2.1.1. Nguyên tắc thiết kế tình huống
Các nguyên tắc xây dựng tình huống là cơ sở quan trọng để thiết kế hệ thống tình huống. Chính vì vậy trước khi thiết kế hệ thống tình huống để dạy học, chúng tôi đề xuất các nguyên tắc xây dựng tình huống như sau:
1/ Đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế tình huống. Nội dung tình huống phải đảm bảo tính chính xác khoa học, bám sát kiến thức chuẩn từ SGK.
2/ Tình huống phải có tính thực tế, phải gắn với những sự kiện liên quan đến đời sống hằng ngày, giúp HS có thể liên hệ với bài học một cách dễ dàng. 3/ Tình huống phải chứa chướng ngại nhận thức, làm cho HS nhận thức sâu hơn, rộng hơn về vấn đề nghiên cứu.
4/ Tình huống phải vừa sức, không quá đơn giản hay phức tạp, phù hợp trình độ HS. Nếu dễ quá, HS lười suy nghĩ, không tích cực hoạt động; nếu khó quá, HS sẽ chán, cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú với tình huống đưa ra. 5/ Tình huống phải có kịch tính, kích thích khả năng tư duy của HS, đòi hỏi HS phải tìm tòi suy nghĩ, liên hệ các kiến thức đã học và khả năng suy luận để giải quyết vấn đề.
6/ Tình huống phải có tính logic, có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm giúp HS hiểu bài sâu sắc và yêu thích môn học hơn.
7/ Tình huống phải khơi dậy sự hứng thú của HS, khơi dậy khả năng tự học và yêu thích bộ môn.
8/ Tình huống phải mang tính khả thi, bảo đảm những điều kiện cần và đủ để đưa đến giải pháp hợp lý, dễ chấp nhận.
9/ Số lượngtình huống trong một bài học cần vừa phải để đảm bảo thời gian của tiết học và không ảnh hưởng đến các nội dung khác.
2.1.2. Nguyên tắc sử dụng tình huống
1/ GV đưa tình huống trước lớp, giọng điệu có sức thuyết phục, làm cho HS chú ý tới tình huống.
2/ GV linh hoạt sử dụng các hình thức cho HS thảo luận như: làm việc các nhân, thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp.
Tùy vào điều kiện cụ thể như thời gian, trình độ HS, nội dung tình huống mà GV cho phép các em làm việc theo nhóm (3-5 em/một nhóm); cũng có thể thảo luận cả lớp; hoặc cho các em độc lập suy nghĩ trong việc giải quyết tình huống.
3/ GV tạo thời gian chờ vừa đủ cho HS suy nghĩ đưa ra phương án giải quyết. GV phải linh hoạt cho HS thời gian suy nghĩ, không nên để thời gian chờ quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung bài học.
4/ GV có thể đưa ra gợi ý khi HS không thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. - GV gợi ý bằng cách đặt câu hỏi dẫn dắt các em đi đến câu trả lời. - Câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, súc tích, liên quan đến tình huống. 5/ GV cho HS phát biểu ý kiến của mình.
- Cho các em tự xung phong nói lên cách giải quyết tình huống.
- GV chỉ định cả những em không dơ tay, để các em mạnh dạn đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
- GV phải tập trung lắng nghe các em trả lời.
6/ Tạo điều kiện cho HS thể hiện năng lực, phát huy tính sáng tạo. - Khuyến khích HS lý giải vì sao chọn cách giải quyết đó.
- GV có thể hỏi ngược lại HS, để HS hiểu rõ hơn về tình huống. - Cho HS nhận xét về câu trả lời của các em.
- GV nhận xét về câu trả lời của HS, đúng ở điểm nào hay sai ở điểm nào.
- GV tổng kết và đưa ra cách giải quyết tình huống. - GV rút ra bài học từ tình huống đó.
2.1.3. Qui trình thiết kế một tình huống
Hình 2. Qui trình thiết kế một tình huống
Qui trình thiết kế tình huống gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học
Xác định mục tiêu bài học là cơ sở căn bản cho việc tiến hành giảng dạy một bài cụ thể.
Các kiến thức liên quan Đối tượng HS Phương pháp dạy học Xây dựng
tình huống
Yêu cầu đối với tình huống Yêu cầu về
nội dung Yêu cầu về hình thức
Kiểm tra tình huống đã xây dựng, chia sẻ với đồng nghiệp Chưa đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Hoàn thành tình huống Mục tiêu bài học
Xác định đơn vị kiến thức dạy Thiết kế tình huống cho từng
Khi xây dựng tình huống dạy học chúng tôi căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn tình huống dạy học. Sau khi giải quyết xong tình huống, người học sẽ đạt được cái gì? Cái đó có phù hợp với mục tiêu và nội dung cần dạy không?
Mục tiêu của bài gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mục tiêu cần chú ý đến các kiến thức đặc biệt là các kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nội dung bài. Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hoá được với ba mức độ biết, hiểu, vận dụng. Xác định rõ trọng tâm của tiết lên lớp.
Đặc biệt là phải tuân thủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong chương trình giáo dục phổ thông.
Bước 2: Xác định đơn vị kiến thức dạy học sẽ sử dụng tình huống
Đối chiếu với mục tiêu bài dạy chúng tôi xác định những kiến thức cần truyền tải đến HS trong đó có kiến thức trọng tâm và kiến thức cơ bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn tình huống ở từng đơn vị kiến thức.
Bước 3: Xác định các kiến thức liên quan và điều kiện dạy học
Đây là vấn đề khá quan trọng khi GV xây dựng tình huống. GV phải biết mình đã trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho HS tránh tình trạng GV tốn nhiều thời gian giải quyết vấn đề HS đã biết rồi. Khi đó HS sẽ không còn cảm thấy hứng thú với các tình huống của GV nữa. Đồng thời, GV cần phải tự sưu tầm nhiều sách báo, mẩu chuyện các tài liệu liên quan đến tình huống mình cần xây dựng để làm phong phú nội dung tình huống, để làm cho tình huống có tính mới mẻ, HS sẽ hứng thú hơn. Trên nền tảng kiến thức mà HS đã biết, GV cần xây dựng các phương án lựa chọn mang tính tư duy cao giúp HS phân tích và thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn khi học hoá học. Từ đó các kiến thức trong chương trình học sẽ không còn quá nặng nề đối với HS, làm cho HS hứng thú với bài học, HS nhớ bài lâu hơn.
Tùy vào điều kiện dạy học, GV có thể lựa chọn thời gian để đưa tình huống vào bài học sao cho có hiệu quả. Vào lúc tiết cuối, HS mệt mỏi, để tạo bầu không khí trong lớp học, GV có thể đưa tình huống vào đầu bài làm cho HS sẽ tập trung bài học hơn.
Bước 4: Xác định đối tượng HS
Hầu hết trong các trường phổ thông hiện nay có đầy đủ các đối tượng HS: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Khi thiết kế tình huống, GV phải nắm rõ tình hình, đặc điểm của HS trong lớp mình để đưa ra tình huống phù hợp với đa số HS trong lớp. Đối với những lớp có trình độ thấp, GV có thể đưa các phương án cho HS lựa chọn để giải quyết tình huống. Đối với những HS khá giỏi, GV đưa ra phương án mở, như “để giải quyết tình huống trên, chúng ta làm như thế nào?” như vậy, cần phân tích trình độ nhận thức của HS để xác định mức độ có vấn đề của tình huống (xác định mức độ khó khăn hoặc trở ngại của tình huống mà HS phải vượt qua).
Bước 5: Thiết kế tình huống dạy học
Công việc này giống như nhà viết kịch bản. GV cần phải thu thập tình huống, phân tích và lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện, tiên lượng trình độ nhận thức, kĩ năng hành động và thái độ của HS. Nếu việc xây dựng tình huống dạy học bằng cách lựa chọn tình huống trong thực tế, thì tình huống đó phải điển hình và có tính thời sự. Đồng thời phải có sự gia công thêm về phương diện sư phạm. Nếu là tình huống do GV xây dựng thì cần phải đảm bảo nguyên tắc “y như thật”, tức là những sự kiện trong tình huống phải gắn với thời gian, không gian, địa điểm, và con người cụ thể sản sinh ra tri thức, kĩ năng và phương pháp mà người GV đưa ra trong tình huống.
Bước 6: Xem xét tính logic, cách diễn đạt có phù hợp mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra
Khi thiết kế GV đã tuân thủ các nguyên tắc nhưng không phải là không có sai sót. Do đó, sau khi thiết kế GV phải đọc lại hệ thống tình huống mà mình đã soạn. Xem xét từng chi tiết có chính xác, có phù hợp nội dung bài học không? Phương án đưa ra có đúng không? Cách diễn đạt có phù hợp với HS không? Nên nhớ hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ hấp dẫn đối với HS. Việc này giúp cho tình huống thêm phần lôi cuốn nhằm phát triển nhận thức của HS một cách logic.
Bước 7: Xác định các phương pháp dạy học chủ yếu sẽ tiến hành
Tuỳ vào từng tình huống, GV có thể sử dụng hình thức kể chuyện, có thể minh họa hình ảnh từ tranh ảnh, sách báo, có thể lồng ghép vào đó những thí nghiệm minh họa làm cho tình huống thêm hấp dẫn hơn.
Bước 8: Chuẩn bị các câu hỏi, các phương tiện kĩ thuật cần thiết cho việc giải quyết các tình huống
Bước 9: Chia sẻ và tranh thủ sự góp ý của đồng nghiệp
Kiến thức là vô tận, việc học là việc làm suốt đời “Học, học nữa, học mãi”. Một người không thể thấy hết mọi khía cạnh của một vấn đề. Do đó, khi chia sẻ tình huống với đồng nghiệp đôi khi ta lại thu nhận nhiều đóng góp rất quý báu về cách dẫn dắt tình huống sao cho hấp dẫn, nội dung và cách dùng từ sao cho phù hợp nhất với HS.
Do đó trước khi sử dụng cần phản biện với các đồng nghiệp về độ chính xác (về nội dung), độ tin cậy (độ ổn định của kết quả đánh giá), tính khả thi (thời gian hợp lí, sát với đối tượng) của tình huống.
Bước 10: Chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung tình huống cho từng bài học.
2.1.4. Qui trình sử dụng tình huống
Bước 1: Giới thiệu tình huống cho HS
- GV cung cấp thông tin về tình huống cho HS, nêu rõ nhiệm vụ, câu hỏi mà HS cần phải làm gì?
- Khi đưa ra tình huống GV lưu ý về thái độ phải vui vẻ, nghiêm túc, giọng nói có sức truyền cảm để HS tập trung vào tình huống mình đưa ra. GV phải bao quát lớp để chắc chắn rằng tất cả HS đều lắng nghe tình huống.
Bước 2: Hướng dẫn HS suy nghĩ để đưa ra cách giải quyết tình huống
GV dành thời gian cho HS suy nghĩ để HS thu thập thông tin về tình huống, nghiên cứu và phân tích tình huống. Thời gian dài hay ít tùy vào mức độ khó của tình huống. GV nên tạo bầu không khí thuận lợi trong thời gian chờ, để làm giảm áp lực đối với HS.
Bước 3: Mời HS trả lời
GV cho HS xung phong hoặc gọi ngẫu nhiên để HS đưa ra cách giải quyết tình huống. Chú ý, GV nên hỏi ngược lại HS vì sao em chọn cách giải quyết đó, để HS trình bày quan điểm của mình.
Bước 4: Đánh giá câu trả lời
Sau khi HS trả lời xong, GV nên cho cả lớp nhận xét về câu trả lời của bạn. Hỏi các em có đồng ý với cách giải quyết tình huống của bạn này không? Nếu không, các em có ý kiến nào khác không? Sau đó GV nhận xét câu trả lời của các em, dựa vào nội dung tình huống đã đưa ra, GV chỉ rõ phương án nào nên làm và phương án nào không nên làm.
Bước 5: Khẳng định và củng cố
GV đưa ra cách giải quyết chính xác và thuyết phục. Thực hiện chức năng xác nhận kiến thức và kĩ năng, phương pháp mà HS thu nhận được thông qua tình huống. GV có thể tóm tắt hoặc trao đổi với HS trước lớp học.
Tuy nhiên, khi tình huống (được cài đặt sẵn trong SGK, hoặc do sự gia công sư phạm của thầy cô mà có) được biến thành sự kích thích trí tuệ nơi HS, thì quá trình sử dụng tình huống sẽ rút gọn theo ba bước:
Bước 1: Giới thiệu tình huống, nêu vấn đề cần giải quyết cho HS. Bước 2: Giải quyết tình huống:
- GV hướng dẫn HS phân tích tình huống. - GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi.
Bước 3: Rút ra những vấn đề HS cần nắm sau khi giải quyết tình huống.
2.2. Thiết kế hệ thống tình huống dạy học hoá học ở trường THPT
Dựa vào nguyên tắc và qui trình thiết kế đã trình bày ở phía trên (2.1.1 và 2.1.3), chúng tôi xây dựng 27 tình huống, cụ thể như sau:
Lớp 10:
- Tình huống 1: Nước tẩy Javel mất tác dụng (bài 22 – Clo).
- Tình huống 2: Nhận biết clo trong nước sinh hoạt (bài 22 – Clo). - Tình huống 3: Tính độc hại của HCl (bài 23 –Hidroclorua – Axit
clohidric – Muối clorua).
- Tình huống 4: Túi nilon có gây ô nhiễm môi trường không? (bài 23 – Hidroclorua – Axit clohidric – Muối clorua).
- Tình huống 5: Tính độc hại của brom lỏng (bài 25 –Flo – Brom –Iot). - Tình huống 6: Xử trí thế nào khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ? (bài 30 –
Lưu huỳnh).
- Tình huống 7: Phục hồi các bức tranh cổ (bài 32 – Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit).
- Tình huống 8: Tính háo nước của H2SO4 đặc (bài 33 – Axit sunfuric đặc – Muối sunfat).
- Tình huống 9: Bảo quản thực phẩm (bài 36 – Tốc độc phản ứng).
Lớp 11:
- Tình huống 10: Thuốc diệt chuột (bài 10 – Photpho).
- Tình huống 11: Bón phân hoá học (bài 12 – Phân bón hoá học).
- Tình huống 12: Khi trời nóng gà đẻ trứng dễ bị vỡ (bài 16 – Hợp chất của Cacbon).
- Tình huống 13: Tách vỏ sò ra khỏi cát biển (bài 17 – Silic và hợp chất của Silic).
- Tình huống 14: Không nên chứa xút trong bình, lọ thủy tinh (bài 17 – Silic và hợp chất của Silic).
- Tình huống 15: Làm sạch khuôn đúc kim loại (bài 17 – Silic và hợp chất của Silic).
- Tình huống 16: Vì sao xi măng lại ăn da tay? (bài 18 – Công nghiệp Silicat).
- Tình huống 17: Nhiên liệu sạch cho tương lai (bài 25 – Ankan). - Tình huống 18: Mẹo trị ong đốt (bài 45 – Axit cacboxylic). - Tình huống 19: Tiêu huỷ Na dư sau thí nghiệm (bài 40 – Ancol).
Lớp 12:
- Tình huống 20: Sự biến hoá của thuốc thử iot (bài 6 – Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ).
- Tình huống 21: Làm sao bảo về vỏ tàu biển không bị rỉ sét (bài 20 – Sự ăn mòn kim loại).
- Tình huống 22: Trám răng (bài 20 – Sự ăn mòn kim loại).
- Tình huống 23: Hợp chất của kim loại kiềm (bài 25 – Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm).
- Tình huống 24: Cách bảo quản trứng (bài 26 – Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ).
- Tình huống 25: Làm sạch lớp cặn dưới đáy ấm nước (bài 26 – Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ).
- Tình huống 26: Loại bỏ sắt khỏi nước ngầm như thế nào? (bài 32 – Hợp chất của sắt).
2.2.1. Các tình huống dạy học lớp 10
Tình huống 1: Nước tẩy Javel mất tác dụng
Dùng trong bài 22 “Clo”.
Qui trình sử dụng tình huống:
Bước 1: GV đưa ra tình huống
Bước 2: GV gợi ý cho HS trả lời bằng các câu hỏi:
- Thành phần của thuốc tẩy trắng Javel là gì?