Các tình huống dạy học hoá học lớp 11

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 55)

Tình huống 10: Thuốc diệt chuột

Dùng trong bài 10 “ Photpho”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Tại lớp 11A5, cô giáo đang giảng về phần photpho tác dụng với kẽm, sản phẩm của phản ứng trên được dùng làm thuốc diệt chuột. Cô dừng lại đưa ra tình huống: có hai con chuột cùng ăn phải thuốc diệt chuột. Nếu sau khi ăn thuốc, có một con đi uống nước, một con không uống nước. Con nào sẽ chết trước?

Gần đây khi thám hiểm Nam Cực, các nhà khoa học đã tìm thấy những đồ hộp do các đoàn thám hiểm trước để lại. Mặc dù đã qua hàng trăm năm, nhưng các thức ăn trong những đồ hộp đó vẫn trong tình trạng tốt, có thể ăn được. Hiện tượng trên giải thích như thế nào?

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Thành phần của thuốc diệt chuột là gì? - Tại sao khi ăn phải thuốc, chuột sẽ chết?

- Nếu lượng nước đưa vào cơ thể chuột càng nhiều thì chuột có chết nhanh hơn không?

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

- Tính chất của photpho: thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với kim loại. - Tính chất của photphin: có tính khử mạnh, rất độc.

- Sự thủy phân của muối photphua: rất dễ thủy phân. - Độc tính của thuốc diệt chuột.

Tình huống 11: Bón phân hoá học.

Dùng trong bài 12 - “Phân bón hoá học”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Vì sao cây lại ngả sang màu vàng?

- Thành phần của chất diệp lục gồm các nguyên tố nào?

Chất diệp lục được tìm thấy trong lá cây có CTPT C55H72O5N4Mg. Cây xanh tạo chất diệp lục nhờ cacbon và oxi trong không khí (dạng khí cacbon đioxit), hidro (từ nước hút lên trong đất) và các chất vô cơ là nitơ và magie cũng từ đất. Một nhà vườn thấy lá cây ngả sang màu vàng nghi là cây không có đủ chất diệp lục. Ông quyết định bón phân cho cây. Theo em, ông nên chọn loại phân bón có chứa những nguyên tố nào để cây xanh tốt?

- Cần bón phân gì cho cây để cây trở nên xanh tốt?

GV đưa ra các loại phân bón để HS lựa chọn loại nào thích hợp nhất: A. Magie sunfat (MgSO4) và kali sunfat (K2SO4).

B. Ure (CON2H4) và supephotphat (Ca(H3PO4)2(SO4)2). C. Đá vôi (CaCO3) và amoni nitrat (NH4NO3).

D. Magie sunfat (MgSO4) và amoni sunfat (NH4)2SO4.

Bước 3:Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

Tính chất về phân bón: phân đạm cung cấp nguyên tố N, phân kali cung cấp nguyên tố K, phân lân cung cấp nguyên tố P, phân vi lượng cung cấp một số nguyên tố khác…

Tình huống 12: Khi trời nóng gà đẻ trứng dễ bị vỡ

Sử dụng trong bài 16 “Hợp chất của cacbon” .

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Thành phần vỏ trứng gà là gì?

- Tại sao khi khi thời tiết nóng bức, trứng gà dễ vỡ hơn?

GV: cung cấp thông tin: Gà không có tuyến mồ hôi, gà chỉ có thể giải nhiệt cơ thể bằng con đường hô hấp. Khi trời nóng, gà càng hô hấp nhanh và mạnh hơn.

Tại một trại chăn nuôi gà, người ta thấy rằng khi thời tiết nóng bức, gà sẽ đẻ trứng có vỏ mỏng hơn bình thường, do đó trứng gà sẽ dễ vỡ hơn.

Các nhà nông nuôi gia cầm cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?

Điều này làm lượng CO2 trong máu bị giải phóng ra ngoài nhanh hơn, làm giảm lượng H2CO3 hòa tan, kết quả là giảm nồng độ CO3

2- trong dịch cơ thể. Nồng độ cacbonat giảm đi nghĩa là lượng cacbonat cần thiết kết hợp với ion canxi để hình thành vỏ trứng cũng sụt giảm, dẫn đến vỏ trứng mỏng hơn. - Chúng ta cần làm gì để giảm lượng CO2 thoát ra ngoài.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

- Nguyên nhân làm vỏ trứng gà mỏng hơn bình thường khi trời nóng: do gà hô hấp nhanh và mạnh hơn, làm lượng CO2 thoát ra nhiều hơn, giảm lượng ion CO3

2- dẫn đến giảm lượng CaCO3 ở vỏ trứng.

- Cách khắc phục hiện tượng vỏ trứng mỏng: cho gà uống nhiều nước có bổ sung hàm lượng muối cacbonat để bổ sung ion CO3

2-

.

- Tính chất muối cacbonat: tính tan, tham gia phản ứng trao đổi. - Tính chất của axit cacbonic: là axit rất yếu, dễ bị phân huỷ.

- Tính chất của oxit CO2: là một oxit axit, dễ phản ứng với nước tạo axit cacbonic.

Tình huống 13: Tách vỏ sò ra khỏi cát biển

Dùng trong bài 17- “Silic và hợp chất của silic”, hoặc bài 16 – “Hợp chất của cacbon”.

Cát biển (thành phần chính là thạch anh (SiO2) thường có lẫn các mảnh vỡ của vỏ sò biển. Vỏ sò biển được tạo nên từ canxi cacbonat (CaCO3, cũng còn được biết như là vôi). Để tách vôi ra khỏi thạch anh, một HS ngâm cát trong HCl loãng ấm. Làm thế nào HS đó biết khi nào tất cả vôi đã tan hết?

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1:GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi

- CaCO3có tan được trong dd axit HCl không? - SiO2 là oxit axit hay oxit bazơ?

- SiO2 có tan trong dd HCl không?

- Làm thế nào chứng minh vôi đã tan hết?

GV: HS có thể chọn một trong các phương án sau để biết dấu hiệu nào vôi đã tan hết:

A. Quan sát xem có còn mảnh vỡ của sò hay không.

B. Thếm tiếp HCl ấm. Khi không còn các bọt khí xuất hiện, khi đó vôi đã tan hết.

C. Thêm vào một ít thuốc thử để xem axit đó đã được dùng hết hay chưa. D. Cho bay hơi một ít dung dịch để chỉ ra rằng CaCl2 đã được tạo thành.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

- Tính chất của SiO2: là oxit axit, tan trong dd kiềm, không tan trong dd axit (trừ axit HF).

- Muối CaCO3: muối tan trong dd axit, không tan trong dd kiềm.

Tình huống 14: Không nên chứa xút trong bình, lọ thủy tinh

Dùng trong bài 17- “Silic và hợp chất của silic”.

Trong phòng thí nghiệm, khi đang chứng minh tính chất của NaOH, bạn An cố gắng mở nắp bình đựng dd NaOH bằng thủy tinh, nhưng không thể mở nắp ra được, nắp đã gắn chặt vào thân bình. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi: - Thành phần cơ bản của thủy tinh là gì?

- Lý do nào khiến nắp bình thủy tinh đựng NaOH không thể mở ra được? - Phản ứng giữa NaOH và SiO2 xảy ra như thế nào?

- Nên đựng NaOH trong loại bình nào?

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

- Tính chất của SiO2: là oxit axit, tan được trong dd kiềm.

- Không chứa NaOH trong bình thủy tinh, nên đựng trong bình nhựa.

Tình huống 15: Làm sạch khuôn đúc kim loại

Dùng trong bài 17 - “Silic và hợp chất của silic”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Cát có thành phần chính là gì? - SiO2 là oxit axit hay oxit bazơ?

- Làm thế nào để làm sạch cát dính trên bề mặt kim loại? - Chọn dd nào sau đây để làm sạch cát?

A. dd HCl. C. dd H2SO4.

B. dd HF. D. dd NaOH loãng.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

Trong quá trình đúc kim loại, các công nhân thường dùng cát để làm khuôn đúc. Vì thế trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại thường sót lại những hạt cát. Hãy thử đoán xem người công nhân đã nghĩ ra cách gì để làm sạch những hạt cát đó?

- Tính chất đặc biệt của SiO2: tan được trong dung dịch axit HF. - Không dùng bình thủy tinh để đựng HF.

Tình huống 16: Vì sao xi măng lại ăn da tay?

Dùng trong bài 18 - “Công nghiệp silicat”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Thành phần của xi măng là gì? - Xi măng có tính kiềm hay axit?

- Tại sao khi tiếp xúc với xi măng và vôi, da tay lại bị ngứa?

- Để khắc phục hiện tượng bị ngứa sau khi tiếp xúc với xi măng, các em có thể lựa chọn một trong các gợi ý sau:

A. Rửa sạch tay chân rồi ngâm tay chân vào nước giấm pha loãng. B. Rửa sạch tay chân rồi ngâm tay chân vào nước muối pha loãng.

C. Rửa sạch tay chân rồi ngâm tay chân vào nước natri hidrocacbonat pha loãng.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

- Tính chất của vôi và xi măng: có tính kiềm, dễ ăn da. - Cách bảo vệ cơ thể khỏi bị xi măng ăn da.

Hè này, bố mẹ Dũng quyết định xây một căn nhà nhỏ trong vườn để nuôi gà đẻ trứng. Dũng được bố mẹ giao nhiệm vụ trộn vữa (trộn đều vôi, cát, xi măng và nước theo tỉ lệ). Sau vài hôm, bàn tay, bàn chân em bị tróc da, ngứa. Để không xảy ra tình trạng trên, Dũng nên làm gì sau mỗi buổi làm?

Tình huống 17: Nhiên liệu sạch cho tương lai

Dùng trong bài 25 - “Ankan”.

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi: - Thành phần cơ bản của xăng là gì?

- Tại sao phải thay thế nhiên liệu xăng trong tương lai?

- Hidro có những ưu điểm nào để có thể dùng khí hidro làm nhiên liệu thay thế cho xăng trong tương lai?

GV gợi ý cho HS lựa chọn một trong các phương án sau: A. Hidro là chất khí, nó dễ cháy hơn các loại nhiên liệu lỏng.

B. Khí thải ra từ động cơ sử dụng hidro không có chứa cacbon đioxit.

C. Khối lượng riêng của khí hidro nhẹ hơn xăng, vì thế khối lượng nhỏ nên xe hơi chuyên chở chúng nhẹ hơn.

D. Nước có chứa nguyên tố hidro, vì thế xe hơi có thể sử dụng nước như là một loại nhiên liệu.

Bước 3:Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

Một vấn đề về môi trường thường liên hệ với việc sử dụng mô tô làm phương tiện giao thông là do một lượng quá lớn khí CO2thoát ra từ các ống khói xe thải vào trong không khí. Các nhà khoa học tin rằng có quá nhiều CO2 trong khí quyển là nguyên nhân làm thay đổi khí hậu trái đất không như mong muốn, như nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, gây thảm họa băng tan, lũ lụt và hạn hán ở một số nơi. Nhiều quá trình nghiên cứu đang theo hướng chấp nhận hidro như là nhiên liệu thay thế xăng dùng cho xe ôtô. Lý do nào khiến các nhà khoa học chọn khí hidro làm nhiên liệu thay thế xăng cho tương lai?

- Tác hại của các loại động cơ gây ô nhiễm môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường.

- Lợi ích của việc dùng hidro làm nhiên liệu thay thế xăng.

Tình huống 18: Mẹo trị ong đốt

Dùng trong bài 45 “Axit cacboxylic”.

Qui trình sử dụng tình huống

Bước 1:GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Trong nọc độc của ong có chứa axit nào? - Tại sao khi ong chích lại bị ngứa?

- Làm thế nào để giảm vết ngứa do ong chích?

- Cần chọn dd có tính chất gì để bôi lên vết ong chích cho hết ngứa? - HS chọn một trong các gợi ý sau:

A. Vôi tôi. C. Cồn.

B. Dấm ăn. D. Nước.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống:

- Cách trị độc do ong chích: dùng vôi.

- Tính chất axit: tác dụng axit, oxit axit, muối, kim loại…

Tình huống 19: Tiêu hủy Na dư sau thí nghiệm

Dùng trong bài 40 “Ancol”.

Hè năm ngoái, An được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội. Trong vườn của ông bà có rất nhiều cây ăn quả. Một hôm, An trèo lên cây hái quả, không may An bị ong đốt. Em thử đoán xem bà nội An đã dùng chất gì để bôi lên vết chích?

Khi làm thí nghiệm về kim loại Na; những mẩu Na dư còn sót lại sẽ rất nguy hiểm. Các em sẽ làm gì để tiêu hủy Na dư đó?

Qui trình sử dụng tình huống:

Bước 1: GV đưa ra tình huống

Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:

- Tại sao phải tiêu hủy Na dư?

- Chúng ta phải tiêu hủy Na như thế nào để an toàn?

- Tiêu hủy Na dư bằng cách cho vào dầu hỏa được không? Vì sao? - GV đưa ra các phương án tiêu hủy Na dư cho HS lựa chọn: A. Cho Na dư vào máng nước thải.

B. Cho Na dư vào dầu hỏa. C. Cho Na dư vào cồn >960

. D. Cho Na dư vào dd NaOH.

Bước 3: Những vấn đề HS cần nắmsau khi giải quyết xong tình huống: - Tính chất của rượu etylic: dễ phản ứng với kim loại kiềm.

- Độ linh động của H trong rượu kém so với H trong nước qua phản ứng Na với nước và Na với rượu.

- Cách tiêu hủy Na dư cho an toàn: cho Na dư vào cồn etylic >960

.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)