Cơ sở của việc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 99)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp

Biện pháp là cách tác động định hướng có mục đích, phù hợp với tâm lý của đối tượng cần tác động nhằm bối dưỡng kỹ năng cần thiết. Để đưa ra một số biện pháp tác động nhằm nâng cao KNGTSP cho GVMN chúng tôi dựa trên một số cơ sở sau:

2.4.1.1. Cơ sở lý luận

- Căn cứ quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN: gồm các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GVMN cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu GDMN.

- Căn cứ mục tiêu chung của GDMN đến năm 2020: Thực hiện chăm sóc giáo dục có chất lượng trẻ em từ 0 – 5 tuổi để trẻ phát triển toàn diện về thể lực, tình cảm, trí tuệ, xã hội, hình thành nhân cách trẻ em Việt Nam, trên cơ đó xây dựng một đội ngũ GV giỏi về chuyên môn cũng như kỹ năng tư vấn tại gia đình và các loại hình GDMN đa dạng, phong phú, tương ứng với một hệ thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới đảm bảo công bằng cho mọi trẻ em.

98

- Căn cứ vào cơ sớ lý luận đã trình bày ở chương I, chúng tôi đặc biệt lưu ý các vấn đề về GT, GTSP, KNGTSP, GTSP của GVMN để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp.

2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn

Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An cho thấy nhận thức, biểu hiện về KNĐH, KNĐV, KNĐK quá trình giao tiếp của GVMN đều đạt ở mức độ trung bình, chưa có mức độ cao. Do đó rất cần các biện pháp tác động hiệu quả để nâng cao KNGTSP cho GVMN.

Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy việc đề xuất một số biện pháp nâng cao KNGTSP cho GVMN ở Thị xã Dĩ An là điều rất cần thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 99)