Các tình huống dạy học hoá học lớp 12

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 64)

Tình huống 20: Sự biến hoá của thuốc thử iot

Dùng trong bài 6 -“Saccarozơ - Tinh bột - Xenlulozơ”.

Khi học xong bài “Tinh bột”, Cường được biết “Iot là thuốc thử của hồ tinh bột”. Lúc nấu cơm, Cường đã chắt một ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dd iot thì không thấy màu xanh lam xuất hiện như đã học. Cường để chiếc bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát cơm lại thấy có màu xanh lam. Nếu em là Cường, em sẽ giải thích hiện tượng trên như thế nào?

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý HS trả lời bằng các câu hỏi

- Hiện tượng gì xảy ra khi cho iot vào nước cơm lúc nóng, và khi cho vào nước cơm lúc nguội ?

- Iot là thuốc thử của tinh bột, nhưng tại sao khi cho iot vào chén nước cơm lúc nóng lại không có hiện tượng xảy ra, để nguội mới có hiện tượng ?

- Để thấy hiện tượng chính xác nên tiến hành như thế nào?

Bước 3 : Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống: - Thuốc thử nhận biết tinh bột: là dd iot.

- Cách tiến hành nhận biết để cho hiện tượng chính xác: cho dd iot vào hồ tinh bột lúc nguội.

Tình huống 21: Làm sao bảo vệ vỏ tàu biển không bị rỉ sét?

Sử dụng trong bài 20 “Sự ăn mòn kim loại”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng câu hỏi:

- Vỏ tàu được làm bằng hợp kim gì?

- Khi vỏ tàu chìm dưới nước, xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá hay ăn mòn hoá học? Tại sao?

- Để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn, ta dùng phương pháp nào?

- Theo em, nên chọn kim loại nào để hạn chế sự ăn mòn của vỏ tàu: Ca, Cu, Zn hay Pb? Tại sao?

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống:

Vỏ tàu biển làm bằng thép chỉ sau một thời gian ngắn ra khơi thường hay bị rỉ sắt. Việc làm lại vỏ tàu sẽ gây tốn kém rất nhiều. Các nhà đóng tàu phải nghĩ ra cách cải tiến như thế nào để hạn chế hiện tượng rỉ sắt trên?

- Phương pháp chống ăn mòn kim loại, phương pháp điện hoá: dùng một kim loại khác làm “vật hi sinh”.

- Cơ chế ăn mòn, do ăn mòn điện hoá, khi kim loại Fe và C tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng vào dd điện li là nước biển. Trong đó Fe bị ăn mòn.

Tình huống 22: Trám răng

Dùng trong bài 20 “Sự ăn mòn kim loại”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1:GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Nhôm và thủy ngân khi tiếp xúc trực tiếp với nhau xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá hay ăn mòn hoá học?

- Tại sao răng cảm thấy buốt khi bị chạm vào mẩu giấy nhôm?

- Nếu chúng ta không dùng thìa bằng nhôm thì có hiện tượng trên không? - Để tránh hiện tượng trên ta nên dùng thìa làm bằng gì?

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống:

- Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá: các điện cực phải khác nhau về bản chất, các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, các điện cực cùng nhúng vào dd chất điện li. Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn.

- Cách chống ăn mòn kim loại: sử dụng phương pháp điện hoá, dùng một kim loại làm “vật hi sinh”.

Trước khi dùng gốm nha khoa, người ta thường trám răng bằng vật liệu có chứa thủy ngân. Nếu một mẩu giấy nhôm chạm vào phần trám của răng, ta cảm thấy đau buốt. Em hãy giải thích hiện tượng trên?

Tình huống 23: Hợp chất của kim loại kiềm

Dùng trong bài 25 “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng câu hỏi:

- Hợp chất của kim loại nào khi đốt cho ngọn lửa có màu tím? - Muối nào tác dụng với dd HCl có khí CO2 bay ra?

- Muối hidrocacbonat kim loại kiềm có bền không? Khi bị nung thu được chất gì?

- Muối cacbonat kim loại kiềm có bền không? - HS lựa chọn chất bột trắng từ 4 gợi ý sau:

A. K2CO3. C. BaSO4.

B. KHCO3. D. BaCO3.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống:

Tính chất của muối cacbonat của kim loại kiềm:

- Muối hidrocacbonat không bền, dễ bị phân huỷ; có tính lưỡng tính do ion HCO3-.

Sau chuyến đi thực tế đoàn HS giỏi hoá trường Hoa Lư đã đem về một chất bột màu trắng. Khi về đến trường, cùng với giáo viên, các HS đã tiến hành thí nghiệm để xác định chất bột trắng đó thì thấy như sau:

- Khi đốt cháy ngọn lửa trên đền cồn, thấy ngọn lửa có màu tím hoa cà. - Tác dụng với dung dịch axit clohidric thì có khí cacbonic bay ra. - Khi nung nóng thì lại có khí cacbonic thoát ra.

- Chất rắn còn lại sau khi nung lại tác dụng được với dung dịch axit tạo khí cacbonic.

- Muối cacbonat bền; dd có tính kiềm.

Tình huống 24: Cách bảo quản trứng

Dùng trong bài 26 “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng câu hỏi:

- Thành phần của vỏ trứng là gì?

- Nếu rửa trứng cho sạch, trứng có để lâu được không? Vì sao? - Cách bảo quản trứng như thế nào?

- Em hãy chọn một trong các dd sau để bảo quản trứng:

A. dd HCl. B. dd Ca(OH)2.

C. dd giấm ăn. D. Nước.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống:

- Tính chất của muối cacbonat canxi: dễ phản ứng với axit, không bền nhiệt. - Cách bảo quản trứng: nhúng trứng vào dd nước vôi.

Tình huống 25: Làm sạch lớp cặn dưới đáy ấm nước

Dùng trong bài 26 “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”.

Trứng của gia cầm thường bị dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn. Nếu trứng được rửa sạch thì sẽ rất dễ bị hỏng. Làm thế nào để bảo quản trứng được lâu?

Trong một lần nấu nước giếng, Lan tình cờ thấy có một lớp cặn dưới đáy ấm. Hiện tượng trên giải thích như thế nào? Làm thế nào để làm sạch lớp cặn đó?

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng câu hỏi:

- Nước giếng chủ yếu là nước cứng tạm thời. Vậy lớp cặn đó được tạo thành như thế nào?

- Làm thế nào để làm sạch lớp cặn đó?

- Em hãy chọn một trong các dd sau để làm sạch: A. Nước xà phòng. B. dd Ca(OH)2.

C. dd giấm ăn. D. Nước.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống:

- Tính chất của nước cứng tạm thời: dễ phản ứng với axit, không bền nhiệt. - Cách làm mềm nước cứng tạm thời: đun nóng, hoặc dùng dd Na2CO3, Na3PO4.

- Cách làm sạch lớp cặn dưới đáy ấm: dùng giấm ăn, đun nhẹ, sau đó cạo bỏ đi.

Tình huống 26: Loại bỏ sắt khỏi nước ngầm như thế nào?

Dùng trong bài 32 “Hợp chất của sắt”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Nước có mùi tanh nồng chủ yếu do hợp chất của nguyên tố nào gây nên? Nhà máy nước thường khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp nước sạch cho thành phố. Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước đã làm gì?

- Sắt (II) có tính gì chủ yếu?

- Muốn chuyển sắt (II) về dạng không tan, lắng xuống để dễ lọc bỏ đi, ta làm như thế nào?

GV đưa thông tin: muốn chuyển sắt (II) lên sắt (III), ta có thể làm như sau: - Bơm nước ngầm cho chảy qua các giàn mưa.

- Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm. Mục đích là để sắt (II) bị oxi hoá lên sắt (III).

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi HS giải quyết xong tình huống:

Tính chất sắt (II): tính khử, dễ bị oxi hoá thành sắt (III).

Tình huống 27: Gỉ đồng

Dùng trong bài 35 - “Đồng và hợp chất của đồng”.

GV hướng dẫn HS giải quyết tình huống như sau:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi - Thành phần của gỉ đồng là gì ?

- Tại sao ở trong môi trường không khí ẩm, những lư đồng dễ bị gỉ ? - Muối này tan dễ trong dd có tính axit hay bazơ ?

- Dùng phương pháp nào để làm sạch những lư đồng bị gỉ ?

GV: Chúng ta có thể chọn một trong các dd nào sau đây để làm sạch lư đồng? A. Dùng khăn tẩm giấm. C. Dùng khăn tẩm cồn.

B. Dùng khăn tẩm nước. D. dùng khăn nước muối.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết xong tình huống:

Tính chất của gỉ đồng: có tính bazơ, dễ tan trong axit.

Tại khu trưng bày đồ cổ, các đồ dùng bằng đồng như lư đồng, bị gỉ xanh. Các nhân viên bảo dưỡng sẽ dùng phương pháp gì để lau chùi cho hiệu quả nhất?

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)