Giáo án bài “Hiđro sunfua”

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm courselab 2 4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao (Trang 86)

Bài 44: HIĐROSUNFUA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh biết:

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của hidrosunfua. - Tính axit yếu của axit sunfuhidric.

- Tính chất của các muối sunfua.

Học sinh hiểu:

- Cấu tạo phân tử, tính khử mạnh của H2S.

2. Kỹ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S. - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S.

- Phân biệt H2S với khí khác đã biết như khí oxi, hiđro, clo…

- Giải được bài tập: tính % thể tích hoặc khối lượng khí H2S trong hỗn hợp phản ứng hoặc sản phẩm; bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.

3. Thái độ

Rèn luyện cho HS:

- Đức tính cẩn thận, chính xác, say mê khoa học.

- Ý thức bảo vệ môi trường, biết cách sử dụng hóa chất sao cho có lợi cho con người và không gây hại cho môi trường.

4. Trọng tâm: Tính axit yếu và tính khử mạnh của H2S.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Giao E-book cho HS, hướng dẫn cách sử dụng.

2. Học sinh

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU

1. Ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số, chia nhóm, phát phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 I. Cấu tạo phân tử

Căn cứ vào CTPT của H2S, cấu hình e ngoài cùng và độ âm điện của S, hãy: - Viết CTCT của H2S. Giải thích liên kết hóa học trong phân tử H2S.

- Xác định số oxi hóa của S trong H2S.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 II. Tính chất vật lí

- Bằng kiến thức thực tế của mình, em hãy cho biết tính chất vật lý của hiđrosunfua. (Trạng thái, màu sắc, mùi vị, khả năng tan trong nước, nặng hơn hay nhẹ hơn không khí).

- Đọc thông tin sau và cho biết hidrosunfua có độc không?

Tháng 11 năm 1950, ở Mexico, một nhà mát ở Pozarica đã thải ra một lượng khí hidrosunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hidro. Chỉ trong vòng 30 phút chất khí đó cùng với sương mù trắng của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 III. Tính chất hóa học

Thí nghiệm 1: Thử tính chất của khí H2S bằng quỳ xanh ẩm

Khi tan trong nước, khí H2S tạo thành dung dịch gì? Độ mạnh yếu của axit này? So sánh với axit cacbonic.

Xét phản ứng giữa H2S và NaOH, cho biết khi nào tạo muối axit, khi nào tạo muối trung hòa?

Thí nghiệm 2: Khí H2S tác dụng với oxi Nhận xét hiện tượng trong 2 trường hợp:

+ Chặn miếng kính ngang ngọn lửa (thiếu oxi). + Không có miếng kính (dư oxi).

Từ đó nhận xét tính chất của H2S của thí nghiệm này. Vì sao H2S lại có tính chất đó? Viết phương trình minh họa, chú ý điều kiện phản ứng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 IV. Trạng thái tự nhiên – Điều chế

1. Quan sát những hình ảnh trong E-book, hãy cho biết trạng thái tự nhiên của hidrosunfua.

2. Khí H2S là hóa chất độc hại đối với con người nên người ta không điều chế nó trong công nghiệp mà chỉ điều chế một lượng nhỏ trong PTN nhằm nghiên cứu tính chất lí hóa học của nó.

Hãy trình bày phương pháp hóa học điều chế H2S trong PTN.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 IV. Tính chất của muối sunfua

- Quan sát bảng tính tan của muối, nhận xét về tính tan của muối sunfua: những muối nào dễ tan, muối nào không tan, màu sắc?

- Rút ra cách nhận biết gốc sunfua.

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh và minh họa bằng phương trình?

3. Tạo tình huống có vấn đề

Tại sao ở các cống rãnh, hay nơi rác thải công cộng,... thường hay có mùi thối? Mùi đó do khí gì gây ra là chủ yếu? Có độc hại không? Thì hôm nay chúng ta cùng xem xét đó là loại khí gì?

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Nghiên cứu về cấu tạo phân tử của H2S.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 1. - Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở.

I. Cấu tạo phân tử

S H H * * ** - Phân tử H2S có 2 kiên kết cộng hóa trị phân cực. - Trong phân tử H2S, S có số oxi hóa -2.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất vật lí của H2S

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 2. - Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở. II. Tính chất vật lí - H2S là chất khí không màu, mùi trứng thối, rất độc.

- H2S nặng hơn không khí. - H2S tan trong nước.

Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất hóa học của H2S

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 3.

- Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở. III. Tính chất hóa học 1. Tính axit yếu

Khí H2S tan trong nước tạo dung dịch có tính axit yếu (axit sunfuhidric) yếu hơn axit H2CO3. H2S + NaOH → NaHS + H2O H2S+ 2NaOH→ Na2S + 2H2O 2 NaOH H S n T n = 1 2 NaHS Na2S 2. Tính khử mạnh ( 2 0 4 6 , , S S S S − + + → ) 2H2S + O2→2S↓ + 2H2O (thiếu oxi) 2H2S + 3O2 →2SO2 + 2H2O (thừa oxi) H2S + 4Cl2 + 4H2O→H2SO4 + 8HCl

Kết luận: H2S có tính axit yếu và tính khử mạnh.

Hoạt động 4: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên – Điều chế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 4. - Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở.

IV. Trạng thái tự nhiên – Điều chế

1. Trạng thái tự nhiên

H2S có trong một số suối nước nóng, trong khí núi lửa, khí thải nhà máy và sinh hoạt, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa.

2. Điều chế

- Trong công nghiệp: không sản xuất H2S.

- Trong phòng thí nghiệm:

FeS + 2HCl→ FeCl2 + H2S↑

Hoạt động 5 : Nghiên cứu tính chất của muối sunfua

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện thảo luận và trình bày các vấn đề trong phiếu học tập số 5. - Cho HS xem E-book trong quá trình thảo luận.

- Tổng kết lại ý, cho HS chép bài.

Thực hiện thảo luận và ghi chép lại. - 1 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác cho ý kiến. - Tổng hợp, ghi chép vào vở. V. Tính chất của muối sunfua

- Tan trong nước và tác dụng với axit là muối sunfua của KL nhóm IA, IIA (trừ Be). - Không tan trong nước, không tác dụng với axit là muối sunfua của 1 số KL nặng (CuS, PbS...).

dụng với axit là muối sunfua của những KL còn lại (ZnS, FeS...).

Chú ý: CdS: màu vàng; CuS, FeS, Ag2S, PbS màu đen.

C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC

1. Củng cố kiến thức

Cho học sinh giải thích: khí H2S nặng hơn không khí và trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra H2S (khí núi lửa, sự phân hủy protein…) nhưng tại sao khí H2S không tích tụ lại trong không khí?

2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu

Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong E-book.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

... ... ... ... ... ... ...

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã trình bày toàn bộ quy trình, cách thức để tạo được E-book Hóa học 10, chương 6 một cách rõ ràng cụ thể.

- Đầu tiên, là tổng quan về chương “Nhóm Oxi – Lưu Huỳnh” để có một cái nhìn khái quát về mục tiêu, nội dung, và phương pháp dạy học chương “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh”.

- Khi thiết kế E-book, người thiết kế cần định hướng đến các yêu cầu sau: + Đối với môn học

+ Đối với học sinh + Đối với giáo viên + Về mặt hình thức

- Qui trình thiết kế E-book: 6 bước

Bước 1: Phân tích, chuẩn bị Bước 2: Xây dựng nội dung Bước 3: Thiết kế E-book

Bước 4: Kiểm tra sản phẩm và ghi đĩa CD Bước 5: Thử nghiệm

Bước 6: Đánh giá – Hoàn thiện E-book

Căn cứ vào tổng quan, định hướng và quy trình trên, chúng tôi đã thiết kế E-book gồm:

- Phần Giới thiệu cách sử dụng E-book, bằng chữ và bằng giọng nói của tác giả.

- Phần Bài học gồm các bài học chương “Nhóm oxi – lưu huỳnh”, có tích hợp rất nhiều hình ảnh, video sinh động, hấp dẫn.

- Phần Bài tập, các bài tập SGK theo bài học, có hướng dẫn giải cụ thể, rõ ràng và bài tập thực tiễn gồm bài tập trắc nghiệm, và câu hỏi tự luận.

- Phần Phương pháp giải, trình bài chi tiết phương pháp giải nhanh các bài tập hóa học, và phương pháp giải các bài tập chương 6.

- Phần Đề kiểm tra, tổng hợp các bài kiểm tra 15’ và 1 tiết, phù hợp với HS theo chương trình nâng cao, ràn luyện cả kỹ năng tự luận và trắc nghiệm.

- Phần Thư giãn gồm 3 nội dung, Thơ - Truyện hóa học, Đố vui và giải Ô chữ rất lí thú và bổ ích.

Như vậy, dựa vào E-book này, HS có thể tự học, tự kiểm tra đánh giá chương “Nhóm Oxi- Lưu huỳnh”. Và GV có thêm tư liệu để dạy học, có thể sử dụng E-Book để thay đổi phương pháp dạy tạo giờ học thêm lí thú, bổ ích.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng của E-book đã thiết kế vào việc dạy học chương 6, Hóa học 10 – nâng cao như sau:

 Tính khả thi

- Tính khả thi được thể hiện qua số lượng HS sử dụng được E-Book để tự học. - Sự phù hợp của E-book đã thiết kế với điều kiện thực tế.

 Tính hiệu quả

- Tính hiệu quả của việc sử dụng E-book được thể hiện qua:

- Kết quả học tập của học sinh được nâng lên (đánh giá qua điểm số bài kiểm tra của HS).

- Nâng cao khả năng tự học (đánh giá qua việc HS báo cáo những nội dung được GV phân công).

- HS hứng thú trong học tập, yêu thích môn học hơn (qua phiếu nhận xét của HS về E-book).

3.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với 398 HS tại khối 10 nâng cao của 4 trường THPT ở Lâm Đồng, Bình Dương, Gia Lai và TPHCM.

Lý do tác giả chọn các trường này làm thực nghiệm:

- Các trường này có chương trình lớp 10 nâng cao.

- Các trường có trang thiết bị dạy học đầy đủ, hầu hết GV và HS đều có máy vi tính để tiến hành dạy và tự học E-book.

Bảng 3.1. Các lớp tham gia thực nghiệm và đối chứng

Lớp TN – ĐC

Sĩ số Lớp

thực tế Trường GV tham gia TN

TN1 40 10A1

THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng Tô Thị Xuân Thu

ĐC1 41 10A5

TN2 39 10A8

THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng Nguyễn Thị Diễm Trang

ĐC2 40 10A9

TN3 40 10A2 THPT Tân Phước Khánh, Bình Dương

Nguyễn Phụng Hiếu

ĐC3 40 10A3

TN4 39 10A7 THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai

Lê Thị Hữu Huyền

ĐC4 38 10A5

TN5 41 10A1

THPT Trần Phú, TPHCM Hoàng Thị Thắm

ĐC5 40 10A2

3.3. Tiến hành thực nghiệm

Bước 1: Tìm hiểu thực tế, chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC tương đương nhau về điểm số môn Hóa học.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.

- Chuẩn bị đĩa CD có chất lượng tốt để chép E-book cùng hướng dẫn sử dụng.

- Giới thiệu sơ lược về hình thức học tập cũng như cách thức kiểm tra đánh giá cho học sinh.

- Soạn các phiếu học tập, đề kiểm tra, phiếu thăm dò ý kiến GV và HS sử dụng E-book.

Bước 3: Gặp GV thực nghiệm

Trao đổi với GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách tiến hành và kế hoạch dạy học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Ở các lớp thực nghiệm: GV và HS sử dụng E-book khi dạy và học.

- Ở các lớp đối chứng: GV và HS sử dụng SGK khi dạy và học.

Bước 4: Kiểm tra

Tiến hành 2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 1 tiết.

- Đối với bài kiểm tra 15’: GV cho HS làm bài kiểm tra ngay sau bài học dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, gồm 10 câu.

- Đối với bài kiểm tra 1 tiết: đúng theo phân phối chương trình, gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan và 3 câu tự luận (tỉ lệ 50%:50%).

Bước 5: Tham khảo ý kiến của GV và HS về E-book

Chúng tôi lấy ý kiến của GV và HS qua phiếu thăm dò để nhận được những phản hồi về hình thức, nội dung, các ưu điểm và hạn chế của E-book.

Bước 6: Thu thập và xử lí kết quả thực nghiệm

Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học, các bước thực hiện như sau:

1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.

* Trung bình cộng ( X ): là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.

1 1 2 2 1 1 2 ... 1 ... k k k i i i k x n x n x n X x n n n n n = + + + = = + + + ∑

Trong đó: n là số học sinh tham gia thực nghiệm. ni là tần số học sinh đạt điểm xi.

* Phương sai (S2 ): đại diện cho tính phân tán của dãy số liệu quan sát. 2 1 1 ( ) 1 k i i i S n x X n = = − − ∑

* Độ lệch chuẩn (S): 1 1 ( ) 1 k i i i S n x X n = = − − ∑

S có giá trị càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.

* Sai số tiêu chuẩn (m): m S

n

=

Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng X ±m

* Hệ số biến thiên (V ): là tham số thống kê cho phép so sánh độ biến thiên của

nhiều mẫu khác nhau ở các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Do đo, hệ số biến thiên được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu sử dụng phần mềm courselab 2 4 thiết kế ebook chương “nhóm oxi – lưu huỳnh” lớp 10 nâng cao (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)