Đánh giá về kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ trong

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 61)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Đánh giá về kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ trong

60

Chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá từng nhóm KN: KNĐH, KNĐV, KNĐK quá trình giao tiếp để đánh giá chung về KNGTSP của GVMN với trẻ ở Thị xã Dĩ An và chúng tôi dựa trên 3 tiêu chí sau đây:

- Mức độ nhận thức của GVMN về các KN bộ phận của KNGTSP. - Mức độ biểu hiện về các KNGTSP của GVMN.

- Mức độ ứng xử tình huống của GVMN thông qua các tình huống giả định liên quan đến KNGTSP.

2.3.2.1 Đánh giá kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

a. Tự đánh giá kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

Bảng 2.5. Tự đánh giá KNĐH giao tiếp của GVMN

TT Kỹ năng giao tiếp sư phạm

Mức độ ĐTB Rất cao (%) Cao( %) Trung bình (%) Thấp (%) Rất thấp (%) 1 Kỹ năng ”đọc” được cử chỉ, nét

mặt, hành vi, lời nói của trẻ 14.5 58.0 27.5 0 0 3.87

2 Kỹ năng phán đoán trạng thái, đặc điểm tâm lý của trẻ (suy nghĩ, thái

độ, tâm trạng, ý định...) 10.5 52.0 36.5 1.0 0 3.72

Điểm trung bình chung: 3.8

Qua bảng 2.5 cho thấy, GVMN tự đánh giá KNĐH giao tiếp của bản thân đạt mức cao vì mức ĐTB chung đạt 3.8 tương ứng với thang đo từ 3.51 đến 4.5 điểm là cao. ĐTB này có được từ số liệu khảo sát có 72.5% GV đánh giá “Kỹ năng ”đọc” được cử chỉ, nét mặt, hành vi, lời nói của trẻ” đạt mức cao và rất cao, với ĐTB 3.87 điểm và có 62.5% GV đánh giá ”Kỹ năng phán đoán trạng thái, đặc điểm tâm lý của trẻ (suy nghĩ, thái độ, tâm trạng, ý định...)” đạt mức cao và rất cao, với ĐTB 3.72 điểm. Điều này cho thấy GV tự đánh giá ”Kỹ năng phán đoán trạng thái, đặc điểm tâm lý của trẻ (suy nghĩ, thái độ, tâm trạng, ý định...)” thấp hơn so với “Kỹ năng đọc” được cử chỉ, nét mặt, hành vi, lời nói của trẻ” của mình, điều này đồng nghĩa với việc GV chỉ biết quan sát những biểu hiện bên

61

ngoài của trẻ mà chưa biết dựa vào những biểu hiện đó để nhận xét, đánh giá, phán đoán đúng những gì diễn ra bên trong đứa bé. Trên thực tế đây cũng là khó khăn lớn đối với các GV trẻ mới

vào nghề.

Nhằm có thêm cơ sở để khẳng định kết quả tự đánh giá KNĐH của GVMN, chúng tôi tham khảo ý kiến của CBQL trường mầm non về đánh giá các KNGTSP của GVMN ở đơn vị mình quản lý. Kết quả ở bảng 2 [phụ lục 7] cho thấy CBQL đánh giá KNĐH của GVMN đạt mức cao, với ĐTB chung là 3.6. Qua đó cho thấy kết quả này khá phù hợp với kết quả tự đánh giá kỹ năng định hướng của GVMN. Và để có thêm cơ sở đánh giá KNĐH của GV một cách chính xác và khách quan hơn, chúng tôi tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề về nhận thức và biểu hiện KNĐH GT của GV.

b. Đánh giá nhận thức về kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về KNĐH giao tiếp của GV

TT Kỹ năng định hướng Mức độ ĐTB Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Kỹ năng quan sát, phán đoán chính xác những biểu hiện tâm lý (nhu cầu, nguyện vọng, thái độ, vui, buồn, hứng thú, suy nghĩ, ...) của trẻ.

91.0 8.0 1.0 2.90

2 Kỹ năng xác định mục đích, nội dung giao tiếp

với trẻ. 76.0 21.0 3.0 2.73

3* Kỹ năng hướng trẻ theo ý mình để đạt mục

đích giao tiếp. 65.0 16.0 19.0 2.46

4* Kỹ năng tạo bầu không khí cởi mở khi giao

tiếp với trẻ. 85.0 13.0 2.0 2.83

5 Kỹ năng định hướng cách thức giao tiếp, ứng xử (thái độ, hành vi, lời nói ...) của bản thân trong quá trình giao tiếp với trẻ.

84.0 12.0 4.0 2.80 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Kỹ năng phán đoán các tình huống xảy ra trong

62 quyết.

Điểm trung bình chung: 2.75

Theo bảng 2.6, việc xác định các KN cụ thể của KNĐH GT thì có 76% đến 91% GV xác định đúng KN bộ phận của KNĐH GT (nhận định 1,2,5,6). Qua đó cho thấy GV nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về KNĐH GT. Đây là một tín hiệu tốt, xong cũng phải quan tâm đến một tỉ lệ không nhỏ GV có xác định sai, cụ thể như sau: có đến 22% GV xác định sai, đồng thời có từ 65% đến 85% GV xác định “Kỹ năng hướng trẻ theo ý mình để đạt mục đích giao tiếp” và ”Kỹ năng tạo bầu không khí cởi mở khi giao tiếp với trẻ” là KN bộ phận của KNĐH GT. Từ đây cho thấy có không ít GV nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ, họ chưa được trang bị kiến thức về vấn đề này nên đánh giá còn chủ quan, cảm tính. Do đó, với kết quả thu được qua khảo sát, có thể khẳng định nhận thức của GVMN về KNĐH chỉ đạt mức trung bình.

Kết quả khảo sát này còn cho thấy đây là vấn đề cần quan tâm, hơn hết là trong việc đề ra biện pháp tác động nâng cao KNĐH cho GV. Bởi vì nếu nhận thức không đúng sẽ ảnh hưởng đến việc thể hiện KNĐK trong việc tìm hiểu trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

c. Đánh giá biểu hiện kỹ năng định hướng giao tiếp của GVMN

Bảng 2.7. Thực trạng biểu hiện KNĐH giao tiếp của GVMN

TT Nội dung Mức độ ĐTB Rất TX TX Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ 1 Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng

của trẻ qua cử chỉ, điệu bộ, hành động (bướng bỉnh, hiền lành...)

1.0 39.0 54.0 6.0 0.0 3.35

2 Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng

63 yêu, ghét...)

3 Nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của trẻ qua nét mặt (buồn, ngạc nhiên, sợ hãi...)

1.0 34.0 53.0 11.0 1.0 3.23

4* Ít quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ trong quá trình giao tiếp

2.0 24.0 47.0 24.0 3.0 2.98

5 Nhận thấy ý định, nhu cầu, thái độ, phản ứng, suy nghĩ, tình cảm, hứng thú, sở thích của trẻ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

2.0 29.0 50.0 18.0 1.0 3.13

6 Hiểu và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về mọi mặt (tính cách, đặc điểm tâm lý cá nhân...)

3.0 40.0 42.0 12.0 3.0 3.28

7 Biết xác định mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện giao tiếp phù hợp với đặc điểm, hứng thú...của trẻ

3.0 40.0 41.0 13.0 3.0 3.27

8 Biết dự kiến tình huống xảy ra trong giao tiếp và biện pháp giải quyết

4.0 33.0 44.0 18.0 1.0 3.21

9 Biết xác định hành vi, thái độ, cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp với trẻ ( nhẹ nhàng, mềm mỏng, gần gũi, thân thương, nhưng rõ ràng, dứt khoát phù hợp với từng tình huống giao tiếp...)

64

Điểm trung bình chung: 3.25

(Biểu hiện có dấu * là biểu hiện chưa tốt)

Kết quả từ bảng 2.7 cho thấy biểu hiện KNĐH GT của GVMN ở mức trung bình với ĐTB chung đạt được là 3.25. Nhìn chung hầu hết các biểu hiện cụ thể của KNĐH đều từ 3.13 đến 3.43 cho thấy hầu hết các biểu hiện đều ở mức trung bình không có biểu hiện nào vượt trội và tương đối đồng đều, chỉ riêng ở biểu hiện 4 có 24% GV thường xuyên và 47% GV thỉnh thoảng “Ít quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ trong quá trình giao tiếp” điều này đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc định hướng trong GT của GV với trẻ. Điều này càng thấy rõ hơn khi chúng tôi tiến hành quan sát dự giờ: ở hoạt động đón trẻ, khi bé Hải Đăng vào lớp, bé cứ nhìn về phía cô, có nhu cầu muốn nói điều gì với cô nhưng cô không quan tâm đến. Hay ở hoạt động ngoài trời trong khi trò chuyện về chủ đề Bác Hồ. Khi cô hỏi trẻ: ”các con có được đi Lăng Bác chưa?”, Bé Lan đưa tay một cách háo hức và nói: ”Con đi rồi?”, cô nói: ”Khi vào Lăng Bác các con phải thế nào?”, biểu hiện của bé Lan là mong muốn được kể về Lăng Bác thế mà cô không nhìn thấy biểu hiện đó của bé [ Phụ lục 6]. Nếu GV không quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ sẽ không hiểu được trẻ. Từ đó, sẽ xác định nội dung, cách thức... GT không phù hợp với trẻ, điều này sẽ dễ làm cho GV gặp thất bại cũng như rơi vào tình trạng áp đặt trong GT với trẻ. Đây là mặt hạn chế đáng quan tâm của GV khi biểu hiện KNĐH của mình. Như vậy GVMN cho rằng họ có KNĐH trong GT nhưng biểu hiện của họ trong GT với trẻ chỉ ở mức trung bình.

Bên cạnh đó, khi xem xét ở từng biểu hiện cụ thể trừ biểu hiện 4, kết quả cho thấy một tỉ lệ đáng quan tâm là có trên 50% GV thỉnh thoảng và ít khi biểu hiện các yếu tố này trong GT với trẻ. Cụ thể như sau: có 50% GV thỉnh thoảng và 18% GV ít khi “Nhận thấy ý định, nhu cầu, thái độ, phản ứng, suy nghĩ, tình cảm, hứng thú, sở thích của trẻ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể”, có 41% GV thỉnh thoảng và 13% GV ít khi “ Biết xác định mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện giao tiếp phù hợp với đặc điểm, hứng thú...của trẻ”... Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì dù là ĐTB ở mức trung bình nhưng với tỉ lệ này cho thấy biểu hiện KNĐH của GVMN vẫn có điểm chưa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65

Qua trao đổi một số GV thừa nhận thỉnh thoảng hoặc ít nhận thấy được tâm trạng của trẻ qua biểu hiện bên ngoài, đặc biệt là GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm, mà ở Thị Xã Dĩ An thì số lượng GV trẻ chiếm một tỉ lệ khá cao 46%. Điều này làm cho GV không hiểu được trẻ, không biết được trẻ đang nghĩ gì? thích gì? cảm xúc ra sao?...Đồng thời quan sát một số hoạt động của GVMN cho thấy GV ít dựa vào sự hiểu biết của mình về trẻ, cũng như là tìm hiểu nhu cầu, khả năng, nguyện vọng...của trẻ về đề tài mà GV sẽ dạy như thế nào, mà chỉ là dạy theo chương trình của chuyên môn đưa xuống. Chuyên môn đưa ra thế nào, thì cứ thế mà thiết kế hoạt động theo suy nghĩ và khả năng của mình. Chẳng hạn như: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, nội dung quan sát có mục đích quá đơn điệu hoặc khi tổ chức giờ học GV chọn nội dung quá khó hoặc quá dễ nên trẻ không hứng thú, không tích cực, trẻ mệt mỏi không tập trung...Từ đó làm cho quá trình GT của cô và trẻ không đạt mục đích, hiệu quả không cao. Qua đó cho thấy biểu hiện KNĐH trước và trong khi GT với trẻ của GV còn hạn chế [Phụ lục 6].

Để có thêm cơ sở khẳng định kết quả đánh giá biểu hiện KNĐH của GVMN, chúng tôi kết hợp lấy kết quả ở bảng 4 [Phụ lục 7]. Ở kết quả từ CBQL đánh giá biểu hiện KNĐH của GVMN đạt mức trung bình, với ĐTB đạt 3.29

Khi xét ở từng biểu hiện thì đánh giá của CBQL cũng tương đồng với GV, đặc biệt biểu hiện 4 CBQL cũng có 13.3% GV thường xuyên và 43.3% GV thỉnh thoảng “Ít quan tâm đến những biểu hiện bên ngoài của trẻ trong quá trình giao tiếp ” điều này càng khẳng định rõ nếu ít quan tâm đến biểu hiện bên ngoài của trẻ trong giao tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của việc định hướng trong GT của GV với trẻ. Qua đó cho thấy kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả tự đánh giá biểu hiện KNĐH của GV.

Qua đánh giá một số nội dung về KNĐH của GVMN cho thấy nhận thức về KNĐH của GVMN ở mức Trung bình với ĐTB 2.75 và biểu hiện về KNĐH ở mức trung bình với ĐTB 3.25. Như vậy, có thể kết luận KNĐH giao tiếp của GVMN chỉ đạt mức trung bình, qua đó cho thấy việc GVMN đánh giá KNĐH GT của bản thân đạt mức cao còn mang tính chủ quan, cảm tính.

2.3.2.2. Đánh giá kỹ năng định vị giao tiếp của GVMN

66

Bảng 2.8. Tự đánh giá KNĐV giao tiếp của GVMN

TT Nhóm kỹ năng định vị Mức độ ĐTB Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 1 Kỹ năng xác định vị trí của bản

thân trong giao tiếp với trẻ (mối quan hệ giữa cô và trẻ...)

32.0 43.5 23.0 1.0 0.5 4.06

2 Kỹ năng xác định thời gian và

không gian giao tiếp với trẻ 29.0 59.0 11.0 1.0 0.0 4.16

Điểm trung bình chung: 4.11

Theo kết quả ở bảng 2.9, GV tự đánh giá KNĐV của bản thân đạt mức cao với ĐTB đạt 4.11điểm tương ứng với thang đo từ 3.51 đến 4.5 điểm là mức cao. Qua số liệu khảo sát, có 75.5% đến 88% GV đánh giá kỹ năng xác định vị trí của bản thân trong giao tiếp với trẻ và kỹ năng xác định thời gian và không gian giao tiếp với trẻ đạt mức cao và rất cao. Tuy nhiên, kết quả này có thật sự chính xác hay không?

Để có thêm cơ sở đánh giá, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL trường mầm non về KNGTSP của GVMN ở đơn vị mình quản lý, kết quả CBQL đánh giá KNĐV của GVMN đạt cao, thể hiện ở bảng 5 [phụ lục 7] với ĐTB chung là 3.63. Kết quả này cho thấy, có sự chênh lệch khá cao về điểm số đánh giá của CBQL với ĐTB là 3.63 và GVMN ĐTB là 4.11, dù cả hai đều nằm trong mức cao, nhưng so với GVMN thì mức độ đánh giá CBQL đối với GV chỉ vừa chạm mức cao. Dù vậy, điều này cũng chưa đủ độ tin cậy cao về kết quả ta nhận được. Và để có thể đánh giá một cách chính xác KNĐV của GV có phải ở mức cao hay không? Chúng tôi tiến hành đánh giá KNĐV của GV qua các mặt nhận thức và biểu hiện về KNĐV.

b. Đánh giá nhận thức về kỹ năng định vị giao tiếp của GVMN

67 TT Kỹ năng định vị Đồng Mức độ ĐTB ý Phân vân Không đồng ý

1* Kỹ năng phán đoán, nhận thấy tâm trạng, nhu

cầu cần giao tiếp của trẻ. 80.0 12.0 8.0 2.72

2 Kỹ năng xác định vị trí của bản thân khi giao

tiếp với trẻ. (là cô, mẹ, bạn...) 86.0 11.0 3.0 2.83

3* Kỹ năng xác định nhu cầu, nguyện vọng, hứng

thú của trẻ 67.0 28.0 5.0 2.62

4 Kỹ năng xác định khoảng cách giao tiếp với trẻ

hợp lý. 61.0 29.0 10.0 2.51

5 Kỹ năng xác định thời điểm (thời gian, địa

điểm) giao tiếp với trẻ hợp lý 68.0 26.0 6.0 2.62

6 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với trẻ 68.0 26.0 6.0 2.62

Điểm trung bình chung: 3.65

Kết quả từ bảng 2.9 đánh giá nhận thức của GVMN về các KN cụ thể của KNĐV cho ta biết ĐTB chung là 3.65 tương ứng với thang đo từ 3.51 điểm đến 4.5 điểm là mức cao. Như vậy, ĐTB đạt được cho thấy nhận thức của GVMN ở KNĐV ở mức cao.

Theo bảng 2.9 cho thấy có 61% đến 86% GV xác định chính xác các KN là KN bộ phận của KNĐV (nhận định 2,4,5,6) và có 3% đến 29% GV xác định sai các KN này. Điều này cho thấy đa số GV nhận thức khá đúng đắn về các KNĐV nhưng đồng thời cũng còn một bộ phận không ít GV nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn về các KN này. Đặc biệt khi xem xét ở nhận định 1 và 3 thì cho thấy rõ hơn vấn đề này, có 67% đến 80% GV xác định “Kỹ năng phán đoán, nhận thấy tâm trạng, nhu cầu cần giao tiếp của trẻ”; “Kỹ năng xác định nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú của trẻ”, đây là những nhận định chưa đúng. Từ đó giúp ta khẳng định được rằng: GV nhận thức về vấn đề này chưa đầy đủ, còn mơ hồ và cảm tính. Kết quả này cho thấy, dù kết quả ở ĐTB đạt mức cao, nhưng nó vẫn còn là vấn đề cần phải quan tâm trong việc tác động nâng cao nhận thức về KNĐV cho GVMN. Bởi vì, hiểu rõ được các KN bộ phận của KNĐV là cơ sở giúp cho

Một phần của tài liệu thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã dĩ an (Trang 61)