Bước 1: Tìm hiểu thực tế, chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC tương đương nhau về điểm số môn Hóa học.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm.
- Chuẩn bị đĩa CD có chất lượng tốt để chép E-book cùng hướng dẫn sử dụng.
- Giới thiệu sơ lược về hình thức học tập cũng như cách thức kiểm tra đánh giá cho học sinh.
- Soạn các phiếu học tập, đề kiểm tra, phiếu thăm dò ý kiến GV và HS sử dụng E-book.
Bước 3: Gặp GV thực nghiệm
Trao đổi với GV tham gia thực nghiệm về mục đích, cách tiến hành và kế hoạch dạy học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Ở các lớp thực nghiệm: GV và HS sử dụng E-book khi dạy và học.
- Ở các lớp đối chứng: GV và HS sử dụng SGK khi dạy và học.
Bước 4: Kiểm tra
Tiến hành 2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 1 tiết.
- Đối với bài kiểm tra 15’: GV cho HS làm bài kiểm tra ngay sau bài học dưới hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, gồm 10 câu.
- Đối với bài kiểm tra 1 tiết: đúng theo phân phối chương trình, gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan và 3 câu tự luận (tỉ lệ 50%:50%).
Bước 5: Tham khảo ý kiến của GV và HS về E-book
Chúng tôi lấy ý kiến của GV và HS qua phiếu thăm dò để nhận được những phản hồi về hình thức, nội dung, các ưu điểm và hạn chế của E-book.
Bước 6: Thu thập và xử lí kết quả thực nghiệm
Xử lí kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học, các bước thực hiện như sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
* Trung bình cộng ( X ): là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.
1 1 2 2 1 1 2 ... 1 ... k k k i i i k x n x n x n X x n n n n n = + + + = = + + + ∑
Trong đó: n là số học sinh tham gia thực nghiệm. ni là tần số học sinh đạt điểm xi.
* Phương sai (S2 ): đại diện cho tính phân tán của dãy số liệu quan sát. 2 1 1 ( ) 1 k i i i S n x X n = = − − ∑
* Độ lệch chuẩn (S): 1 1 ( ) 1 k i i i S n x X n = = − − ∑
S có giá trị càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.
* Sai số tiêu chuẩn (m): m S
n
=
Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng X ±m
* Hệ số biến thiên (V ): là tham số thống kê cho phép so sánh độ biến thiên của
nhiều mẫu khác nhau ở các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Do đo, hệ số biến thiên được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả nghiên cứu.
.100%
S V
X
=
* Đại lượng kiểm định Student (t):
2 2 ( ) ( ) TN DC TN DC n t x x S S = − +
Với n là số HS của nhóm thực nghiệm.
- Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷ 0,05). Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị tα,k với độ lệch tự do k = n1 + n2 – 2.
- Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữa xTN và xDC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.
- Nếu t < tα,k thì sự khác nhau giữa xTN và xDC là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.