1. Sử dụng phương pháp diễn dịch
Chương “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh” là nhóm nguyên tố được nghiên cứu sau khi đã học các lý thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử…). Vì vậy, GV cần dẫn dắt HS sử dụng phương pháp diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng), từ cấu tạo nguyên tử dự đoán tính chất, ứng dụng và cách điều chế các chất theo sơ đồ:
2. Sử dụng phương pháp so sánh
Là xác định sự giống nhau và khác nhau của sự vật, hiện tượng và những khái niệm phản ánh chúng. So sánh không chỉ giúp tìm ra dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng mà còn tìm ra những dấu hiệu không bản chất thứ yếu của chúng. Có thể so sánh dấu hiệu bên ngoài bằng quan sát trực tiếp, nhưng cũng có thể so sánh những yếu tố bên trong không thể nhận thức trực tiếp được mà phải bằng hoạt động tư duy.
Ví dụ: Khi dạy bài Ozon - Hidropeoxit, yêu cầu HS so sánh tính chất hóa học của oxi và ozon.
Giống nhau: cùng có tính oxi hóa mạnh, do cùng xuất phát từ nguyên tố
oxi có 6 electron lớp ngoài cùng có khả năng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình bền của khí hiếm, độ âm điện lớn 3,44.
C + O2 → CO2
3C + 2O3 → 3CO2
Khác nhau: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2, do O3 có liên kết cho nhận
dễ đứt gãy thành oxi nguyên tử có hoạt tính oxi hóa cao.
− O2 không oxi hóa được Ag ở nhiệt độ thường, nhưng O3 oxi hóa Ag thành Ag2O.
2Ag + O3 → Ag2O + O2
− O2 không oxi hóa được ion I- trong dung dịch, nhưng O3 oxi hóa ion I- thành I2.
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2.
Ví dụ: Khi dạy bài axit H2SO4 ta có thể so sánh với axit HCl đã học ở nhóm Halogen.
3. Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
GV dùng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, hướng dẫn HS suy luận logic, từ đó phát hiện kiến thức mới.
Ví dụ: GV đặt vấn đề: H2S có tính khử hay tính oxi hóa? Vì sao?
HS: từ số oxi hóa của S trong hợp chất H2S là -2, là số oxi hóa thấp nhất của S, nên H2S có tính khử mạnh.
HS: đề nghị những phản ứng mà H2S tham gia, viết phương trình và xác định số oxi hóa biến đổi để khẳng định tính khử mạnh của H2S (tác dụng với oxi, halogen…).
GV: rút ra kết luận H2S có tính khử mạnh.
4. Sử dụng phương pháp trực quan
Các thí nghiệm biểu diễn của GV trong phần này chủ yếu được tiến hành theo hình thức minh họa, để khẳng định những dự đoán về tính chất dựa trên cấu tạo của đơn chất và hợp chất là đúng đắn.
Ví dụ: Trong hiropeoxit, O có số oxi hóa là -1 (số oxi hóa trung gian) nên H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. GV biểu diễn 2 thí nghiệm kiểm chứng :
- H2O2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dd KI, sản phẩm của phản ứng là I2 (làm hồ tinh bột có màu xanh tím).
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH.
- H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với dd KMnO4, trong môi trường axit làm mất màu thuốc tím.
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5O2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O. PPDH này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, phát triển tư duy của HS. Mặt khác, đối với một số tính chất mới mà HS chưa học vẫn có thể khai thác các thí nghiệm dưới dạng nghiên cứu.
5. Kết hợp giáo dục môi trường và kiến thức thực tiễn với nội dung bài học
Các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Khi dạy nội dung này, GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
Một số bài học có thể kết hợp với nội dung giáo dục môi trường. Bài “Oxi” (vai trò của oxi với sự sống). Bài “Ozon - Hidropeoxit” (tác nhân gây thủng tầng ozon). Bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh” (nguyên nhân và tác hại của mưa axit, ứng dụng của axit sunfuric trong công nghiệp).
6. Sử dụng bài tập hóa học
Bài tập hóa học là một phương tiện để tích cực hóa hoạt động của HS. Bài tập hóa học còn có tác dụng ôn luyện củng cố hiệu quả nhất, nó giúp HS có nhiều kỹ năng, khắc sâu những gì mà các em lĩnh hội được đồng thời phát triển tư duy sáng tạo và rèn trí thông minh cho HS.
Ví dụ: Bằng phương pháp hóa học hãy phận biệt các chất khí sau: O2, O3, H2S, HCl.
Hóa chất O2 O3 H2S HCl
dd AgNO3 Không hiện tượng
Không hiện tượng
Kết tủa đen Kết tủa trắng Dd KI/hồ tinh bột Không hiện tượng Dung dịch màu xanh thẫm Đã nhận Đã nhận
Phương trình phản ứng xảy ra:
H2S + 2AgNO3 → Ag2S↓đen + 2HNO3
HCl + AgNO3 → AgCl↓trắng + HCl
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2.
7. Sử dụng phương pháp học tập theo nhóm nhỏ
Học tập theo nhóm nhỏ trong hóa học được thực hiện khi:
- Nhóm HS nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất.
- Thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét một kết luận nào đó. - Cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV giao phó.
Ví dụ: Khi dạy bài một số hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh (phần H2SO4).GV cho HS nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất của axit sunfuric.
Nhóm 1: Nghiên cứu phản ứng Cu + H2SO4 loãng. Nhóm 2: Nghiên cứu phản ứng Cu + H2SO4 đặc, nóng. Nhóm 3: Nghiên cứu phản ứng S + H2SO4 đặc.
Nhóm 4: Nghiên cứu phản ứng H2SO4 đặc + đường sacarozơ. Hoạt động của nhóm (ví dụ nhóm 2) có thể là:
Các thành viên Nhiệm vụ
Nhóm trưởng Phân công điều khiển, báo cáo kết quả của nhóm Thư kí Ghi chép kết quả báo cáo của các thành viên. Thành viên 1 Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nguội
Thành viên 2 Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc và đun nóng Các thành viên Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và rút
ra kết luận
Tóm lại, chương “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh” thuộc phần phi kim, được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm HS đã được nghiên cứu ở THCS, lên THPT được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn và có thể nói dưới một góc độ khác; nếu như ở THCS phần tính chất hóa học có thể sử dụng thí nghiệm nghiên cứu để rút ra kết luận về tính chất hóa học của các phi kim thì lên THPT đi theo tiến trình ngược lại từ vị trí suy ra cấu hình electron, từ cấu hình suy ra CTCT, CTPT của phân tử “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh” và cũng từ cấu hình suy ra tính chất vật lí, tính chất hóa học của các đơn chất, hợp chất “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh” và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng tính chất hóa học.
Chương “Nhóm Oxi – Lưu huỳnh” không khó dạy, được học ngay sau khi khảo sát chương “Nhóm halogen”, HS đã phần nào quen kiểu bài tìm hiểu chất mới vì vậy GV cần ít tốn thời gian vào giải thích các tính chất mà tập trung mở rộng so sánh tính chất với các chất tương ứng trong “Nhóm halogen” để kích thích sự suy nghĩ mày mò của HS, và giúp HS nắm chắc kiến thức, hiểu
bài cặn kẽ. Chương này cũng có nhiều thí nghiệm và nhiều kiến thức thực tiễn, liên quan đến môi trường làm cho HS hứng thú học tập hơn.
2.2. Những định hướng khi thiết kế ebook
Khi thiết kế E-book, người thiết kế cần hướng đến các yêu cầu sau:
2.2.1. Đối với môn học
- E-book cần bám sát nội dung của môn học, cụ thể là hướng vào mục tiêu của từng bài, từng chương, từng phần, đảm bảo kiến thức đầy đủ, chắt lọc, làm rõ trọng tâm và phù hợp với trình độ HS từ cấp độ yếu – trung bình đến khá – giỏi.
- E-book cần có sự đa dạng về thông tin, tránh tính chất hàn lâm, học thuật. Muốn vậy, ngoài đảm bảo lượng kiến thức của môn học, E-book cần nên bổ sung phần thông tin có tác dụng giúp người sử dụng thư giãn đầu óc như giới thiệu một số câu chuyện về các nhà Bác học, giải mã các hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức của môn học…Điều này ngoài ích lợi giúp người học giải tỏa căng thẳng còn giúp HS mở mang tri thức.
- Ngày nay, giáo dục ngoài hướng đến mục tiêu cung cấp kiến thức còn đặt ra vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho HS. Vì vậy E-book của từng môn học cũng phải góp phần thực hiện mục tiêu này của ngành Giáo dục. Để làm được điều đó, nội dung của E-book cần phải gắn với thực tiễn, thể hiện qua phần liên hệ với thực tế đời sống. Ví dụ: E-book giới thiệu ứng dụng hay tác hại của một số chất hóa học ảnh hưởng tới con người, môi trường, xã hội…, từ đó có tác dụng giáo dục HS nhận thức đúng về việc sử dụng hóa chất để vừa phát huy vai trò của nó đối với con người vừa góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội phát triển trong hòa bình – an ninh – thịnh vượng.