- GV có thể lồng ghép tình huống trước một phần nào đó để kích thích HS tò mò, cũng có thể sau mỗi phần bài học để HS củng cố kiến thức. Tuỳ vào nội dung bài học, GV có thể điều chỉnh để HS tiếp thu bài một cách tốt nhất.
- Không phải bài nào, nội dung nào cũng đặt được tình huống hay. Vì thế nên lựa chọn những tình huống ở những nội dung thích hợp nhất. Một bài học không nên có quá nhiều tình huống, vì như thế sẽ làm cho HS chán và mất thời gian.
- GV nên tạo một không khí học tập an toàn, vui vẻ để HS cảm thấy thật thoải mái trong việc giải quyết tình huống.
- GV nên xây dựng các câu hỏi xung quanh nội dung tình huống. Ví dụ: tại sao em lựa chọn đáp án đó? Lựa chọn đó có là tối ưu không?
- Sau khi các em HS giải quyết tình huống, GV cung cấp thêm các kiến thức mở rộng xung quanh nội dung đã đề cập trong tình huống.
- GV không nên để thời gian cho HS nghiên cứu tình huống quá lâu vì sẽ làm cháy giáo án. Nếu các em chưa nghĩ ra cách trả lời, thì GV có thể hướng dẫn để các em có thể trả lời câu hỏi một cách nhanh nhất.
- GV cho HS phát biểu ý kiến của mình, qua đó có thể nắm được các em hiểu bài hay không.
- GV có thể cho các em làm việc theo nhóm, theo cá nhân hoặc cả tập thể lớp, tuỳ thuộc vào nội dung tình huống và thời gian cho phép.
Tóm tắt chương 3
Trong chương này, trước hết, chúng tôi đã tiến hành xác định mục đích, đối tượng, nội dung, thực nghiệm sư phạm. Kế đến, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 5 trường THPT với 4 cặp lớp thực nghiệm 10, 11 và 4 cặp lớp đối chứng 10,11 khác nhau với tổng số HS là 684. Kết quả thu được như sau: - Bài kiểm tra lần 1 (khối 10): điểm trung bình của khối TN (7,46) cao hơn
khối ĐC (6,5), tỉ lệ % HS khá giỏi của khối TN (69,41%) cao hơn khối ĐC (47,34%), tỉ lệ % HS trung bình, yếu kém lớp TN (30,59%) thấp hơn lớp ĐC (52,66%).
- Bài kiểm tra lần 2 (khối 10): điểm trung bình của khối TN (7.47) cao hơn khối ĐC (6.53), tỉ lệ % HS khá giỏi của khối TN (51,76%) cao hơn khối ĐC (31,95%), tỉ lệ % HS trung bình, yếu kém lớp TN (48,23%) thấp hơn lớp ĐC (68,05%).
- Tổng hợp kết quả 2 bài kiểm tra (khối 10): điểm trung bình của khối TN (7,46) cao hơn khối ĐC (6,56), tỉ lệ % HS khá giỏi của khối TN (50,88%) cao hơn khối ĐC (30,47%), tỉ lệ % HS trung bình, yếu kém lớp TN (49,12%) thấp hơn lớp ĐC (69,53%).
- Bài kiểm tra lần 3 (khối 11): điểm trung bình của khối TN (7,39) cao hơn khối ĐC (6,67), tỉ lệ % HS khá giỏi của khối TN (68,24) cao hơn khối ĐC (54,29%), tỉ lệ % HS trung bình, yếu kém lớp TN (31,76%) thấp hơn lớp ĐC (45,72%).
- Trong các bài kiểm tra, đồ thị đường luỹ tích của lớp TN luôn nằm bên phải phía dưới đồ thị đường luỹ tích của khối ĐC. Giá trị t > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).
Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra được kết luận sử dụng tình huống đã góp phần đáng kể vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, tuy gặp một số khó khăn nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đề tài chúng tôi đã đạt một số kết quả như sau :
.1. Nghiên cứu các nội dung làm cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu về lý thuyết tình huống.
- Tìm hiểu một số luận án, luận văn, khoá luận nghiên cứu về tình huống trong dạy học hoá học.
- Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận của quá trình nhận thức. - Tìm hiểu các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Tìm hiểu về dạy học tình huống, điểm mạnh và hạn chế của phương pháp dạy học tình huống.
- Điều tra thực trạng của việc sử dụng tình huống trong dạy học hoá học ở trường phổ thông để làm cơ sở cho việc thiết kế các tình huống trong dạy học. Kết quả điều tra cho thấy 86,05% GV đều cho rằng rất cần thiết và cần thiết về việc sử dụng tình huống trong dạy học hoá học. Điều đó chứng tỏ đa số các thầy cô đã thấy tầm quan trọng cũng như tác dụng của việc sử dụng tình huống trong quá trình dạy học.
.2. Nghiên cứu và đề xuất các qui trình, nguyên tắc của việc thiết kế và sử dụng tình huống
Chúng tôi đã nghiên cứu được cơ sở khoa học của việc thiết kế và sử dụng tình huống. Đề xuất 9 nguyên tắc thiết kế, 7 nguyên tắc sử dụng và qui trình thiết kế 10 bước.
Chúng tôi đưa ra qui trình sử dụng tình huống phù hợp với thực tế dạy học hiện nay, gồm 3 bước:
Bước 1: Giới thiệu tình huống, nêu vấn đề cần giải quyết cho HS.
- GV hướng dẫn HS phân tích tình huống. - GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi.
Bước 3: Rút ra những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết tình huống.
.3. Thiết kế một số tình huống ở các khối 10, 11, 12
Chúng tôi đã thiết kế được 27 tình huống: - Khối 10: 9 tình huống.
- Khối 11: 10 tình huống. - Khối 12: 8 tình huống.
.4. Lựa chọn những bài học có khả năng lồng ghép tình huống để xây dựng giáo án
Chúng tôi đã lựa chọn một số bài ở khối 10 và khối 11 để lồng ghép tình huống, cụ thể như sau:
- Lớp 10:
Bài 30: Lưu huỳnh.
Bài 32: Hidro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit. Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat.
- Lớp 11:
Bài 16: Hợp chất của cacbon. Bài 17: Silic và hợp chất của silic. Bài 18: Công nghiệp silicat.
.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đề tài
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 5 trường THPT với 8 cặp lớp ĐC và TN tổng số 684 HS để đánh giá tính khả thi và tác dụng của các tình huống đã thiết kế và thu được các kết quả sau :
- Về mặt nội dung: bảo đảm chính xác, khoa học, nội dung phong phú và bám sát nội dung SGK.
- Về tính khả thi: có 3 tiêu chí đánh giá (thể hiện ở bảng 3.3), ta thấy điểm trung bình dao động từ 3.88 đến 4.00 cho thấy việc sử dụng tình huống trong dạy học dễ áp dụng trong giảng dạy thực tế.
- Về tác dụng: có 10 tiêu chí đánh giá (thể hiện ở bảng 3.4), điểm trung bình dao động từ 4.07 đến 4.33, cho thấy HS ở các lớp thực nghiệm được học với giáo án có lồng ghép nội dung tình huống đều thể hiện sự hăng say, hứng thú trong giờ học.
- Về mặt định lượng: đa số các em ở các lớp thực nghiệm điểm cao hơn các lớp đối chứng. Cụ thể như sau, ở khối 10 điểm trung bình của khối TN (7,46) cao hơn khối ĐC (6,56); ở khối 11 điểm trung bình của khối TN (7,39) cao hơn khối ĐC (6,67).
2. Kiến nghị và đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Giảm tải chương trình: chương trình học hiện nay là khá nặng đối với HS phổ thông, khi cải cách SGK thì không những không giảm mà còn tăng nội dung trong khi thời gian thì có hạn. Điều đó làm cho GV gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng tình huống trong giảng dạy nên nhiều GV chỉ chú trọng dạy những phần kiến thức khô cứng có trong đề thi.
- Nhiều HS được hỏi rất thích tìm hiểu kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống nhưng do trong nội dung thi đại học không có hoặc rất ít nên GV và HS ít quan tâm đến vấn đề này. Vì thế nên đổi mới thi cử: không chỉ có phần tính toán nhanh mà phải có cả phần lý thuyết thực nghiệm, những kiến thức mà HS học được từ những tình huống liên quan đến thực tế cuộc sống.
2.2. Đối với giáo viên
- GV thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để làm cho nội dung tình huống ngày càng sâu sắc hơn.
- GV cần chú ý, đầu tư vào câu hỏi để hướng dẫn HS giải quyết tình huống.
- Thường xuyên đọc sách báo, các tài liệu liên quan đến chuyên môn. - Phải biết cách tổ chức, hướng dẫn, và “cài đặt” tình huống.
- Liên tục tổng hợp các tình huống từ kinh nghiệm thực tiễn.
- GV cần hướng dẫn HS rút ra bài học từ tình huống. Cần dạy cho các em những kĩ năng xử lý những vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày thông qua tình huống.
2.3. Đối với các em HS
- Các em cần phải năng động, sáng tạo, tự mình phải nâng cao các kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề.
- Luôn tự mình học hỏi từ thầy cô, bạn bè, để trang bị đầy đủ kiến thức. - Luôn chủ động trong mọi tình huống.
3. Hướng phát triển của đề tài
- Trên nền tảng những thành công bước đầu của đề tài, bộ tình huống có thể triển khai trong chương trình hoá học THPT nói riêng và trong dạy học nói chung.
- Không ngừng học hỏi kinh nghiệm để có bộ tình huống dạy học tốt hơn. - Hợp tác nghiên cứu giữa nhiều GV có kinh nghiệm dạy học đề xuất những tình huống tốt mang tính hấp dẫn HS cao hơn.
Có thể nói dạy học tình huống đã đem lại phần nào đó những hiệu quả tích cực, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, học sinh năng động, dạn dĩ hơn. Giáo viên luôn cập nhật kiến thức. Tính thực tiễn của môn học được tăng lên, khả năng hiểu biết của HS về hoá học gắn liền với cuộc sống ngày càng cao.
Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông”. Do thời gian
có hạn, vì thế sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các đồng nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả của luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái, Đỗ Đình Rãng (1998), Tư liệu giảng dạy hoá học 11, NXB Giáo dục.
2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG Tp HCM.
3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP Tp HCM.
4. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP Tp HCM. 5. Trịnh Văn Biều (2005), Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của người học, Trường ĐHSP Tp HCM.
6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP Tp HCM.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hoá Học, NXB Giáo dục.
8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.
9. Lê Thị Thanh Chung (1999), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề để dạy bộ môn giáo dục học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
10.Từ Sỹ Chương, Trương Duy Quyền (2007), Thiết kế bài giảng hoá học 11, NXB ĐHQG Hà Nội.
11.Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học –Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
12. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên) (2008), Dạy và học hoá học 11 theo hướng đổi mới, NXB Giáo dục.
13.Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên, Tp HCM.
14.Trịnh Thị Huyên (2004), Sử dụng dạy học nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy các khái niệm, định luật và học thuyết hoá học cơ bản trong chương trình hoá học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Vinh.
15.Cao Thị Minh Huyền (2010), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học lớp 11 THPT, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
16. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục. 17. Uông Thị Mai (2011), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 11
chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Tp HCM.
18. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề-Ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hoá đại cương và hoá vô cơ ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.
19. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình SGK hoá học phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.
20. Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hoá học ở trường THPT,
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Tp HCM.
21. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập,
NXB Khoa học xã hội.
22. Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn Hoá học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Lê Trọng Tín (2004), Những phương pháp dạy học tích cực, ĐHSP Tp HCM.
24. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, môn hoá học lớp 10, NXB Giáo dục.
25. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, môn hoá học lớp 11, NXB Giáo dục.
26. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, môn hoá học lớp 12, NXB Giáo dục.
27. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ (2007), Hoá học 9, NXB Giáo dục.
28. Thế Trường (2006), Hoá học với các câu chuyện lí thú, NXB Giáo dục. 29. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu
Quyền, Lê Xuân Trọng (2007), Hoá học 10, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2007), Hoá học 11, NXB Giáo dục.
31. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Hoá học 12, NXB Giáo dục. 32. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê
Xuân Trọng (2006), Bài tập Hoá học 10, NXB Giáo dục.
33. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Bài tập hoá học 11, NXB Giáo dục.
34. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan (2008),
Bài tập hoá học 12, NXB Giáo dục.
36. Hoàng Nhâm (1994), Hoá vô cơ, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
37. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP.
38.Nguyễn Thảo Nguyên (2010), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học lớp 10 THPT, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
39.Lê Quán Tần, Vũ Anh Tuấn (2006), Giới thiệu giáo án hoá học 10, NXB Hà Nội. 40.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/day-hoc-bang-tinh-huong-hay-nhung- kho.313435.html. 41.http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/day-hoc-tinh-huong-va-tinh-huong-day- hoc.489943.html. 42.http://vietbao.vn/Xa-hoi/Day-hoc-theo-tinh-huong/40009026/423/. 43.http://www.dayhoctructuyen.org/showthread.php?p=31257. 44.http://www.globaledu.com.vn/Thong-Tin-Chi-Tiet/67/Day-hoc-bang-tinh- huong--Hay-nhung-kho. 45.http://angiang.edu.vn/Default.aspx?tabid=161&g=posts&m=41. 46.http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/1/15/4255/day-hoc-tinh-huong-va-tinh- huong-day-hoc.html.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bài kiểm tra 15 phút lần 1 ... 1
Phụ lục 2: Bài kiểm tra 1 tiết lần 2 ... 3
Phụ lục 3: Bài kiểm tra 1 tiết lần 3 ... 8
Phụ lục 4: Phiếu tham khảo ý kiến số 1 ... 13
1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT(Lần 1) BÀI S - H2S
1. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá? A. Cl2, O3, S. C. Na, F2, S.
B. S, Cl2, Br2.* D. Br2, O2, Ca.