Xuất một số biện pháp tác động

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 100)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. xuất một số biện pháp tác động

2.4.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện KNGTSP

của GVMN a. Mục tiêu:

Biện pháp này giúp GV nhận thức được tầm quan trọng của KNGTSP đối với công việc của mình, từ đó GV sẽ có nhu cầu rèn luyện KNGTSP cho bản thân và hình thành cho mình những động cơ: rèn luyện KNGTSP để làm gì? Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Từ nhận thức giúp con người nảy sinh tình cảm. Nhận thức và tình cảm thôi thúc con người hành động. Nếu con người nhận thức sai sẽ cho ra hành động sai. Vì vậy để xây dựng, giáo dục về mặt hành động cho một đối tượng nào đó chúng ta phải giáo dục họ bắt đầu từ nhận thức. Thực tế, có trường hợp giáo dục hành động bằng cách bắt buộc. Để giúp GVMN rèn luyện KNGTSP trước tiên phải giúp GV nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của KNGTSP trong công tác. Khi đã nhận thức được điều này GV sẽ có nhu cầu, động cơ mạnh mẽ đối với việc rèn luyện KNGT cho bản thân. Một khi có nhu cầu, động cơ mạnh mẽ các GV sẽ có chủ động, hành động tự giác, tự tìm hiểu, học tập, rèn luyện để hoàn thiện KNGTSP.

99

Để đạt được mục tiêu trên GV cần nhận thức rõ và sâu sắc những vấn đề sau: - Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người và GTSP là điều kiện tiên quyết trong công tác của bản thân.

- Vai trò của KNGTSP đối với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Giao tiếp có KN sẽ giúp GV đạt được mục đích giao tiếp dễ dàng hơn.

Đồng thời tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi về các vấn đề liên quan đến KNGTSP của GVMN. Đặc biệt, phải đổi mới nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV cách tổ chức các chuyên đề về KNGTSP theo nhu cầu của GV như:

+ Chuyên đề “Giáo viên mầm non với KNGTSP”. Cung cấp, củng cố các kiến thức về KNGTSP cho GV, nhằm giúp giáo viên nâng cao nhận thức cũng như thấy rõ hơn tầm quan trọng của KNGTSP đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu rõ hơn về các nhóm KNGTSP, các nguyên tắc và phương thức GT ứng xử giữa cô và trẻ,...Thông qua đó GV sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công việc. Từ đó biết đặt ra mục tiêu, chọn biện pháp rèn luyện nâng cao KNGTSP của bản thân.

+ Chuyên đề “Làm thế nào để sử dụng phương tiện giao tiếp một cách hiệu quả?”. Thông qua chuyên đề này giúp giáo viên nắm rõ hơn về các phương tiện GT, cũng như góp phần nâng cao KN sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp với trẻ.

+ Chuyên đề “Bạn đã thực sự làm chủ được cảm xúc của mình khi giao tiếp với trẻ chưa?”. Giúp GV có kiến thức và biết cách kiềm chế, điểu chỉnh, điều khiển và thể hiện cảm xúc của bản thân phù hợp với từng tình huống, đối tượng GT, nâng cao KN giải quyết các tình huống trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Chuyên đề ““Trẻ cá biệt” làm thế nào để chăm sóc giáo dục một cách hiệu quả?”. Giúp GV hiểu và có cái nhìn đúng đắn hơn về trẻ cá biệt. Đồng thời, nâng cao KN điều khiển, thuyết phục trẻ.

100

- Trang bị sách, báo, tài liệu về KNGTSP cho GV tham khảo, đồng thời BGH quan sát, thăm dò nhu cầu cần bồi dưỡng của GV trong trường để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề liên quan đến KNGTSP của GVMN.

- Ở các buổi báo cáo chuyên đề, hội thảo sẽ mời các chuyên gia có kinh nghiện về KNGTSP, đặc biệt có chuyên môn về lĩnh vực mầm non về trường hoặc về phòng GD&ĐT báo cáo các chuyên đề, tập huấn cho GV những kiến thức cơ bản về KNGTSP.

- Tiến hành tổ chức cho GV thảo luận trao đổi, chia sẻ với chuyên gia về các vấn đề lý luận và thực tiễn, thực hành kỹ năng, trải nghiệm tình huống...

- Sau khi tiến hành tập huấn ở mỗi chuyên đề, tổ chức cho GV thảo luận nhóm trình bày nhìn nhận của mình về vấn đề đã được tiếp thu và đề ra các phương pháp rèn luyện cho bản thân.

2.4.2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện các KNGTSP cho GVMN thông qua các bài tập

thực hành, thao giảng, dự giờ. a. Mục đích

- Nâng cao KNGTSP cho GV thông qua việc thực hành các bài tập rèn KNGT với trẻ.

- Trên cơ sở đó giúp GV lựa chọn và xác định phương pháp rèn luyện KNGTSP hiệu quả.

b. Nội dung

* Tổ chức cho GV thực hành các bài tập về KNGTSP với trẻ:

- Bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết trạng thái tâm lý của trẻ:

+ Bài tập 1: Yêu cầu GV xem một đoạn clip về trẻ, quan sát trẻ, từ đó nêu ra nhận xét về các biểu hiện của trẻ, phán đoán trạng thái tâm lý của trẻ.

+ Bài tập 2: Yêu cầu GV sẽ chọn một hoạt động của trẻ, xác định đối tượng trẻ để quan sát. GV sẽ quan sát để nhận biết và đánh giá những biểu hiện bên ngoài và bên trong của trẻ trong tiến trình hoạt động đó.

- Bài tập rèn luyện kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp trẻ:

+ Bài tập 1: Yêu cầu một GV đồng nghiệp dạy chung lớp với GV, hãy kín đáo quay lại cách tạo mối quan hệ GT của GV khi tiếp nhận một trẻ mới đến lớp. Sau đó hai

101

cô sẽ cùng xem lại và trao đổi với nhau xem cô đã thiết lập được mối quan hệ GT với trẻ chưa? cách thức, thái độ, nội dung GT của GV có phù hợp không? cần điều chỉnh cái gì?.

+ Bài tập 2: Học cách chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng ở trẻ: GV sẽ luôn đặt ra hai chữ “tại sao?” và “ra sao?” khi GV với trẻ trong các trường hợp sau: tại sao mình không kêu thử bé yếu trả lời? mình mà cứ âu yếm, yêu thương bé này thì các bé kia ra sao? Mình sẽ ra sao nếu con mình, cháu mình cũng như trường hợp này?....Đây là bài tập giúp GV biết điều chỉnh thái độ, hành vi trong cách ứng xử với trẻ, thiết lập sự đồng cảm tốt với tất cả trẻ.

- Bài tập rèn luyện kỹ năng điều khiển bản thân:

+ Bài tập 1: Lúc nóng giận, GV sẽ đưa ra hàng loạt các câu hỏi sau đây: nóng giận ai khổ? Ai mệt? Nóng giận mau già? Nếu mình trút giận lên trẻ thì mình sẽ gánh hậu quả?...Vì lúc nóng giận sẽ không sáng suốt, dễ quyết định sai lầm, làm tổn thương trẻ.

+ Bài tập 2: GV sẽ xem một số tình huống thực tế liên quan đến nghề nghiệp, yêu cầu GV đánh giá, nhận xét cách cư xử của GV trong tình huống và thử hình dung những hậu quả có thể xảy ra. Đồng thời đưa ra cách ứng xử khác và lý giải rõ.

- Bài tập rèn luyện kỹ năng điều khiển trẻ:

+ Bài tập 1: GV sẽ xem một số đoạn phim về cách giải quyết tình huống, điều khiển trẻ mà các chuyên gia tư vấn đã hướng dẫn và vận dụng trong giao tiếp với trẻ (những đoạn phim này đã được trình chiếu trên truyền hình nhưng GV chưa có dịp xem, ta sẽ chọn lọc những tình huống phù hợp).

+ Bài tập 2: GV dạy chung sẽ quan sát, ghi chép một hoạt động (hoạt động chung, hoạt động vui chơi...) của GV dạy chung, GV này phải không biết là GV kia quan sát, ghi chép có chủ đích. Sau đó cả hai GV cùng các GV khác , xem biên bản quan sát để nhận xét cách điều khiển quá trình GT của cô như thế nào? (gây hứng thú cho trẻ, diễn biến quá trình GT có thu hút trẻ, lôi cuốn, hướng trẻ vào quá trình GT không?...) và rút ra bài học cho bản thân.

102

+ Bài tập 1: Yêu cầu GV ghi âm lại những gì mình nói, giao tiếp với trẻ trong một hoạt động nào đó. Sau đó nghe lại để xem cường độ, tốc độ khi nói của mình có phù hợp không? Cách đặt câu hỏi như thế có ổn chưa? Mình có sử dụng những lời thừa không? Có nói những lời tích cực với trẻ chưa?...Từ đó GV sẽ luyện tập cách sử dụng, diễn đạt ngôn cho phù hợp và hiệu quả.

+ Bài tập 2: GV sẽ tổ chức tiết dạy mẫu (Làm quen văn học). Các GV khác sẽ giúp GV này nhận xét về cách sử dụng phương tiện GT: lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...sự phối hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

c. Cách thực hiện

- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tổ chức cho GV thực hành một số bài tập, trải nghiệm tình huống để rèn luyện KNGTSP.

- Tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ để GV thực hành các bài tập, qua đó GV trao đổi, góp ý, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau.

2.4.2.3. Biện pháp 3:Tổ chức các phong trào thi đua nghiệp vụ sư phạm, hoạt

động ngoại khóa góp phần rèn luyện KNGTSP cho GV. a. Mục đích:

- Giúp GV có môi trường thuận lợi để giao lưu, học tập và thực hành KNGTSP b. Nội dung

- Tổ chức các phong trào thiết thực để GV được trải nghiệm, rèn luyện KNGTSP.

c. Cách thực hiện

- Cung cấp cho GV tài liệu về KNGT, GTSP, địa chỉ các trang web chuyên ngành, các trang web về KNGTSP để GV có thể cập nhật thông tin, tìm kiếm tài liệu, tham gia học tập.

- Tổ chức các phong trào thi đua văn nghệ, thể dục thể thao để tạo cơ hội cho GV các trường gặp gỡ, tiếp xúc, GT với nhau. Với việc GT nhiều đối tượng khác nhau sẽ góp phần nâng cao KNGT của GV.

103

- Tổ chức các phong trào viết và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về biện pháp rèn luyện hiệu quả KNGTSP của bản thân, hội thi “Giao tiếp học đường”, “Cô giáo như mẹ hiền”...để GV rèn luyện nâng cao KNGTSP của bản thân.

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 100)