Bước 1: Giới thiệu tình huống cho HS
- GV cung cấp thông tin về tình huống cho HS, nêu rõ nhiệm vụ, câu hỏi mà HS cần phải làm gì?
- Khi đưa ra tình huống GV lưu ý về thái độ phải vui vẻ, nghiêm túc, giọng nói có sức truyền cảm để HS tập trung vào tình huống mình đưa ra. GV phải bao quát lớp để chắc chắn rằng tất cả HS đều lắng nghe tình huống.
Bước 2: Hướng dẫn HS suy nghĩ để đưa ra cách giải quyết tình huống
GV dành thời gian cho HS suy nghĩ để HS thu thập thông tin về tình huống, nghiên cứu và phân tích tình huống. Thời gian dài hay ít tùy vào mức độ khó của tình huống. GV nên tạo bầu không khí thuận lợi trong thời gian chờ, để làm giảm áp lực đối với HS.
Bước 3: Mời HS trả lời
GV cho HS xung phong hoặc gọi ngẫu nhiên để HS đưa ra cách giải quyết tình huống. Chú ý, GV nên hỏi ngược lại HS vì sao em chọn cách giải quyết đó, để HS trình bày quan điểm của mình.
Bước 4: Đánh giá câu trả lời
Sau khi HS trả lời xong, GV nên cho cả lớp nhận xét về câu trả lời của bạn. Hỏi các em có đồng ý với cách giải quyết tình huống của bạn này không? Nếu không, các em có ý kiến nào khác không? Sau đó GV nhận xét câu trả lời của các em, dựa vào nội dung tình huống đã đưa ra, GV chỉ rõ phương án nào nên làm và phương án nào không nên làm.
Bước 5: Khẳng định và củng cố
GV đưa ra cách giải quyết chính xác và thuyết phục. Thực hiện chức năng xác nhận kiến thức và kĩ năng, phương pháp mà HS thu nhận được thông qua tình huống. GV có thể tóm tắt hoặc trao đổi với HS trước lớp học.
Tuy nhiên, khi tình huống (được cài đặt sẵn trong SGK, hoặc do sự gia công sư phạm của thầy cô mà có) được biến thành sự kích thích trí tuệ nơi HS, thì quá trình sử dụng tình huống sẽ rút gọn theo ba bước:
Bước 1: Giới thiệu tình huống, nêu vấn đề cần giải quyết cho HS. Bước 2: Giải quyết tình huống:
- GV hướng dẫn HS phân tích tình huống. - GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi.
Bước 3: Rút ra những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết tình huống.