Hình 2. Qui trình thiết kế một tình huống
Qui trình thiết kế tình huống gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học
Xác định mục tiêu bài học là cơ sở căn bản cho việc tiến hành giảng dạy một bài cụ thể.
Các kiến thức liên quan Đối tượng HS Phương pháp dạy học Xây dựng
tình huống
Yêu cầu đối với tình huống Yêu cầu về
nội dung Yêu cầu về hình thức
Kiểm tra tình huống đã xây dựng, chia sẻ với đồng nghiệp Chưa đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Hoàn thành tình huống Mục tiêu bài học
Xác định đơn vị kiến thức dạy Thiết kế tình huống cho từng
Khi xây dựng tình huống dạy học chúng tôi căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn tình huống dạy học. Sau khi giải quyết xong tình huống, người học sẽ đạt được cái gì? Cái đó có phù hợp với mục tiêu và nội dung cần dạy không?
Mục tiêu của bài gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mục tiêu cần chú ý đến các kiến thức đặc biệt là các kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài. Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hoá được với ba mức độ biết, hiểu, vận dụng. Xác định rõ trọng tâm của tiết lên lớp.
Đặc biệt là phải tuân thủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong chương trình giáo dục phổ thông.
Bước 2: Xác định đơn vị kiến thức dạy học sẽ sử dụng tình huống
Đối chiếu với mục tiêu bài dạy chúng tôi xác định những kiến thức cần truyền tải đến HS trong đó có kiến thức trọng tâm và kiến thức cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn tình huống ở từng đơn vị kiến thức.
Bước 3: Xác định các kiến thức liên quan và điều kiện dạy học
Đây là vấn đề khá quan trọng khi GV xây dựng tình huống. GV phải biết mình đã trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho HS tránh tình trạng GV tốn nhiều thời gian giải quyết vấn đề HS đã biết rồi. Khi đó HS sẽ không còn cảm thấy hứng thú với các tình huống của GV nữa. Đồng thời, GV cần phải tự sưu tầm nhiều sách báo, mẩu chuyện các tài liệu liên quan đến tình huống mình cần xây dựng để làm phong phú nội dung tình huống, để làm cho tình huống có tính mới mẻ, HS sẽ hứng thú hơn. Trên nền tảng kiến thức mà HS đã biết, GV cần xây dựng các phương án lựa chọn mang tính tư duy cao giúp HS phân tích và thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn khi học hoá học. Từ đó các kiến thức trong chương trình học sẽ không còn quá nặng nề đối với HS, làm cho HS hứng thú với bài học, HS nhớ bài lâu hơn.
Tùy vào điều kiện dạy học, GV có thể lựa chọn thời gian để đưa tình huống vào bài học sao cho có hiệu quả. Vào lúc tiết cuối, HS mệt mỏi, để tạo bầu không khí trong lớp học, GV có thể đưa tình huống vào đầu bài làm cho HS sẽ tập trung bài học hơn.
Bước 4: Xác định đối tượng HS
Hầu hết trong các trường phổ thông hiện nay có đầy đủ các đối tượng HS: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Khi thiết kế tình huống, GV phải nắm rõ tình hình, đặc điểm của HS trong lớp mình để đưa ra tình huống phù hợp với đa số HS trong lớp. Đối với những lớp có trình độ thấp, GV có thể đưa các phương án cho HS lựa chọn để giải quyết tình huống. Đối với những HS khá giỏi, GV đưa ra phương án mở, như “để giải quyết tình huống trên, chúng ta làm như thế nào?” như vậy, cần phân tích trình độ nhận thức của HS để xác định mức độ có vấn đề của tình huống (xác định mức độ khó khăn hoặc trở ngại của tình huống mà HS phải vượt qua).
Bước 5: Thiết kế tình huống dạy học
Công việc này giống như nhà viết kịch bản. GV cần phải thu thập tình huống, phân tích và lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện, tiên lượng trình độ nhận thức, kĩ năng hành động và thái độ của HS. Nếu việc xây dựng tình huống dạy học bằng cách lựa chọn tình huống trong thực tế, thì tình huống đó phải điển hình và có tính thời sự. Đồng thời phải có sự gia công thêm về phương diện sư phạm. Nếu là tình huống do GV xây dựng thì cần phải đảm bảo nguyên tắc “y như thật”, tức là những sự kiện trong tình huống phải gắn với thời gian, không gian, địa điểm, và con người cụ thể sản sinh ra tri thức, kĩ năng và phương pháp mà người GV đưa ra trong tình huống.
Bước 6: Xem xét tính logic, cách diễn đạt có phù hợp mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra
Khi thiết kế GV đã tuân thủ các nguyên tắc nhưng không phải là không có sai sót. Do đó, sau khi thiết kế GV phải đọc lại hệ thống tình huống mà mình đã soạn. Xem xét từng chi tiết có chính xác, có phù hợp nội dung bài học không? Phương án đưa ra có đúng không? Cách diễn đạt có phù hợp với HS không? Nên nhớ hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ hấp dẫn đối với HS. Việc này giúp cho tình huống thêm phần lôi cuốn nhằm phát triển nhận thức của HS một cách logic.
Bước 7: Xác định các phương pháp dạy học chủ yếu sẽ tiến hành
Tuỳ vào từng tình huống, GV có thể sử dụng hình thức kể chuyện, có thể minh họa hình ảnh từ tranh ảnh, sách báo, có thể lồng ghép vào đó những thí nghiệm minh họa làm cho tình huống thêm hấp dẫn hơn.
Bước 8: Chuẩn bị các câu hỏi, các phương tiện kĩ thuật cần thiết cho việc giải quyết các tình huống
Bước 9: Chia sẻ và tranh thủ sự góp ý của đồng nghiệp
Kiến thức là vô tận, việc học là việc làm suốt đời “Học, học nữa, học mãi”. Một người không thể thấy hết mọi khía cạnh của một vấn đề. Do đó, khi chia sẻ tình huống với đồng nghiệp đôi khi ta lại thu nhận nhiều đóng góp rất quý báu về cách dẫn dắt tình huống sao cho hấp dẫn, nội dung và cách dùng từ sao cho phù hợp nhất với HS.
Do đó trước khi sử dụng cần phản biện với các đồng nghiệp về độ chính xác (về nội dung), độ tin cậy (độ ổn định của kết quả đánh giá), tính khả thi (thời gian hợp lí, sát với đối tượng) của tình huống.
Bước 10: Chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung tình huống cho từng bài học.