại nguồn thu cho NSNN. Sự phát triển ngày càng cao của thành phần kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh vòng quay vốn trong nền kinh tế và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế cá thể dựa vào vốn, sức lao động của bản thân và hộ gia đình là chính nên quy mô nhỏ bé, tản mạn rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học tiên tiến hạn chế. Chính vì vậy cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này hoạt động hiệu quả.

1.1.3.2. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

a) Khái niệm quản lý Thuế hộ kinh doanh cá thể

Quản lý Thuế hộ kinh doanh cá thể là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế nhằm động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước ( Tổng cục Thuế, 2011).

Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể bao gồm các hoạt động: Hoạch định mục tiêu, phân cấp quản lý, xây dựng và ban hành qui trình thủ

tục, đề ra giải pháp tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện các khâu công việc (Tổng cục Thuế, 2011).

Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với hộ kinh doanh cá thể hệ thống chính sách thuế áp dụng chung các mức thuế suất đối với cùng ngành hàng, nhóm mặt hàng gồm các sắc thuế cơ bản là: Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế TTĐB. Trong đó các sắc thuế có tác động nhiều nhất đến các hộ kinh doanh đó là thuế GTGT và thuế TNDN, thuế TNCN (thay thế thuế TNDN từ ngày 01/01/2009).

Đối với tất cả các thành phần kinh tế nhất là hộ kinh doanh phát triển, Nhà nước đã và đang có nhiều biện pháp cải tiến hệ thống và cách thức thu thuế nhằm một mặt thu đủ, thu đúng người cần thu, hợp lý hoá và giảm thuế suất (chẳng hạn thuế GTGT, Thuế TNCN), tăng diện thu, nuôi dưỡng nguồn thu về lâu dài, mặt khác đảm bảo việc thu thuế minh bạch công khai, dân chủ.

Tuy nhiên, do đang trong quá trình xây dựng các định chế phù hợp với nền kinh tế thị trường, việc hạn chế thay đổi thường xuyên các quy định pháp luật về thuế đang được đặt ra, những bước đầu khó tránh khỏi.

b) Những đặc điểm chủ yếu của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Đặc điểm cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là hướng tới sự minh bạch, rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán trong việc thực hiện chính sách thuế. Thông qua các chính sách thuế như ưu đãi thuế, miễn, giảm thuế, khuyến khích người nộp thuế tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật mở rộng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển (Lê thị Bích, 2010). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể là giản đơn, gọn nhẹ, trình độ quản lý thấp, đại bộ phận hộ kinh doanh cá thể không sử dụng hóa đơn mua, bán hàng, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật thuế của các hộ kinh doanh còn thấp điều này dễ dẫn đến gian lận trong việc kê khai thuế.

Kể từ năm 2012, Tổng cục Thuế ban hành quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kèm theo quyết định số 2248/QĐ –TCT ngày 28/12/2012 công tác quản lý thu thuế, cấp mã số thuế hộ cá thể tại cấp Chi cục đã được thực hiện một cách khá bài bản và dễ thực hiện.

Từ đó đến nay, nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thuế đặc biệt là quản lý người nộp thuế là doanh nghiệp, Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Tài chính liên tục ban hành các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn công tác quản lý thuế cũng như cấp mã số thuế, điều này đã làm thay đổi một số quy định trong quy trình 2248. Mặt khác, do chính sách thay đổi thường xuyên nên không tránh khỏi việc quy định chồng chéo lẫn nhau dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý hộ kinh doanh, cụ thể một vài trường hợp như:

Đối với hộ khoán thuế GTGT thu theo tháng và hạn nộp là ngày cuối tháng, nhưng đối với thuế TNCN thì lại thu theo quý với hạn nộp thuế là ngày cuối quý, điều này gây phiền hà trong công tác quản lý thu đặc biệt đối với những hộ bỏ kinh doanh giữa quý thì thuế TNCN hầu như không thu. Với quy định này nếu căn cứ vào Doanh thu hàng tháng thì rất nhiều hộ không phải nộp thuế, vì vậy để giữ nguyên mức thuế GTGT+TNDN (mà nay là TNCN) như trước đây các Chi cục đã phải áp lại doanh thu của từng hộ bằng cách tính ngược lại từ thuế phải nộp nhân với tỷ lệ theo từng ngành nghề để ra mức doanh thu khoán, việc làm này mất nhiều công sức cho cán bộ công chức Chi cục thuế, và tờ khai khoán hàng năm của người nộp thuế có nhiều chỉ tiêu bất hợp lý.

Hộ kinh tế cá thể kinh doanh cố định là những hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ (những hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho phép) có địa điểm kinh doanh cố định ở một nơi nào đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế

cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi ngành nghề sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ.

Do đặc điểm của kinh tế cá thể là tính tư hữu về tư liệu sản xuất người chủ kinh doanh tự quyết định từ quy trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, hoạt động của kinh tế cá thể mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động, tự lo về phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chi phối nền kinh tế, thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng càng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

Hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và hoạt động kinh tế cá thể nói riêng là hoạt động tồn tại khách quan do đòi hỏi của sản xuất và đời sống xã hội. Với quan điểm đó hoạt động của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cả trong hiện tại và trong tương lai.

Do đó việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và những ảnh hưởng của thành phần kinh tế này đối với xã hội nói chung, một mặt vừa động viên được nguồn thu vào NSNN, mặt khác vừa đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, cũng như tạo môi trường công bằng, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường như hiện nay.

c) Mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể - Mục tiêu

Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thuế không thể tách rời quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về kinh tế nói riêng.

Công tác quản lý thuế trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

+ Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Ở nước ta, số thu từ thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của NSNN. Số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuế đối với hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN.

+ Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song, những vai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.

+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh.

Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật" trong mọi tầng lớp nhân dân.

- Yêu cầu

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật Thuế và các văn bản dưới luật để người nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.

+ Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu. + Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng.

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh.

+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định có cửa hàng - cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai).

+ Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ, rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán ổn định).

+ Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra cho từng loại đối tượng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố bắc ninh (Trang 25)