Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 48)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động bậc nhất của cả nước. Dĩ An là một Thị xã của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với 2 thành phố là Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minhđồng thời là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyênvà các tỉnh phía BắcViệt Nam. Dĩ An là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất, với 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, KCN Tân Bình, Cụm công nghiệp may mặc Bình An. Tăng trưởng về kinh tế với các khu công nghiệp mọc lên dày đặc, dẫn đến việc thu hút dân cư từ các tỉnh thành khác trong cả nước đến để lao động và sinh sống. Trong những năm gần đây, lượng dân nhập cư về Dĩ An ngày một tăng cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến lượng trẻ trong tuổi học mầm non ngày càng tăng vọt và đây chính là thử thách lớn đối với ngành giáo dục của Tỉnh Bình Dương nói riêng và Phòng giáo dục Thị xã Dĩ An nói riêng. Ngành Giáo dục mầm non của tỉnh cũng đã không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tế.

Địa bàn Thị xã Dĩ An hiện có 9 trường mầm non công lập,32 trường mầm non tư thục và 31 nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình. Mạng lưới trường mầm non mọc lên san sát và mở rộng khắp các khu phố, phường trong địa bàn. Dù số lượng cơ sở giáo dục mầm non tương đối nhiều nhưng lượng trẻ ở mỗi lớp vẫn còn rất đông. Theo thống kê, một lớp mầm non thường có sỉ số dao động từ 45 - 50 trẻ, thậm chí có trường vượt cả ngưỡng trên 50 trẻ trong một lớp nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của phụ huynh học sinh. Bên cạnh mối quan tâm về số lượng trẻ quá đông thì một vấn đề đặt ra cho ngành là lượng

47

GVMN: hiện nay việc thiếu GVMN ở Thị Xã Dĩ An là một mối quan tâm lớn của Ngành GDMN. Vì nếu thiếu GV, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Tuy nhiên, dù lượng trẻ đến trường đông, mạng lưới trường mầm non dày đặc nhưng ngành giáo dục Thị xã vẫn không ngừng quan tâm, theo dõi và chú trọng trong công tác chăm sóc giáo dục cũng như đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên. Các hoạt động diễn ra hàng năm như tổ chức hội thi Đồ dùng dạy học; Giải thưởng Võ Minh Đức – tìm kiếm gương mặt giáo viên dạy giỏi; Hội thi nấu ăn, cắm hoa; các lớp Bồi dưỡng, tập huấn về chương trình dạy học đổi mới; Sáng kiến kinh nghiệm… phần nào thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo ngành.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Bảng 2.1. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu

CBQL Giáo viên Tổng Tỉ lệ (%) Tổng Tỉ lệ (%) Thâm niên 1 - 5 năm 0 0.0 92 46.0 5 - 10 năm 2 6.7 44 22.0 10 - 15 năm 0 0.0 34 17.0 Trên 15 năm 28 93.3 30 15.0 Trình độ Sơ cấp / / 0 0.0 Trung cấp 2 6.7 118 59.0 Cao đẳng 2 6.7 44 22.0 Đại học 26 86.7 38 19.0 SĐH 0 0.0 / / Hệ đào tạo Chính quy 4 13.3 124 62.0 Chuyên tu 8 26.7 24 12.0 Tại chức 16 53.3 15 15.0 Từ xa 2 6.7 22 11.0

48

2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An

2.2.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng KNGTSP của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An.

2.2.2. Khách thể nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 200 GVMN và 30 CBQL đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn Thị xã Dĩ An.

2.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An. - Tìm hiểu một số nguyên nhân của thực trạng trên.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ.

2.2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Việc nghiên cứu lý luận bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Đọc, phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu về GT, KNGT, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KN, GT, KNGT, KNGTSP, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ trong nghiên cứu thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ.

- Xác lập cơ sở lý luận cho việc lựa chọn và thiết lập công cụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài.

2.2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.4.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

49

Có 2 bảng hỏi dành cho 2 nhóm khách thể GVMN và CBQL. Bảng hỏi này được thực hiện trong 3 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và kết hợp việc quan sát, dự giờ, tiến hành thiết kế bảng hỏi gồm 8 câu hỏi về những vấn đề liên quan đến KNGTSP của GVMN với trẻ. Sau đó phát cho 60 GVMN (có thâm niên từ 5 năm trở lên) và 30 CBQL ở các trường mầm non để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức cho đề tài [Phụ lục 1; 2].

* Giai đoạn 2:

Thu bảng hỏi mở và xử lý số liệu, dựa trên kết quả xử lý chúng tôi xây dựng bảng hỏi chính thức dành cho 2 nhóm khách thể (GVMN và CBQL các trường mầm non) cụ thể như sau:

Bảng hỏi thứ nhất, dành cho khách thể nghiên cứu chính của đề tài là 200 GVMN gồm 13 câu hỏi để khảo sát về thực trạng KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An. Hệ thống các câu hỏi trong phiếu điều tra gồm 2 phần: [Phụ lục 3]

- Phần I: Phần thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu (công việc hiện tại, trình độ chuyên môn, hệ đào tạo, thâm niên công tác, tình trạng con cái).

- Phần II: Phần nội dung chính

+ Câu 1: Tìm hiểu nhận thức của GVMN về vai trò của KNGTSP với 5 lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng, không quan trọng.

+ Câu 2: Khảo sát về mức độ quan tâm rèn luyện KNGTSP của GVMN trong hoạt động chăm sóc giáo dục với 5 lựa chọn: Rất quan tâm, quan tâm, bình thường, ít quan tâm, không quan tâm.

+ Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của các KN bộ phận trong các nhóm KNGTSP với 5 lựa chọn: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng, không quan trọng.

50

+ Câu 4: Tìm hiểu nhận thức GVMN về tầm quan trọng của KNGTSP: gồm 8 nội dung với 3 mức độ lựa chọn: đồng ý (3 điểm), phân vân (2 điểm), không đồng ý (1 điểm)

+ Câu 6,7,8: Đánh giá nhận thức của GVMN về các KN bộ phận của KNGTSP với 3 mức độ lựa chọn: đồng ý (3 điểm), phân vân (2 điểm), không đồng ý (1 điểm).

Thang đánh giá:

. Mức cao (2.51 – 3đ): GV nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, các KN bộ phận của KNGTSP, câu trả lời sai không đáng kể.

. Mức trung bình (1.51đ – 2.5đ): GV nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về vai trò, các KN bộ phận của KNGTSP, câu trả lời sai còn đáng kể.

. Mức thấp (1đ – 1.5đ): GV nhận thức rất hạn chế về vai trò và các KN bộ phận của KNGTSP, câu trả lời sai chiếm ưu thế.

+ Câu 5: tìm hiểu tự đánh giá các KNGTSP của GVMN theo 5 mức độ: rất cao (5 điểm), cao (4 điểm), trung bình (3 điểm), thấp (2 điểm), rất thấp (1 điểm).

+ Câu 9: Đánh giá mức độ biểu hiện của GVMN về các KN bộ phận của KNGTSP trong hoạt động chăm sóc giáo dục gồm 39 câu và được chia thành 3 nhóm KN:

. KN định hướng: Gồm 9 câu (1 đến 9) . KN định vị: Gồm 6 câu (10 đến 15)

. KN điều khiển quá trình GT: Gồm 24 câu (16 đến 39): KN điều khiển đối tượng 11 câu (16 đến 26), KN điều khiển bản thân 5 câu (27 đến 31), KN sử dụng phương tiện GT 8 câu (32 đến 39).

Cách cho điểm:

Mỗi câu có 5 mức độ lựa chọn: Rất thường xuyên (5 điểm), thường xuyên (4 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), ít khi (2 điểm) và không bao giờ (1 điểm).

51

. Mức rất cao (4.51 – 5đ): Thực hiện đầy đủ, thường xuyên, chính xác và thành thạo một cách ổn định các thao tác hành động trong quá trình GT với trẻ, không có thiếu sót.

. Mức cao (3.51đ – 4.5đ): Thực hiện khá đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác hành động trong quá trình GT với trẻ, còn thiếu sót không đáng kể.

. Mức trung bình (2.51đ – 3.5đ): Thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác và ổn định. . Mức thấp (1.51 – 2.5đ): Chưa thực hiện đầy đủ, chính xác phần lớn các thao tác hành động trong GT với trẻ.

. Mức rất thấp (1đ – 1.5đ): Thực hiện được rất ít các thao tác, hành động khi GT với trẻ.

+ Câu 10: Đánh giá cách ứng xử của GVMN trong 5 tình huống GTSP với trẻ mẫu giáo.

* Thang đánh giá: Mức độ ứng xử trong các tình huống GTSP của GV được đánh giá dựa trên đáp án của GV trong 5 tình huống giả định. Mỗi đáp án đúng, hợp lý, không thiếu sót được 4 điểm. Theo đó, chúng tôi áp dụng cách tính điểm trên để chấm điểm mức độ biểu hiện KNGTSP của GV trong việc ứng xử các tình huống sư phạm. Do đó, số điểm tối đa GV có thể có được là 20 điểm và thấp nhất là 0 điểm với các mức độ sau:

. Mức rất cao (15.1đ – 20đ): GV xử lý tình huống tốt

. Mức cao (10.1đ – 15đ): GV xử lý tình huống tương đối tốt, cách giải quyết còn thiếu xót không đáng kể.

. Mức trung bình (5.1đ – 10đ): GV xử lý được tình huống, cách giải quyết còn thiếu xót đáng kể.

. Mức thấp (1.1đ - 5đ): GV xử lý được tình huống nhưng các cách giải quyết chưa đúng.

. Mức rất thấp (0đ – 1đ): GV đưa ra được một vài cách giải quyết nhưng không hợp lý.

52 Tình huống 1: Cách xử lý 1: 1điểm Cách xử lý 2: 2 điểm Cách xử lý 3: 4 điểm Cách xử lý 4: 3 điểm Cách xử lý 5: 0 điểm Tình huống 2: Cách xử lý 1: 3 điểm Cách xử lý 2: 4 điểm Cách xử lý 3: 0 điểm Cách xử lý 4: 2 điểm Cách xử lý 5: 1 điểm Tình huống 3: Cách xử lý 1: 3 điểm Cách xử lý 2: 4 điểm Cách xử lý 3: 2 điểm Cách xử lý 4: 1 điểm Cách xử lý 5: 0 điểm Tình huống 4: Cách xử lý 1: 1 điểm Cách xử lý 2: 4 điểm Cách xử lý 3: 2 điểm Cách xử lý 4: 3 điểm

53 Cách xử lý 5: 0 điểm Tình huống 5: Cách xử lý 1: 0 điểm Cách xử lý 2: 1 điểm Cách xử lý 3: 3 điểm Cách xử lý 4: 2 điểm Cách xử lý 5: 4 điểm

+ Câu 11: Tìm hiểu các khó khăn GVMN gặp phải trong quá trình giao tiếp sư phạm với trẻ.

+ Câu 12: Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng KNGTSP của GVMN với 5 lựa chọn: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, phân vân, không đồng ý, hoàn toàn không

đồng ý.

+ Câu 13: Tìm hiểu những biện pháp phù hợp để bồi dưỡng nâng cao KNGTSP cho GVMN (7 biện pháp về phía GVMN và 10 biện pháp về phía nhà trường) với 5 lựa chọn: rất khả thi, khả thi, phân vân, không khả thi, hoàn toàn không khả thi.

Bảng hỏi thứ hai, dành cho khách thể nghiên cứu bổ trợ của đề tài là 30 CBQL trường mầm non. Bảng hỏi này được chọn lọc một số câu trong bảng hỏi thứ nhất để tìm hiểu nhận thức của CBQL về vai trò của KNGTSP trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của GVMN, tìm hiểu mức độ quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao KNGTSP cho GVMN, những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn. Đồng thời CBQL đánh giá về KNGTSP của GVMN và đề xuất những biện pháp nâng cao KNGTSP cho GVMN [Phụ lục 4].

* Giai đoạn 3: tiến hành phát phiếu điều tra chính thức

54

Tham gia dự giờ một số hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của GVMN để quan sát, ghi chép các biểu hiện về KNGTSP của GVMN với trẻ. Qua đó, làm cơ sở để xây dựng phiếu hỏi, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ mức độ biểu hiện các KNGTSP của GVMN với trẻ [Phụ lục 6].

2.2.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GVMN, CBQL được chọn làm khách thể nghiên cứu về các nội dung của bảng hỏi nhằm làm rõ hơn về nhận thức, thái độ của GVMN và CBQL đối với các vấn đề được nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các nội dung như: nhận thức về vai trò của KNGTSP, những khó khăn trong quá trình GTSP với trẻ, những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNGTSP của GVMN… [Phụ lục 5].

2.2.4.2.4. Phương pháp thống kê toán học.

Sử dụng phần mềm thống kê SPSS for windows 13.0 để xử lý số liệu thu thập được qua điều tra cũng như trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy của phiếu thăm dò. Cụ thể: tính tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình.

2.3. Kết quả thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở Thị xã Dĩ An. trẻ ở Thị xã Dĩ An.

2.3.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của kỹ năng giao tiếp sư phạm. phạm.

Kết quả khảo sát GVMN cho thấy GV đánh giá cao vai trò của KNGTSP trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Mức độ đánh giá của GVMN về vai trò của KNGT

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) ĐTB

Rất quan trọng 142 71.0

4.68

Quan trọng 56 28.0

55

Ít quan trọng 0 0.0

Không quan trọng 2 1.0

Theo bảng 2.2, ĐTB đạt được 4.68 do có 198 GVMN chọn mức rất quan trọng và quan trọng chiếm 99%, chỉ có 2 GVMN cho rằng không quan trọng. Điều này cho thấy hầu hết GVMN nhận thức về vai trò của KNGTSP trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở mức “rất cao”, điều này cũng đồng nghĩa với việc GV có KNGTSP là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.

Nhằm tìm hiểu sâu hơn nhận thức về vai trò cũng như sự hiểu biết của GV về các KN bộ phận của KNGTSP, chúng tôi đưa ra các KN thuộc nhóm KNĐH, KNĐV, KNĐK quá trình GT và đề nghị GV đánh giá theo 5 mức độ. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của các KN bộ phận của KNGTSP

TT Kỹ năng giao tiếp sư phạm

Mức độ ĐTB Rất quan trọng (%) Quan trọng (%) Bình thường (%) Ít quan trọng (%) Không quan trọng (%)

I Nhóm Kỹ năng định hướng giao tiếp

1 Kỹ năng ”đọc” được cử chỉ, nét mặt,

điệu bộ, hành vi, lời nói của trẻ. 40.0 47.0 12.0 1.0 0.0 4.26 2 Kỹ năng phán đoán trạng thái, đặc

điểm tâm lý của trẻ (suy nghĩ, thái độ, tâm trạng, ý định...)

35.0 53.0 12.0 0.0 0.0 4.23

Điểm trung bình chung: 4.25 II Nhóm Kỹ năng định vị giao tiếp

1 Kỹ năng xác định vị trí của bản thân trong giao tiếp với trẻ (mối quan hệ giữa cô và trẻ...)

56 2 Kỹ năng xác định thời gian và không

gian giao tiếp với trẻ 23.0 49.0 26.0 1.0 1.0 3.92

Điểm trung bình chung: 4.08 III Nhóm KN điều khiển quá trình giao tiếp

1 Kỹ năng điều khiển trẻ trong quá

trình giao tiếp 29.0 46.0 23.0 2.0 0.0 4.02

2 Kỹ năng điều khiển bản thân trong

quá trình giao tiếp với trẻ 37.0 43.0 19.0 1.0 0.0 4.16 3 Kỹ năng sử dụng phương tiện giao

tiếp (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ: hành vi, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt...)

38.0 51.0 11.0 0.0 0.0 4.27

Điểm trung bình chung: 4.15

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho ta thấy: ĐTB của từng KN đạt từ 4.08 đến 4.25. Từ đây cho thấy, nhận thức của GV ở mức cao vì ĐTB xếp theo thứ tự như sau:

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)