Giao tiếp sư phạm của người giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 32)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4.Giao tiếp sư phạm của người giáo viên mầm non

1.2.4.1 .Khái niệm về nghề giáo viên mầm non

“Nghề” là một thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức lao động đặc trưng theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình, cùng với những tri thức đã được

31

lĩnh hội trong quá trình đào tạo để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội. Một nghề bao gồm nhiều chuyên môn.

Theo từ điển Giáo dục học (2001): Nghề sư phạm (dạy học) là nghề có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Người làm nghề dạy học, theo luật giáo dục được gọi là nhà giáo.

Với chức năng “Trồng người” nghề dạy học là nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, là thế hệ trẻ đang trưởng thành, là một nghề có ý nghĩa xã hội rất thiêng liêng và cao quý. Trên cơ sở khái niệm nghề dạy học (sư phạm), khái niệm nghề sư phạm mầm non được xác định là lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, GVMN có tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lý trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ; về những kỹ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con người mới trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa.. [14,tr12]

1.2.4.2. Đặc điểm hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non

* Đặc điểm lao động của nghề GVMN

Theo TS. Lê Văn Hồng, TS. Trần Thị Quốc Minh, đặc trưng lao động sư phạm nói chung, nghề GVMN nói riêng là:

- Có quan hệ trực tiếp tới con người: cần năng lực giao tiếp, hợp tác. - Làm gương, dùng chính nhân cách của mình để tác động lên trẻ.

- Chủ yếu lao động bằng sức mạnh tinh thần; tạo ra sức mạnh tinh thần cho xã hội. - Là lao động trí óc chuyên nghiệp. [44, tr35]

Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động sư phạm ở các cấp học thì hoạt động sư phạm của GVMN có những đặc thù riêng. Nghề “nuôi dạy trẻ” là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”. Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ,

32

cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất, chuẩn bị cho bé vào lớp 1…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ. Tuy nhiên tình yêu của cô dành cho trẻ phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu mà trẻ phải thực hiện. Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình. Mỗi ngày 6 tiếng, 8 tiếng, có khi là 10 tiếng làm việc ở trường, nào tiếng trẻ khóc, nào là trẻ chạy va vào nhau ngã, trẻ đánh nhau, rồi soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học,… Tất cả đè nặng lên đôi vai người giáo viên, thử hỏi nếu không yêu trẻ và yêu nghề thì làm sao giáo viên có thể làm hết khối lượng công việc ở trường mà vẫn dịu dàng và yêu thương với trẻ, chưa kể còn áp lực từ phía phụ huynh và áp lực từ chính cuộc sống. Yêu trẻ và yêu điều dạy cho trẻ là đặc thù chung của GVMN.Nhìn chung do đối tượng lao động của GVMN là trẻ đang ở độ tuổi phát triển mạnh về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ cho nên GVMN không chỉ là cô mà còn là mẹ, là bạn…của trẻ, cùng lúc thực hiện cả hai nhiệm vụ: chăm sóc và giáo dục trẻ, nhằm mục đích giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông có kết quả.

Vì vậy, để đạt được mục đích trên, đòi hỏi GVMN ngoài việc được đào tạo theo đúng chuẩn thì cần có khả năng thích ứng tốt với môi trường giáo dục luôn có nhiều biến đổi; khả năng phản ứng nhanh; sức khỏe tốt và luôn có thể đối đầu với những thách thức, sức ép của công việc, không chỉ sức ép công việc chăm sóc giáo dục trẻ, mà còn từ phụ huynh, đồng nghiệp, các cấp quản lý.

Mặc khác, ta không thể nào không nhắc đến tầm ảnh hưởng của GVMN đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì nhân cách của người GVMN, đặc biệt là việc giao tiếp của cô đối với trẻ có ảnh hưởng rất sâu sắc. ởi vì ở giai đoạn lứa tuổi mầm non là thời kỳ xã hội hóa rất tích cực. Vì vậy mọi hành vi, thái độ, cách giao tiếp ứng xử hằng ngày của GVMN phải trở thành tấm gương để trẻ bắt chước và noi theo. Từ đây cho thấy, GVMN có một vị thế cực kỳ quan trọng và phải có nhân cách phù hợp mới

33

có thể hoàn thành tốt nhất công việc chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng được mục tiêu đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, lao động của người GVMN không những mang chức năng hình thành và phát triển mà còn có chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ mầm non.

Đặc điểm hoạt động dạy học ở trường mầm non

Dạy là truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm, đưa đến những thông tin khoa học cho người khác tiếp thu một cách có hệ thống, có phương pháp nhằm mục đích tự nâng cao trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và kỹ năng thực hành trong đời sống thực tế. [39]

Quá trình dạy học ở trường mầm non là quá trình có mục đích, có kế hoạch, là hoạt động tương tác giữa GV và trẻ. GVMN phải thực sự nắm được đặc điểm tâm sinh lý từng lứa tuổi cũng như cá nhân trẻ, để từ đó mới đưa ra những tác động sư phạm phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục ở từng độ tuổi. Tác động sư phạm của GVMN phải luôn thay đổi, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn của trẻ. Khi lựa chọn nội dung, phương pháp để giảng dạy thì đòi hỏi người giáo viên không chỉ dựa trên mục tiêu, nội dung của chương trình mà luôn phải chú ý đến việc quan sát, tìm hiểu nhu cầu; khả năng của trẻ về nội dung mà ta muốn dạy như thế nào?... để từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động cho phù hợp với trẻ của lớp mình. Về Phương tiện giáo dục chủ yếu là đồ dùng, đồ chơi mà trong đó, phần lớn là GV phải tự làm để phù hợp với hoạt động mà GV thiết kế,… GVMN cần phải linh hoạt để biết tận dụng triệt để những điều kiện và phương tiện cần thiết, thích hợp để giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là trong giờ học. Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non không thể thông qua tiết học như ở trường phổ thông. Giữa tiết học sinh và của trẻ mầm non có những điểm chung và điểm khác biệt. Điểm giống nhau là: đều hướng tới mục tiêu học tập, tiếp thu lĩnh hội kiến thức, KN, kỹ xảo nào đó được đặt ra một cách rõ ràng; những yêu cầu đối với việc tiếp thu, lĩnh hội được đặt ra từ bên ngoài (từ xã hội); đều có những yêu cầu mang tính bắt buộc theo chương trình. Điểm khác nhau là: đối với HS, học tập là nghĩa vụ và trách nhiệm, còn với trẻ mầm non chưa được xem như là nghĩa vụ, trách nhiệm của trẻ. Kết quả học tập của học tập của HS là chất lượng kiến thức được đánh giá bằng điểm

34

số. Động cơ – cơ sở của hoạt động của trẻ mầm non là hoàn toàn mang tính chất tự nguyện và không đánh giá ở kết quả mà chỉ là sự mong đợi.

Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ chỉ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng không gò ép thông qua các hoạt động vui chơi mà trẻ được tham gia, và đặc biệt hơn nữa đối với trẻ mẫu giáo thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này. Vì vậy, đòi hỏi GVMN phải thực sự có kiến thức và biết cách tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, phải biết “chơi” cùng trẻ và phải có nghệ thuật tổ chức, hướng dẫn để trẻ “chơi mà học”.

1.2.4.3. Những phẩm chất nhân cách cơ bản, kỹ năng sư phạm – KNGTSP của giáo viên mầm non

Nhân cách của người GVMN được thống nhất với mô hình nhân cách của người GV nói chung. Do vị trí và đặc thù lao động của GVMN làm việc với trẻ nhỏ, nên các yêu cầu cụ thể trong thành phần cấu trúc nhân cách của GVMN có những nét riêng biệt. [27,tr20]

Trong số hàng loạt các phẩm chất nhân cách của GVMN có những phẩm chất nhân cách đặc biệt có ý nghĩa và cần thiết không thể thiếu trong mỗi người GV đó là: ý thức giác ngộ cao, ý thức đạo đức cao, niềm tin vững chắc, có tri thức sâu sắc về nhiều mặt, có trình độ văn hóa cao, có thế giới quan khoa học đúng đắn,… Đặc biệt là GVMN phải có xu hướng nghề nghiệp rõ nét, biểu hiện ở chỗ có lòng yêu mến trẻ em, hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ, hiểu biết lý luận – thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ… Chính xu hướng nghề nghiệp ở GV sẽ làm hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản ở GV.

Với đặc thù nghề GVMN đòi hỏi các GVMN một tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Cô là mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ và chờ đợi ở cô sự quan tâm, trìu mến, ngọt ngào, sự giúp đỡ, bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, tình yêu trẻ của cô phải là tình yêu sáng suốt, tình yêu có sự phối hợp của sự nồng ấm ngọt ngào và sự giáo dục đối với trẻ. Trong cấu trúc nhân cách của GVMN có thể kể đến những thành phần sau đây:

* Các phẩm chất nhân cách như: Xu hướng nghề sư phạm, thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, những phẩm chất đạo đức và ý chí phù hợp với nghề GVMN

35

như: tinh thần trách nhiệm, thái độ nhân dạo, công bằng, lòng vị tha, tôn trọng trẻ, tính ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính tự kiềm chế, tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhân, tinh thần mình vì mọi người, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tinh thần khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong công việc, tinh thần ham học hỏi, lòng yêu trẻ, yêu nghề và gắn bó với nghề, tận tụy với công việc, kiên trì và nhẫn nại tiếp xúc với trẻ…

* Các kỹ năng nghề - KNGTSP của GVMN:

Khi xem xét các chương trình đào tạo GVMN các hệ Đại, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp có thể thấy được các kỹ năng được xác định trong việc đào tạo giáo viên mầm non là: Kỹ năng giao tiếp với trẻ; kỹ năng tổ chức và thực hiện các quá trình giáo dục trẻ phù hợp với mục tiêu, kế hoạch; kỹ năng đánh giá; kỹ năng làm việc với quần chúng; Kỹ năng thích ứng với đổi mới giáo dục mầm non. [30]

Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ: “Cải tiến chương trình đào tạo giáo viên mầm non theo hướng tích hợp” (2001) – TS. Lê Xuân Hồng – Trường CĐSP Mẫu giáo TW3 đã xác định kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên mầm non trình độ cao đẳng cụ thể như sau:

- Biết lập kế hoạch giáo dục trẻ em, có năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo dục trẻ em, có tay nghề trong quá trình nuôi dưỡng trẻ em theo các yêu cầu của chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở cả hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo một cách linh hoạt, phù hợp với mọi hoàn cảnh ở mọi loại hình trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo quốc lập, dân lập, nhóm trẻ gia đình.

- Có năng lực tiếp cận với từng trẻ và cả tập thể trẻ. Ghi nhận được sự thay đổi, phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục.

- Có năng lực quan sát, phân tích, đánh giá hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, biết đánh giá kết quả việc thực hiện công tác giáo dục ở từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo của đồng nghiệp.

36

- Biết sử dụng đồ dùng dạy học cần thiết, biết cách sữa chữa và làm các đồ chơi, đồ dùng dạy học đơn giản.

- Có năng lực tuyên truyền về công tác nuôi dạy trẻ.

- Có năng lực theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về ngành học.

- Có khả năng rút kinh nghiệm, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.[19] Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn GDMN T.S Trần Thị Quốc Mnh đã dựa trên các dạng hoạt động cơ bản của GVMN mà phân loại các nhóm kỹ năng như sau: những kỹ năng nhận thức; những kỹ năng thiết kế; những kỹ năng giao tiếp và tổ chức; những kỹ năng chuyên biệt.

Nhóm những kỹ năng giao tiếp được trình bày như sau: những kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong hoạt động của GVMN. Chúng cho phép thiết lập mối quan hệ qua lại hợp lý với từng đứa trẻ, với cả nhóm trẻ, với phụ huynh, với bạn đồng nghiệp và với các cấp lãnh đạo trong việc xác lập nhanh mối quan hệ, tìm ra tiếng nói chung và đúng đắn đối với mọi người trong từng hoàn cảnh khác nhau. Nhiều kỹ năng giao tiếp có thể trở thành nghệ thuật giao tiếp sư phạm. Ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, sống động, diễn cảm, dễ hiểu, vừa với hiểu biết của trẻ quy định hiệu quả của các phương pháp dùng lời nói. Ngôn ngữ của GVMN như một phương tiện tác động đến trẻ vì ngôn ngữ của họ chính là mẫu, là tiêu chuẩn để bắt chước, nhờ đó ngôn ngữ trẻ phát triển. Do vậy, GVMN phải có kỹ năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng phương tiện ngôn ngữ một cách đúng đắn, chính xác và diễn cảm; Kỹ năng thiết lập nhanh chóng và dễ dàng trong sự giao tiếp đối với trẻ và nhóm trẻ; Điều chỉnh được mối quan hệ trong nhóm; Kỹ năng sử dụng trò chơi giao tiếp với trẻ…

Nhìn chung, nhân cách GVMN nói chung và kỹ năng nghề nghiệp của GVMN nói riêng là rất quan trong và không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình đào tạo và rèn luyện nghiêm túc, lâu dài.

1.2.4.4. Giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non

37

Tác giả Lê Xuân Hồng cho rằng: “GTSP trong hoạt động của GVMN là hệ thống sự tác động qua lại giữa GVMN và trẻ nhằm mục đích hiểu biết về trẻ, tổ chức các mối quan hệ qua lại có mục đích giáo dục rõ ràng, hình thành bầu không khí thuận lợi cho sự phát triển của trẻ”. [15, tr33]

GTSP của GVMN có sự khác biệt so với các cấp học khác đối tượng giao tiếp của GVMN là trẻ dưới 6 tuổi, độ tuổi mà đòi hỏi GV phải thật sự hiểu trẻ, yêu trẻ…Và ở độ tuổi này là giai đoạn bắt đầu đặt nần móng phát triển nhân cách. Phương thức học tập, giao tiếp đều rất riêng biệt. Do đó, GTSP của GVMN có một số đặc điểm riêng:

- Nặng yếu tố xúc cảm, tình cảm: GVMN cần thể hiện sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, trìu mến với trẻ như người mẹ chăm sóc con, đôi khi lại như những người bạn. Khi giao tiếp vời trẻ lúc nào cô cũng phải luôn chú ý đến cảm xúc của mình và trẻ, khi trò

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 32)