7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Kỹ năng giao tiếp sư phạm
1.2.3.1. Giao tiếp sư phạm
Trong mối quan hệ giao tiếp đa dạng của con người thì có rất nhiều lĩnh vực giao tiếp khác nhau, khi chúng ta đang giao tiếp ở lĩnh vực, nghề nghiệp nào thì mang sắc thái giao tiếp phù hợp với lĩnh vực đó. Như giao tiếp trong lĩnh vực giáo dục thì giao tiếp chính trong lĩnh vực này là giao tiếp sư phạm. Cho đến nay, từ các tác giả trong và ngoài nước đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về GTSP:
Theo A.P Levitov cho rằng: “GTSP là năng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn, ngắn gọn”.
Theo I.V. Trakhov quan niệm: “GTSP là năng lực tiếp xúc với học sinh, KN tìm được cách đối xử đúng đắn với trẻ, thiết lập mối quan hệ hợp lý theo quan điểm sư phạm”.
Trong tác phẩm GTSP, A.N. Leonchiev đã khẳng định: “GTSP là GT có tính nghề nghiệp của giáo viên với học sinh ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp”.
Ngoài các tác giả trên, còn rất nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm khác nhau về GTSP như: tác giả F.N Gonobolin, E.V. Sukhanova, A.I. Secbacov…Nhìn chung các tác giả ngoài nước có hai xu hướng chủ yếu: xu hướng giới hạn phạm vi của GTSP trong việc truyền thụ tri thức, đồng nhất GTSP với các quá trình thông báo, thông tin và xu hướng coi GTSP như một quá trình thể hiện mối quan hệ liên nhân cách và cụ thể hóa GTSP ở khả năng thuyết phục, khéo léo đối xử nhằm thiết lập các mối quan hệ.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về GTSP, có thể kể đến một số tác giả như:
- Theo tác giả Ngô Công Hoàn: “ GT giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là GTSP”. Tác giả cho rằng: “GTSP là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, KN kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh”.[12, tr14]
- Tác giả Hồ Lam Hồng cho rằng: “GTSP là GT có tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi cùng các quá trình
25
tâm lý khác (chú ý, tư duy…) tạo ra kết quả tối đa của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy học”. [14]
- Tác giả Lê Xuân Hồng quan niệm: “GTSP diễn ra như điều kiện của hoạt động sư phạm. Đó là sự tiếp xúc, trao đổi giữa người dạy và người học, bằng các phương tiện GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục có hiệu quả”. [15]
Ngoài các tác giả trên còn có nhiều tác giả khác cũng đã đưa ra những quan niệm khác nhau về GTSP như: tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghi… Qua việc tìm hiểu các quan niệm về GTSP, chúng tôi nhận thấy GTSP là GT mang tính nghề nghiệp giữa người dạy và người học, trong đó người dạy là chủ thể GT với tư cách là người tổ chức các quá trình giao tiếp, người đặt mục đích và xác định nội dung GT; còn người học là đối tượng giao tiếp.
Từ các quan niệm trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn khái niệm GTSP của tác giả Lê Xuân Hồng: “GTSP diễn ra như điều kiện của hoạt động sư phạm. Đó là sự tiếp xúc, trao đổi giữa người dạy và người học, bằng các phương tiện GT ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục có hiệu quả”.
1.2.3.2. Kỹ năng giao tiếp sư phạm.
1.2.3.2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm
Theo tác giả Ngô Công Hoàn: “KNGTSP là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) phối hợp hài hòa, hợp lý của GV, nhằm đảm bảo cho sự tiếp xúc với học sinh đạt kết quả cao trong dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi”. [12, tr88]
Các tác giả Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh cho rằng: “KNGTSP là nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, biết cách tổ chức, điều khiển điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục”. [3,tr30]
Qua các khái niệm về KNGTSP, chúng tôi thống nhất với quan điểm của tác giả Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh cho rằng: “KNGTSP là nhận thức nhanh chóng những biểu
26
hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân, đồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, biết cách tổ chức, điều khiển điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục”.
1.2.3.2.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm
- A.A.Bôđalov, N.V.Cuđơmia, A.N.Leonchiev… cho rằng giao tiếp có ba giai đoạn: giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình giao tiếp, giai đoạn phân tích hệ thống giao tiếp đã được thực hiện và giai đoạn xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo. Dựa vào căn cứ này người ta chia KNGT thành ba nhóm KN chính là: [20]
* Nhóm KN định hướng: KN dựa vào biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu lời nói, nội dung cử chỉ, điệu bộ, động tác, thời gian, không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng giao tiếp.
* Nhóm KN định vị: Biểu thị kỹ năng biết xác định vị trí giao tiếp, biết đặt vị trí mình vào vị trí của đối tượng và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình.
* Nhóm KN điều khiển quá trình giao tiếp: Thể hiện KN thu hút đối tượng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định được nguyện vọng hứng thú của đối tượng và biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp, làm chủ các trạng thái cảm xúc bản thân.
- A.Cubanora và M.Rakkmatulina thì chia KNGT thành ba nhóm lớn: * Nhóm các KN định hướng trước khi giao tiếp
* Nhóm các KN tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp
* Nhóm các KN độc đáo hướng quá trình giao tiếp theo các định hướng giá trị Thành phần KN trong ba nhóm KN này là KN nghe thấy, KN nhìn thấy, KN tiếp xúc, KN hiểu biết lẫn nhau, KN tổ chức điều khiển quá trình GT.
- V.P.Dakharop đã chia các kỹ năng giao tiếp thành bốn nhóm cơ bản: * Nhóm KN đóng vai tích cực chủ động trong giao tiếp
* Nhóm KN thể hiện sự thụ động trong giao tiếp
27 * Nhóm KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu
- Tác giả Lê Xuân Hồng cho rằng quá trình giao tiếp có các nhóm KN sau: Nhóm kỹ năng định hướng GT (KN đọc trên nét mặt, hành vi, lời nói; KN chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách); KN định vị (KN xác định vị trí trong GT; KN xác định thời gian, không gian, khoảng cách trong GT); nhóm KN điều khiển quá trình GT (KN làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân; KN mở đầu sự giao tiếp; KN sử dụng phương tiện GT). [15, tr24]
Có nhiều cách phân chia các nhóm KNGTSP, trong đề tài này chúng tôi thống nhất sử dụng cách phân loại của tác giả Hoàng Anh, đã chia KNGTSP thành ba nhóm KN: KN định hướng, KN định vị và KN điều khiển quá trình giao tiếp. [4]
• Nhóm Kỹ năng định hướng giao tiếp
KN này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác…mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể GT và đối tượng giao tiếp.
KN định hướng giao tiếp có vai trò quan trọng, quyết định hành vi, thái độ của chủ thể GT khi tiếp xúc với đối tượng GT. Mô hình nhân cách của đối tượng GT là những định hướng cho chủ thể trong suốt quá trình GT và sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình GT. Nhóm KN này gồm các KN: KN đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói và KN chuyển từ tri giác cái bên ngoài đến cái bên trong của nhân cách.
KN đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói
KN này thể hiện ở việc tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp có thể phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng. Những biểu cảm động tác không chỉ thể hiện ở các cơ mặt mà còn ở các bộ phận khác trên cơ thể… Do đó, việc tri giác những biểu hiện xúc cảm bên ngoài là cần thiết song điều quan trọng hơn là biết dựa vào đó để nhận xét, đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của đối tượng giao tiếp nghĩa là chuyển từ tri giác bên ngoài để biết bản chất bên trong của nhân cách.
KN chuyển từ sự tri giác cái bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách.
28
Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngữ và điệu bộ là rất phức tạp vì cùng chung một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau. Ngược lại sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài của các tâm trạng khác nhau. Vì vậy, KN này có thể giúp ta thông qua những dấu hiệu biểu hiện chung nhất về xúc cảm qua các biểu hiện bên ngoài mà có thể phán đoán đúng các trạng thái, đặc điểm tâm lý của đối tượng GT.
Nhóm KNĐH có thể chia nhỏ hơn định hướng trước khi GT, định hướng trong quá trình tiếp xúc với trẻ, tập thể trẻ hoặc phụ huynh HS.
Định hướng trước khi tiếp xúc là khả năng phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng cần tiếp xúc để thực hiện mục đích GT. Việc phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng GT càng đúng, càng chính xác thì việc GT càng đạt hiệu quả cao. Phác thảo chân dung tâm lý là xây dựng mô hình tâm lý với những phẩm chất đặc thù của đối tượng. Trên cơ sở đó, GV có các phương án ứng xử khác nhau, dự đoán, lường trước những phản ứng có thể có của đối tượng GT nhằm đem lại hiệu quả cao trong GT. Định hướng trước khi tiếp xúc là cơ sở để chủ thể GT khi bắt đầu GT có một thái độ thiện cảm, tự tin, tạo cảm giác thoải mái cho các bé để các bé bộc lộ trung thực những đặc điểm tâm lý cá nhân của mình.
Định hướng trong quá trình GTSP là sự thành lập các thao tác trí tuệ, tư duy và liên tưởng với vốn sống kinh nghiệm cá nhân một cách cơ động, linh hoạt, mềm dẻo…ở chủ thể GT, đồng thời biểu hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu bộ, cách nói năng sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục về thái độ, hành vi, cử chỉ, nội dung ngôn ngữ mà trẻ phản ứng trong quá trình GT.
Như vậy, KNĐH GTSP có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định thái độ và hành vi của GV khi tiếp xúc với trẻ.
• Nhóm Kỹ năng định vị
KNĐV là khả năng xây dựng mô hình tâm lý, phác thảo chân dung nhân cách HS đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt đông nhận thức tích cực. KNĐV biểu hiện ở khả năng biết xác định vị trí trong GT, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của họ và biết tạo ra điều kiện để
29
đối tượng chủ động GT với mình, từ đó tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa chủ thể và đối tượng GT. KNĐV của GV còn thể hiện ở chỗ biết xác định đúng không gian và thời gian GT. Công trình nghiên cứu của một số nhà tâm lý học Mỹ đã chỉ rõ: Khoảng cách giữa mọi người trong quá trình GT không phải ngẫu nhiên mà được xác định bởi mục đích, nội dung và nói lên mức độ tinh thần của chủ thể và đối tượng GT. Biết chọn thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc quá trình GT cũng có ý nghĩa quan trọng trong GT.
KNĐV là KN xây dựng những nội dung chủ yếu thuộc về nhóm dấu hiệu nhân cách và vị trí của trẻ trong các quan hệ xã hội. Tính khái quát và tính cá biệt cần được lưu ý khi xây dựng, phác thảo chân dung nhân cách của trẻ. Do đó, muốn có được KN này, người GV phải rèn luyện nhiều trong hoạt động nghề nghiệp, phải tiếp xúc với nhiều đối tượng GT, phải vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của mình mới đạt được sự hoàn thiện KNĐV.
• Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
KNĐK quá trình GT thể hiện ở chỗ biết thu hút đối tượng, tìm ra đề tài GT, duy trì nó và xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, biết làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân và biết sử dụng hợp lý các phương tiện GT. KNĐK quá trình GT gồm các KN:
-KN điều khiển đối tượng GT
KN này biểu hiện ở chỗ biết thu hút đối tượng GT, tìm ra đề tài GT. Tùy đối tượng và tình huống GT cụ thể cần biết nói gì và làm gì lúc bắt đầu GT. Biết thúc đẩy hoặc kiềm hãm tốc độ GT khi cần thiết, thậm chí có thể cắt giảm hoặc thay thế thành phần trong nội dung GT cho phù hợp. Biết tạo ra những xúc cảm tích cực cho đối tượng GT. Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú của đối tượng và hướng nội dung GT vào những nhu cầu, hứng thú đó. Như vậy, muốn điều khiển người khác phải hiểu được những đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống, nhu cầu, ước muốn của đối tượng GT tại thời điểm GT. Do đó, để có được KN này GV phải hiểu trẻ, biết tùy thời cơ, giới tính, lứa tuổi, trình độ nhận thức và hoàn cảnh từng trẻ để có cách GT thích hợp.
30
Kỹ làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân biểu hiện ở chỗ biết tự kiềm chế che dấu tâm trạng khi cần thiết. Biết tạo ra hứng thú, xúc cảm tích cực cho bản thân mình. Biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình và các phương pháp tiến hành GT sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng mà vẫn đạt được mục đích GT. Nghĩa là chủ thể GT cần có cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, hành vi… của mình phản ứng phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích, nội dung nhiệm vụ GT, cần nhận thức được giới hạn của hành vi, phản ứng của bản thân, biết hướng hành vi, phản ứng của mình theo mục đích, nội dung nhiệm vụ GT. Do đó, để có KN này chủ thể cần hiểu được nhu cầu của đối tượng GT, ý nghĩa thực sự của những biểu hiện bên ngoài của đối tượng GT.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện GT
Phương tiện GT đặc trưng của con người là ngôn ngữ. Trong tâm lý học người ta khẳng định rằng: Nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người. Vì vậy, việc lựa chọn các từ ngữ có văn hóa là rất quan trọng trong GT.
Do đó, chủ thể GT phải biết lựa chọn những từ ngữ và biết biểu hiện ngữ điệu, nhịp điệu lời nói phù hợp với tình huống GT nhất định. Ngoài ngôn ngữ thì tác phong, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười,…cũng là những hình thức biểu cảm trong quan hệ GT. Chúng